Nhóm biện pháp liên quan đến cung cầu thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt (Trang 83 - 89)

3.1.1.1. Tăng vn và m rng mng lưới phát trin thương hiu và v thế

trên th trường

Chủđộng tăng vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn nội bộ để

chủđộng vượt qua những cú sốc thanh khoản đơn lẻ cũng như hệ thống. Ngân hàng cần phải không ngừng tăng vốn nội bộ để đảm bảo thanh khoản, nâng cao tín nhiệm với mục đích cuối cùng là lợi nhuận cao và đáp ứng vốn cho nền kinh tế. Không đợi chính sách của NHNN mà các ngân hàng nên chủ động huy động nguồn vốn nội bộ, thực hiện các nghiệp vụ mua, bán phù hợp

để tăng khả năng cạnh tranh.

Nâng cao hoạt động của các chi nhánh, phòng giao dịch nhằm hạn chế

những đơn vị hoạt động không hiệu quả, có biện pháp như thay đổi nhân sự

chủ chốt, thay đổi địa điểm, thay đổi khách hàng mục tiêu của từng chi nhánh, phòng giao dịch hoặc có các biện pháp đóng cửa những phòng giao dịch hoạt

Nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa các sản phẩm và có các chiến lược marketing phù hợp nhằm đưa thương hiệu NHTMCP Nam Việt

đến với tất cả người dân. Nhằm nâng cao niềm tin của khách hàng đối với NHTMCP Nam Việt để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư – TCKT với chi phí hợp lý.

3.1.1.2. Cơ cu li tài sn n và tài sn có cho phù hp, cn đa dng hóa ngun huy động và hn chế cho vay vào các lĩnh vc nhy cm và ri ro

™Cân đối cơ cu và t trng tài sn n, tài sn có cho phù hp vi năng lc

Đây là việc cực kỳ quan trọng trong giữ vững thanh khoản cho ngân hàng, chủđộng thiết lập danh mục đầu tư của riêng mình đểđáp ứng nhu cầu thanh khoản trong tương lai cũng như hoạt động hiệu quả. Nên nắm giữ hợp lý tài sản thanh khoản, không nên đầu tư quá nhiều vào các khoản vay dài hạn trong khi tin tưởng mù quán vào thị trường liên ngân hàng. Cụ thể, thường xuyên đánh giá tỉ số khả năng chịu đựng thanh khoản của ngành và bản thân

để không vượt quá khả năng chịu đựng thanh khoản của ngành.

Thực hiện cơ cấu huy động và cho vay, đặt ra một tỷ lệ phù hợp về huy

động ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn, điều chỉnh tỷ lệ huy động từ dân cư

và từ các tổ chức kinh tế (thị trường 1) và tỷ lệ tham gia thị trường liên Ngân hàng (thị trường 2).

Xem xét ưu tiên phát hành các giấy tờ có giá cho nghiệp vụ huy động vì các loại giấy tờ này đảm bảo cho Ngân hàng có nguồn vốn ổn định, không biến động thường xuyên như tiền gửi thông thường.

Hạn chế cho vay tập trung vào một số khách hàng lớn, hạn chế tín dụng vào một số ngành nghề hay địa phương cụ thể, đa dạng khách hàng và ngành nghềđể tối ưu hóa và hạn chế rủi ro danh mục cho vay. Hạn chế cho vay vào

những lĩnh vực có độ rủi ro và có tính đầu cơ cao như chứng khoán, bất động sản.

Nghiêm túc thực hiện các Quy định về dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh khoản của NHNN.

Ưu tiên đầu tư vào các tài sản dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt một cách nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo có hiệu quả kinh doanh.

Hoàn thiện cơ chế huy động và cho vay, công tác thẩm định trước khi cho vay cần được chú trọng. Một sự thận trọng là không thừa trong công tác này, nhất là đối với những khoản vay dài hạn. NHTM cũng cần phát triển công nghệ, chu trình để công tác cho vay hiệu quả. Thường xuyên theo dõi các khoản vay để có giải pháp kịp thời nếu xảy ra tình huống xấu.

