2. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ RỦI RO CỦA NGÂN
2.4 Tổng quan các bài nghiên cứu trƣớc đây về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và
và rủi ro của ngân hàng
Các nghiên cứu về cấu trúc sở hữu ngân hàng đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ vào những năm 90 của thế kỷ trƣớc, chứng tỏ ảnh hƣởng quan trọng của nó đến hoạt động của hệ thống ngân hàng nói riêng và cả nền kinh tế nói chung.
Một số bài nghiên cứu không những đo lƣờng mối quan hệ của cấu trúc ngân hàng và các yếu tổ ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của chúng mà còn đặt vào một số giai đoạn nhất định, chứng tỏ sự ảnh hƣởng của các sự kiện kinh tế toàn cấu đến mối quan hệ đó. Đầu tiên là nghiên cứu của Suanders, A., Strock, E. và Travlos , N. (1990), nhóm tác giả đã nghiên cứu sự ảnh hƣởng của cấu trúc sở hữu đến việc chấp nhận rủi ro trong thời kỳ các khung pháp lý đang đƣợc dở bỏ (1979-1982). Bài nghiên cứu tập trung vào hai đối tƣợng chính là ngân hàng mà những nhà quản trị chỉ nắm số ít cổ phần, hoạt động với phƣơng thức là tối đa hóa lợi nhuận của họ và ngân hàng mà những nhà quản trị nắm giữ số lƣợng lớn cổ phần và phƣơng thức hoạt động là tối đa hóa lợi nhuận cổ đông. Tác giả đã đƣa ra kết luận rằng loại hình ngân hàng thứ nhất chấp nhận rủi ro cao hơn loại hình
thứ hai và nó càng thể hiện rõ hơn trong giai đoạn các đạo luật đang đƣợc bãi bỏ vào giai đoạn 1979-1982. Tiếp theo cũng nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc và rủi ro của ngân hàng nhƣng trong giai đoạn khủng hoảng tài chính châu Á và thay đổi đối tƣợng nghiên cứu sang ngân hàng quốc doanh và ngân hàng tƣ nhân, nhóm tác giả M.M., Guo, L., Khaksari, S ., và Tehranian , H.(2010) đã tìm ra đƣợc rằng trƣớc năm 2001, mô hình ngân hàng quốc doanh có khả năng sinh lợi kém hơn, nguồn vốn ít hơn và rủi ro tín dụng cao hơn so với ngân hàng tƣ nhân. Điều này còn thể hiện rõ hơn vì sự can thiệp của chính phủ và các chính sách chính trị nhiều hơn. Hơn nữa, từ năm 1997 đến năm 2000, bốn năm sau khi cuộc khủng hoảng bắt đầu sự suy giảm trong lợi nhuận từ dòng tiền, nguồn vốn và chất lƣợng tín dụng của ngân hàng quốc doanh lớn hơn rất nhiều so với ngân hàng tƣ nhân đặc biệt là các quốc gia bị ảnh hƣởng nặng của cuộc khủng hoảng. Tuy vậy đến giai đoạn năm 2001-2007 sự khác biệt trong hiệu quả kinh doanh của ngân hàng quốc doanh và ngân hàng tƣ nhân đã đƣợc giảm đi đáng kể, cụ thể là trong thu nhập từ dòng tiền, nguồn vốn và nợ xấu. Nhƣ vậy chúng ta thấy đƣợc rằng ảnh hƣởng của cấu trúc sở hữu lên rủi ro cũng nhƣ hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng bị ảnh hƣởng khá lớn của các giai đoạn kinh tế gắn liền với sự thay đổi trong chính sách của các nƣớc. Bàn về sự ảnh hƣởng của mức độ tập trung sở hữu lên rủi ro của ngân hàng, trên tạp chí “Banking and Finance”, Shehzad, C.T., De Haan, J., và Scholtens, B. (2010) đã nghiên cứu sự ảnh hƣởng của mức độ tập trung sở hữu lên chất lƣợng của những khoản cho vay và an toàn vốn. Bài nghiên cứu đã dùng hai chỉ số để chỉ mức độ rủi ro của ngân hàng đó là tỉ lệ nợ xấu và an toàn vốn. Với số mẫu khá lớn, 300 ngân hàng thƣơng mại trên hơn 50 quốc gia nhóm tác giả đã tìm ra đƣợc mối quan hệ giữa mức độ tập trung sở hữu ( đại diện bởi mức độ cổ phần ) có ảnh hƣởng đến tỉ lệ nợ xấu trong ngân hàng. Cụ thể, trong điều kiện giám sát từ xa và quyền lợi của cổ đông đƣợc bảo về, việc tập trung sỡ hữu sẽ làm giảm đáng kể tỉ lệ nợ xấu. Hơn nữa, trong điều kiện có sự bảo vệ cổ đông thì sự tập trung sở hữu sẽ ảnh hƣởng tích cực đến tỉ lệ an toàn vốn. Nhƣng nếu trong diểu kiện quyền lợi bảo vệ của cổ đông và sự giám sát thấp thì sự tập trung sở hữu sẽ làm giảm rủi ro trong ngân hàng. Cùng một mối quan tâm là mức độ tập trung sở hữu Iannotta, G., Nocera, G., và Sironi, A.(2007) đã công bố báo cáo nghiên cứu ảnh hƣởng của cấu trúc
