Xuất đối với ngân hàng thƣơng mại

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 78 - 79)

5. KẾT LUẬN, ĐẾ XUẤT VÀ ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƢƠNG

5.2.2 xuất đối với ngân hàng thƣơng mại

Đối với các ngân hàng, để có thể thu hút cổ đông nƣớc ngoài thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều đầu tiên các ngân hàng nên quan tâm. Để tăng hiệu quả kinh doanh, các ngân hàng cần tập trung đầu tƣ công nghệ kĩ thuật hiện đại, đa dạng hóa các loại sản phẩm đồng thời quan tâm hơn đến việc tạo dựng thƣơng hiệu. Thƣơng hiệu của ngân hàng có thể đƣợc xây dựng thông qua nhiều cách nhƣ hình ảnh làm việc chuyên nghiệp, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, cơ sở hạ tầng hiện đại… Ngoài ra, để có thể thực hiện những việc nêu trên một các tốt nhất, ngân hàng cũng nên chú trọng phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là cán bộ tín dụng, đồng thời tăng cƣờng giám sát cán bộ quản lí và xử lí nghiêm khắc các trƣờng hợp vi phạm qui định của ngân hàng.

Thứ hai, xây dựng hệ thống thông tin minh bạch cũng là một trong những vấn đề cần đƣợc ngân hàng quan tâm trong việc thu hút đầu tƣ. Các báo cáo của ngân hàng (báo cáo tài chính, báo cáo thƣờng niên…) phải đƣợc thực hiện một cách rõ ràng, cụ thể, thống nhất nhằm giúp cho các cổ đông nói chung và cổ đông nƣớc ngoài nói riêng có thể dễ dàng nắm bắt đƣợc tình hình hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra, các ngân hàng cần lƣu tâm hơn đến hoạt động kiểm soát nội bộ. Điều này có thể mang lại cho nhà quản trị một cái nhìn chính xác về tình hình của ngân hàng để từ đó đề ra những biện pháp phù hợp nhằm phát huy điểm mạnh và giải quyết những hạn chế của ngân hàng.

Hiện này nhà nƣớc ta đang khuyến khích các ngân hàng nhỏ, thanh khoản yếu hợp nhất sáp nhập với các ngân hàng lớn nhằm tăng qui mô của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên thông qua kết quả của mô hình, chúng tôi có một lƣu ý rằng qui mô của ngân hàng lớn là điều cần thiết nhƣng phải tƣơng thích với tình hình phát triển kinh tế của quốc gia. Nếu qui mô quá lớn có thể làm cho ngân hàng khó tránh khỏi những rủi ro hệ thống khi nền kinh tế có biến cố theo Vallascas, Keasey (2012). Chính vì thế, khi thực hiện quá trình hợp nhất sáp nhập các ngân hàng nhà nƣớc nên lƣu ý đến vấn đề này.

Sự tập trung sở hữu cũng có ảnh hƣởng đến rủi ro của ngân hàng. Thông thƣờng, cổ đông chiến lƣợc thƣờng là những cá nhân, tổ chức có tỉ lệ cổ phần lớn nhất nên sẽ có quyền lực

rất lớn trong việc quản lí, giám sát các hoạt động của ngân hàng. Chính vì thế, để hạn chế rủi ro, các ngân hàng nên quan tâm đến vấn đề thu hút những cổ đông trong và ngoài nƣớc có tiềm lực kinh tế mạnh, ổn định và nên đặc biệt chú ý đến các cổ đông là cá nhân. Các cổ đông này có thể giúp ngân hàng nâng cao công nghệ kĩ thuật, tham gia vào quá trình hoạch định chiến lƣợc cho ngân hàng, giúp đỡ ngân hàng về mặt tài chính đồng thời các cổ đông là cá nhân thƣờng ngại chấp nhận rủi ro theo Andersonet (2003), từ đó có thể dẫn đến rủi ro của ngân hàng giảm.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)