Thực hiện việc quản lý tốt chất lượng tín dụng, kỳ hạn tín dụng, rủi ro lãi suất và khe hở lãi suất:

Giảm tối thiểu tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn, đặc biệt nợ của nhóm khách hàng liên quan tại ngân hàng. Có kế hoạch tìm hiểu khách hàng và dự trù cho những tình huống xấu nhất.

™Qun lý tt cht lượng tín dng, k hn tín dng

Giảm tối thiểu tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn, có kế hoạch tìm hiểu khách hàng và dự trù cho những tình huống xấu nhất.

Cần thiết đưa ra một tỷ lệ nhất định về việc lấy nguồn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn phù hợp với từng Ngân hàng, từng thời kỳ, tránh tỷ lệ quá cao dẫn đến mất an toàn thanh khoản.

Có những sản phẩm, dịch vụ phù hợp cho từng loại khách hàng nhằm giữ chân khách hàng cũ và tránh tình trạng rút tiết kiệm trước hạn gây khó khăn cho việc cân đối kỳ hạn huy động và cho vay.

Hoàn thiện các quy chế, quy trình để giải quyết một cách khoa học và hiệu quả bài toán cân đối kỳ hạn, hạn chế rủi ro lãi suất và khe hở lãi suất.

Phát hành các loại giấy tờ có giá có thời hạn dài nhằm huy động nguồn vốn trung dài hạn và ổn định.

Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa dịch vụ chăm sóc khách hàng. Việc chăm sóc tốt sẽ giúp ngân hàng giữ chân được khách hàng, đồng thời có thể

xác định được trước thời hạn và số tiền mà khách hàng sẽ rút. Như vậy, các ngân hàng sẽ chủđộng hơn trong công tác huy động nguồn vốn.

3.1.1.3. Hoàn thin và nâng cao cht lượng h thng kim soát

Cần có một hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp cho qui trình quản lý rủi ro về khả năng thanh khoản. Một thành phần cơ sở của hệ thống kiểm soát nội bộ là việc đánh giá và xem xét một cách độc lập tính hiệu quả của hệ thống và

đảm bảo là việc kiểm soát nội bộ được tăng cường hoặc chỉnh sửa khi cần thiết. Kết quả của những đánh giá này cần được cung cấp cho các cơ quan giám sát.

Phải xem quản trị rủi ro thanh khoản là một ưu tiên hàng đầu trong hoạt

động kinh doanh của ngân hàng bằng cách nâng cao năng lực quản trị của ban

điều hành, nâng cao năng lực hoạch định và dự báo để có kế hoạch chủ động

đối phó kịp thời.

Hoạt động kinh doanh ngân hàng rất nhạy cảm, có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp và các cá nhân. Khi một ngân hàng gặp phải rủi ro lớn, có thể dẫn tới việc người gửi tiền ở ngân hàng hoang mang lo sợ và kéo nhau ồ ạt đến rút tiền ở ngân hàng, làm cho không chỉ ngân hàng gặp rủi ro mà cả hệ thống ngân hàng gặp khó khăn, nền kinh tế - xã hội mất ổn định. Bởi vậy, tiếp tục bổ sung, điều chỉnh chính sách, xây dựng, hoàn thiện các quy trình quản trị

rủi ro, xây dựng các phương án dự trù thanh khoản cho tình hướng xấu nhất có thể xảy ra, hoàn thiện tổ chức và hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ là

các vấn đề cần phải được chú trọng, để tạo niềm tin cho khách hàng, công chúng trong bối cảnh hiện nay.

Hệ thống quản trị rủi ro tín dụng cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng phân tích khách hàng, xếp hạng tín dụng, hệ thống phê duyệt và kiểm soát tín dụng. Vận dụng một cách có hiệu quả các mô hình lượng hoá rủi ro tín dụng đã được áp dụng trên thế giới để tạo công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc ra quyết định tín dụng đúng đắn.

