Biểu diễn quan hệ giữa chỉ tiêu hình dạng với đường kính ngang ngực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng trưởng định kỳ và cấu trúc của rừng lá rộng thường xanh ở khu vực kon hà nừng gia lai (Trang 51 - 53)

4.3 cấu trúc rừng

Cấu trúc rừng là quy luật sắp xếp tổ hợp của các thành phần cấu tạo nên quần thể thực vật rừng theo không gian và thời gian, theo Phùng Ngọc Lan[37] Cấu trúc rừng bao gồm: Cấu trúc sinh thái, cấu trúc hình thái và cấu trúc thời gian.

Theo Richards[62], rừng mưa hỗn hợp là đặc trưng điển hình phổ biến của rừng mưa, có tổ thành lồi cây phức tạp nhất, trong đó khơng có một lồi nào chiếm ưu thế, tỷ lệ những lồi cây có giá trị phù hợp với mục đích kinh doanh thường rất thấp, hơn nữa phân bố rất phân tán. Phương pháp chung xử lý rừng mưa là đơn giản hóa tổ thành và giảm sự chênh lệch cấp tuổi của các loài cây trong quần thể như vậy nghiên cứu rừng tự nhiên nhiệt đới làm cơ sở đề xuất

0,36 0,365 0,37 0,375 0,38 0,385 0,39 0,395 0,4 0,405 0 20 40 60 80 100 D1.3 f1.3 Nhóm I Nhóm II

các giải pháp kỹ thuật lâm sinh thì cấu trúc rừng là một nội dung khơng thể thiếu được, nó có ý nghĩa lớn lao cả về lý luận lẫn thực tiễn.

Với mục tiêu nghiên cứu đưa ra các chỉ tiêu, thông số tăng trưởng định kỳ của các nhóm lồi phục vụ tổ chức khơng gian và thời gian trong điều chế, xây dựng một số cấu trúc định hướng theo nhóm lồi đồng nhất về tăng trưởng trong khu vực nghiên cứu làm cơ sở đề xuất các giải pháp lâm sinh cơ bản trong khai thác ni dưỡng rừng cho các nhóm lồi, đề tài giới hạn chỉ

nghiên cứu cấu trúc phân bố số cây theo cỡ kính (N-D1.3) cho lâm phần và

cho các nhóm lồi đồng nhất tăng trưởng.

4.3.1 Phân bố số cây theo cấp kính (N-D1.3) của lâm phần và các nhóm

lồi đồng nhất tăng trưởng:

Phân bố số cây theo cấp kính được xem là một trong những cơ sở quan trọng nhất của quy luật kết cấu lâm phần. Quy luật cấu trúc số cây theo cấp kính được xem xét kỹ bởi lẽ đường kính là nhân tố quan trọng cấu thành thể tích thân cây, là cơ sở xác định trữ sản lượng của lâm phần. Thông qua quy luật cấu trúc N-D1.3 trong q trình kinh doanh, con người có thể điều tiết hợp lý, xác định vốn rừng để lại, trữ lượng khai thác, cường độ khai thác, luân kỳ... đảm bảo sản xuất liên tục ổn định. Đồng thời đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp cho các đối tượng rừng trước đây đã bị lạm dụng quá mức, không quy tắc - điều tiết rừng theo hướng cấu trúc ổn định, bền vững đảm bảo kinh doanh lợi dụng tổng hợp tài nguyên rừng.

4.3.1.1 Phân bố số cây theo cấp kính của tổng thể

Từ số liệu gộp ô tiêu chuẩn và quy ra ha ở mục 4.1.1.1, tiến hành phân tích phân bố thực nghiệm N-D1.3 của cây có D1.310cm, cự ly cấp kính 10cm

nhận thấy cấu trúc có dạng giảm, xuất hiện đỉnh ở cấp kính lớn (40cm-50cm). Phân bố N-D1.3 của rừng hỗn loài khác tuổi được biểu thị bằng các mơ hình tốn học bởi nhiều tác giả trong và ngoài nước. Đề tài tiến hành mô

phỏng phân bố thực nghiệm N-D1.3 theo 4 dạng phân bố lý thuyết: Khoảng cách, Hình học, Mayer và Weibull. Kết quả cụ thể trình bày ở biểu (4.9).

Biểu 4- 9 Kết quả mơ hình hố cấu trúc tầng số n-d1.3

Dạng hàm     t 0.05 kết luận Weibull 1,2 - 0,027 - 8,28 12,6 H+ 0 Hình Học 0,58 - - - 29,1 12,6 H- 0 Mayer 1325 0,1 - - 122 9,49 H- 0 Khoảng cách 0,54 - - 0,4 17,6 11,1 H- 0

Kết quả biểu (4-9) cho thấy phân bố Weibull với =1,2 và =0,027 biểu

thị tốt cho phân bố N-D1.3 của tổng thể giả thuyết được chấp nhận với =0,05.

Hàm mật độ xác suất lập được có dạng:

f(x) = 0.033*(x-xmin)0.2.exp(-0.027*(x-xmin)1.2) (4.40)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng trưởng định kỳ và cấu trúc của rừng lá rộng thường xanh ở khu vực kon hà nừng gia lai (Trang 51 - 53)