2. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ RỦI RO CỦA NGÂN
2.3.4 Các nghiên cứu về rủi ro mất khả năng thanh toán trƣớc đây
Nghiên cứu tác động của qui định về an toàn vốn, Shu Ling Lin, Jack H.W.Penm, Shang- Chi Gong và Chinh-Shan Chang (2005) sau khi lấy mẫu là 40 ngân hàng ở Trung Quốc đã nhận thấy rằng trƣớc khi ban hành những qui định mới về an toàn vốn (trƣớc năm 1998) tỉ lệ an toàn vốn và rủi ro mất khả năng thanh toán ở các ngân hàng có mối quan hệ ngƣợc chiều, trong khi đó, mối quan hệ này thay đổi khi các qui định mới ban hành. Kết quả thực nghiệm đã cho thấy rằng yêu cầu an toàn vốn càng cao thì rủi ro mất khả năng thanh khoản cũng càng cao. Hay nói cách khác khi những qui định quản lý an toàn vốn càng khắt khe thì ngân hàng sẽ có xu hƣớng chấp nhận rủi ro nhiều hơn và cũng đồng nghĩa với việc dễ dàng bị tổn thƣơng hơn. Điều này cũng đã đƣợc chứng minh bởi nhiều
nghiên cứu trƣớc nhƣ Kahane (1997), Koehn và Santomero (1980), Kim và Santomero(1988), Chen (1993). Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy qui mô tài sản và chỉ số rủi ro mất khả năng thanh khoản có mối quan hệ cùng chiều sau khi qui định mới đƣợc thực hiện và ngƣợc lại trong khoảng thời gian trƣớc đó.
Theo Rivard và Thomas (1997), khi rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng càng cao thì lợi nhuận của nó sẽ càng thấp. Chính vì thế, nếu các ngân hàng muốn giảm thiểu rủi ro này sẽ cần phải mở rộng phạm vi hoạt động, cố gắng đa dạng hóa các sản phẩm làm doanh thu tăng trƣởng và hạn chế sự biến động của lợi nhuận.
Thông qua việc sử dụng mô hình hồi qui logistic trên 400 ngân hàng từ năm 1987 đến năm 1993, Laitinen (2000) đã cho thấy tỉ lệ tiền mặt trên tổng tài sản, dòng tiền trên tổng tài sản, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đều có ảnh hƣởng đến rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng.