Xuất đối với cơ quan quản lí

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 76 - 78)

5. KẾT LUẬN, ĐẾ XUẤT VÀ ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƢƠNG

5.2.1 xuất đối với cơ quan quản lí

Theo kết quả, chúng tôi nhận thấy rằng việc có sở hữu của cổ đông nƣớc ngoài đóng một vai trò quan trọng đến rủi ro của ngân hàng thƣơng mại. Chính vì thế, cơ quan quản lí nói chung và ngân hàng nói riêng cần có những chính sách thiết thực nhằm nâng cao khả năng thu hút nguồn vốn từ các cổ đông nƣớc ngoài nhƣng vẫn phải đi đôi với những qui định hạn chế về tỉ lệ nắm giữ cổ phần.

Đối với cơ quan quản lý, để thu hút nguồn đầu tƣ nƣớc ngoài, việc cấp thiết cần thực hiện chính là xây dựng một khung pháp lý chặt chẽ và rõ ràng hơn, nhƣ gia tăng khung hình phạt đối với các hành vi cố ý vi phạm những qui định về sở hữu, xử lí mạnh các trƣờng hợp không đảm bảo những qui định về cho vay làm dẫn đến nợ xấu trong hệ thống. Những hành động này của nhà nƣớc sẽ góp phần đảm bảo môi trƣờng công bằng cho các tổ chức tín dụng nói chung và các ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh việc đề ra những chính sách nhằm thu hút nguồn vốn nƣớc ngoài, nhà nƣớc ta vẫn cần có những qui định hạn chế tỉ lệ nắm giữa cổ phần cũng nhƣ thời gian đƣợc phép rút vốn của các cổ đông nƣớc ngoài, do sở hữu nƣớc ngoài quá lớn sẽ có thể làm gia tăng rủi ro của ngân hàng và việc rút vốn quá nhanh hoặc quá bất ngờ có thể làm ảnh hƣởng đến tình hình tài chính của hệ thống.

Không chỉ xây dựng khung pháp lí, để thu hút đƣợc đầu tƣ nƣớc ngoài nhà nƣớc ta cần tạo ra một môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh bằng cách hạn chế tình trạng thông tin bất cấn xứng thông qua việc cho phép thành lập thêm một số tổ chức cung cấp dịch vụ thông tin tín dụng bên cạnh CIC và PCB hiện nay. Việc cạnh trạnh của nhiều tổ chức thông tin tín dụng sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng thông tin của hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, cơ quan quản lí cần có các biện pháp thúc đẩy tiến trình IPO của ngân hàng để thông tin đến với các cổ đông đƣợc minh bạch hơn và hạn chế đƣợc tình trạng sở hữu chéo.

Bên cạnh đó, nhà nƣớc ta cần chú ý đẩy mạnh giám sát tình hình hoạt động của các ngân hàng thông qua việc thực hiện điều tra thƣờng xuyên hơn với những qui trình kiểm tra sâu và chặt chẽ hơn. Sự thắt chặt quá trình điều tra sẽ giúp nhà nƣớc có thể phát hiện những vấn đề còn tồn đọng ẩn phía sau hoạt động của ngân hàng (tham nhũng, lừa gạt, sở hữu chéo…) để từ đó đƣa ra những biện pháp xử lí phù hợp, góp phần làm trong sạch hệ thống ngân hàng và tạo dựng một vị thế của ngành ngân hàng Việt Nam trong mắt các cổ đông nƣớc ngoài.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)