Tiếp tục cải tiến các mô hình quản trị rủi ro thị trường (hệ thống theo dõi và kiểm soát thanh khoản, rủi ro lãi suất và rủi ro ngoại hối) theo hướng tiên tiến và hiện đại. Hình thành cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc phân tích, quản trị rủi ro, ứng dụng công nghệ, sử dụng các phương pháp đo lường rủi ro hiện đại đảm bảo đưa ra những quyết sách điều hành phòng ngừa và hạn chế

rủi ro thích hợp, nhanh nhạy, chi phí thấp và hiệu quả cao.

Đi liền với quản trị rủi ro là hoạt động của hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ. Hệ thống này của Ngân hàng cần bảo đảm mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả. Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ không chỉ dừng ở công tác hậu kiểm, dưới hình thức tổ chức từng đợt kiểm tra, phát hiện những sai phạm đã phát sinh, mà cần nâng cao khả năng phát hiện, ngăn ngừa và quản trị rủi ro. Ngoài ra cần nâng cao vai trò của Bộ phận kiểm toán nội bộ, thực hiện đánh giá độc lập về hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ, đưa ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ ở

ngân hàng.

Có sự cân đối về nhân sự giữa bộ phận kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ. Cần thiết phải điều động thêm nhân sự cho công tác kiểm toán nội bộ

và kiểm soát nội bộ theo đúng tinh thần Thông tư 44/2011/TT-NHNN quy

định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Xây dựng các kế hoạch kiểm tra chi tiết và cụ thể hơn đối với từng phòng ban, bởi lẽ mỗi đơn vị phòng ban nghiệp vụ có những điểm nhấn khác nhau, đặc thù khác nhau nên cần đề ra phương thức, kế hoạch cụ thể nhằm đạt

được kết quả tốt nhất.

Các quy trình và quy chế hoạt động của phòng kiểm soát nội bộ cần phải được đổi mới, cập nhật cho phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành. Đặc biệt chú trọng việc xây dựng các quy trình kiểm tra đối với việc

đáp ứng các tỷ lệđảm bảo an toàn theo quy định của NHNN.

3.1.1.4. Tuân th các quy định cht ch ca NHNN

Việc tuân thủ các quy định NHNN là hết sức cần thiết và đặt biệt ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Chẳng hạn việc tuân thủ các quy định về

dự trữ bắt buộc, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, tỷ lệ vốn tối thiểu hay tỷ lệ khả năng chi trả, không cho vay mới để trả nợ cũ với mục đích che giấu nợ cũ... Tránh tình trạng sử dụng các chiêu thức làm đẹp số liệu nhằm đánh lừa người xem báo cáo, đánh lừa cơ quan quản lý.

Hiện nay, một số TCTD không thống nhất về số liệu báo cáo, có những chỉ tiêu, số liệu không trùng khớp giữa các phòng ban. Cụ thể như tỷ lệ nợ

xấu, việc trích lập dự phòng...Khi cần mở rộng mạng lưới chi nhánh thì các TCTD này báo cáo tỷ lệ nợ xấu rất thấp, đã trích lập dự phòng... nhưng khi cơ

quan Nhà nước tiến hành đối chiếu số liệu thì hoàn toàn trái ngược. Vì vậy, việc tuân thủ các quy định của NHNN cần được quan tâm hơn nữa. Hệ thống NHTMCP nói chung và NHTMCP Nam Việt nói riêng cần nhìn nhận rõ việc tuân thủ các quy định của NHNN mục đích là đảm bảo ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả. Có như vậy, ngân hàng mới đưa hoạt động của ngân hàng vềđúng quy định của NHNN và phù hợp với quy luật thị trường.

Xây dựng hệ thống cảnh báo đối với từng hoạt động nghiệp vụ, từng chỉ số nhằm dự báo những khó khăn, rủi ro có thể xảy ra một cách nhanh chóng và cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt (Trang 83 - 89)