Nguyên nhân của rủi ro mất khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 26 - 28)

2. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ RỦI RO CỦA NGÂN

2.3.2 Nguyên nhân của rủi ro mất khả năng thanh toán

Do tính đặc thù về kinh tế, việc mất khả năng thanh toán của ngân hàng không phải lúc nào cũng có thể xảy ra trừ trƣờng hợp các yếu tố gây rủi ro tác động liên tục trong một thời gian dài hoặc xảy ra bất ngờ khiến các ngân hàng chƣa kịp có kế hoạch hành động. Nguyên nhân thƣờng đƣợc đề cập chính là trƣờng hợp ngân hàng mắc phải những tin đồn thất thiệt, gây tâm lý hoang mang cho ngƣời gửi tiền dẫn đến hành động rút tiền ào ạt, ảnh hƣởng đến thanh khoản của ngân hàng. Điển hình nhƣ trƣờng hợp của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu năm 2003, khi rộ lên tin đồn tổng giám đốc bỏ trốn, ngƣời dân đã kéo nhau đến các trụ sở của ngân hàng này để rút tiền khiến ngân hàng rơi vào tình trạng thanh khoản kém. Nhƣ vậy nếu tình trạng này xảy trong một thời gian dài và

ngân hàng lúc này không có sẵn một lƣợng tiền mặt đủ lớn hoặc không tuân thủ các qui định về dự trữ bắt buộc chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, dẫn đến sự tê liệt trong hoạt động, cuối cùng phải đi đến việc sáp nhập, hợp nhất. Hơn nữa, các ngân hàng nói chung và ở Việt Nam nói riêng có mối quan hệ sở hữu chéo rất phức tạp, việc một ngân hàng mất khả năng thanh toán đôi khi có thể ảnh hƣởng đến hoạt động thanh toán của các ngân hàng liên quan đặc biệt là những ngân hàng nhỏ, tiềm lực tài chính còn yếu. Bên cạnh đó, qua những phân tích trên , chúng ta có thể thấy rằng , ở một khía cạnh nào đó, rủi ro thanh khoản và rủi ro mất khả năng thanh toán có thể có mối quan hệ với nhau.

Một nguyên nhân khác gây ra rủi ro mất khả năng thanh toán cho các ngân hàng thƣờng bắt nguồn từ việc các cá nhân, tổ chức vay vốn của ngân hàng không hoàn trả vốn gốc và lãi đúng hạn hoặc bị phá sản, không còn khả năng chi trả khiến tài sản của ngân hàng lúc này thấp hơn so với những khoản nợ phải trả. Việc không thu hồi đƣợc các khoản nợ có thể từ các yếu tố khách quan nhƣ rủi ro thiên tai, hỏa hoạn khiến các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản hoặc yếu tố chủ quan từ phía ngân hàng khi thực hiện các nghiệp vụ thẩm định lỏng lẻo nhƣ theo Campell (2007) rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng có mối liên hệ với tỉ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ. Cuối cùng về lâu dài nếu không có biện pháp khắc phục sẽ dẫn đến việc ngân hàng không đủ nguồn lực tài chính để hoàn trả các khoản nợ đã vay.

Năng lực quản lý kém tuy ít khi dẫn đến rủi ro mất khả năng thanh toán ở các ngân hàng nhƣng trong một số trƣờng hợp, đặc biệt với các ngân hàng nhỏ, sức cạnh tranh trong thị trƣờng còn yếu, rủi ro này vẫn có thể xảy ra. Ngân hàng là một ngành rất nhạy cảm với yếu tố tâm lý. Khi một ngân hàng bị cho là có năng lực điều hành kém và qui mô vốn nhỏ sẽ rất khó để thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn và cho vay. Chính vì thế xét trong thời gian dài, hoạt động kinh doanh của ngân hàng này sẽ gặp nhiều khó khăn dẫn đến thua lỗ, cuối cùng sẽ không còn đủ khả năng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)