Nuôi dưỡng rừng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng trưởng định kỳ và cấu trúc của rừng lá rộng thường xanh ở khu vực kon hà nừng gia lai (Trang 72 - 73)

Đối tượng rừng đề tài nghiên cứu tập trung chủ yếu trạng thái IIIB, IV

trên đai cao 800m-1200m, cho nên trên cơ sở cấu trúc định hướng xây dựng

cho nhóm loài và lâm phần các đối tượng này có thể điều tiết như sau:

* Đối với rừng phục hồi tự nhiên: so sánh phân bố N-D1.3thực nghiệm cấu

trúc N-D1.3 định hướng trong phạm vi đường kính giới hạn, xác định số cây

chặt, số cây chừa ở từng cấp kính.

* Đối với rừng qua khai thác chọn không hợp lý: đặc điểm của đối tượng rừng này là cấu trúc bị phá vỡ hoàn toàn, cấu trúc số cây theo cấp kính N-

D1.3biến động nhiều đỉnh. Phân bố N-D1.3 thực nghiệm sẽ rất khác so với cấu

trúc định hướng do đó không thể điều chỉnh cấu trúc về cấu trúc định hướng ngay trong lần chặt đầu tiên. Đối tượng này điều chỉnh đồng dạng với cấu trúc N-D1.3định hướng.

Thời gian nuôi dưỡng xác định theo công thức sau:

T=Error! (5.2)

Trong đó: T là thời gian cần thiết để nuôi dưỡng rừng

MĐHlà trữ lượng rừng theo cấu trúc định hướng.

MHTlà trữ lượng rừng hiện tại. * Các nội dung chính trong nuôi dường rừng:

- Loại bỏ cây kém giá trị kinh tế nhưng có khả năng đạt cấp kính lớn, chiếm dụng không gian dinh dưỡng của lớp cây tầng dưới(Đa, si, ngát...)

- Loại bỏ cây kém giá trị kinh tế không có khả năng đạt cấp kính tối thiểu khai thác nhưng đã thành thục gây ứ đọng tầng tán, lấn át không gian cây tái sinh mục đích như Nhọc, San hô, Vải rừng Ràng ràng...

- Loại bỏ cây có hại, kém giá trị kinh tế, sâu bênh, cong queo, hoại sinh, thắt nghẹt chèn ép cây nuôi dưỡng.

- Cường độ có thể không định trước tuy nhiên phải dựa vào cấu trúc định hướng và quy trình quy phạm khai thác do Bộ ban hành tạo cấu trúc hợp lý (đồng dạng với cấu trúc định hướng).

Nhất thiết phải giữ lại cây gieo giống. Xung quanh cây gieo giống chặt bỏ cây phụ trợ, cây giao tán, luỗng phát dây leo thảm tươi tạo điều kiện thuận lợi cho tái sinh tự nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng trưởng định kỳ và cấu trúc của rừng lá rộng thường xanh ở khu vực kon hà nừng gia lai (Trang 72 - 73)