sở hữu đến rủi ro và hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng châu Âu. Nghiên cứu này dùng biến đo lƣờng độ tập trung sở hữu để đại diện cho cấu trúc sở hữu khác nhau và đo lƣờng sự ảnh hƣởng của nó lên khả năng sinh lợi, hiệu quả chi phí và rủi ro của ngân hàng. Tác giả đã nghiên cứu 181 ngân hàng lớn ở 15 nƣớc châu Âu và chia chúng làm 4 loại hình sở hữu: Ngân hàng sở hữu nhà nƣớc, ngân hàng sở hữu bởi cá nhân, ngân hàng đại chúng và ngân hàng tiết kiệm. Qua bài nghiên cứu, nhóm tác giả đã rút đƣợc ba kết quả chính. Thứ nhất, sau khi đã loại bỏ tính chất đặc thù của từng ngân hàng và ảnh hƣởng của quốc gia cũng nhƣ thời gian, ngân hàng tiết kiệm và ngân hàng nhà nƣớc có khả năng sinh lợi thấp hơn và chi phí cao hơn ngân hàng sở hữu cá nhân. Thứ hai, ngân hàng đại chúng có chất lƣợng các khoản cho vay thấp hơn và nguy cơ phá sản cao hơn so với tất cả các loại ngân hàng khác và ngân hàng là ngân hàng có chất lƣợng cho vay tốt nhất và rủi ro tài sản thấp nhất . Tuy nhiên, kết luận cuối cùng khá khác biệt so với các nghiên cứu trƣớc vì cho rằng mức độ tập trung sở hữu không ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi. Bên cạnh đó, họ vẫn khẳng định mức độ này có ảnh hƣởng đến chất lƣợng các khoản cho vay, rủi ro tài sản và rủi ro phát sản. Cụ thể, khi ngân hàng có mức độ tập trung sở hữu cao hơn thì chất lƣợng các khoản cho vay sẽ tốt hơn, rủi ro về tài sản và rủi ro phá sản cũng sẽ giảm đi. Chính vì những khác biệt này cộng thêm sự khác biệt về cấu trúc tài sản và cấu trúc vốn mà mỗi hình thức sở hữu ngân hàng sẽ tạo ra những mô hình tài chính khác nhau.
Bên cạnh việc nghiên cứu mối quan hệ của mức độ tập trung sở hữu và rủi ro của ngân hàng, nhiều công trình nghiên cứu còn phân tích sự khác nhau trong hành vi chấp nhận rủi ro của các loại hình ngân hàng. Nhóm tác giả Garcia-Marco, T. và Roles-Fernandez, M.D (2008) đã thực hiện một nghiên cứu ở Tây Ban Nha để tìm hiểu về sự khác nhau này với đối tƣợng nghiên cứu chính là ngân hàng tiết kiệm và ngân hàng thƣơng mại. So với các bài nghiên cứu trƣớc đây, nhóm tác giả đã đƣa vào thêm yếu tố quy mô của ngân hàng và nhận thấy rằng khi có cùng quy mô thì ngân hàng tiết kiệm có rủi ro đồng nhất hơn so với ngân hàng thƣơng mại. Ngân hàng thƣơng mại hƣớng tới lợi nhuận nhiều hơn nên sẽ có xu hƣớng chấp nhận dữ án có rủi ro cao hơn ngân hàng tiết kiệm. Đồng thời, các ngân hàng thƣơng mại vừa và nhỏ có mức độ tập trung sở hữu càng cao thì hành vi
chấp nhận rủi ro càng cao, nhƣng đối với ngân hàng thƣơng mại vừa và lớn thì hoàn toàn ngƣợc lại, nghĩa là khi mức độ tập trung sở hữu càng cao thì hành vi chấp nhận rủi ro càng thấp. Đây là kết luận khá mới mẻ so với các nghiên cứu trƣớc vì biến quy mô đƣợc đƣa vào và phân tích cụ thể trên từng loại cấu trúc sở hữu. Cùng một mục tiêu nghiên cứu các loại hình ngân hàng khác nhau, nhóm tác giả Barry, T.A., Lepetie, L., và Tarazi, A. (2011) đã tìm hiểu hai loại hình ngân hàng ở châu Âu là ngân hàng đại chúng và ngân hàng sở hữu bởi cá nhân và đã cho ra một số kết luận rằng cấu trúc sở hữu ảnh hƣởng mạnh mẽ lên rủi ro của ngân hàng sở hữu bởi cá nhân hơn ngân hàng đại chúng. Tỉ lệ tài sản góp vốn của cá nhân, gia đình hoặc tổ chức tín dụng vào ngân hàng càng lớn thì càng làm giảm mức độ rủi ro trong tài sản và rủi ro trong việc mất khả năng thanh toán. Thêm vào đó khi các tổ chức đầu tƣ và các công ty phi tài chính có phần góp vốn lớn thì mang lại rủi ro lớn nhất cho ngân hàng. Đối với ngân hàng đại chúng, nhƣ đã nói, việc thay đổi trong cấu trúc sở hữu không ảnh hƣởng đến việc chấp nhận rủi ro vì chính áp lực thị trƣờng mới có ảnh hƣởng quan trọng tới hành vi chấp nhận rủi ro của nó, và nhóm tác giả đã nêu lên kết luận khá khác biệt so với những nghiên cứu trƣớc rằng cấu trúc sở hữu không còn là yếu tố quan trọng giải thích sự khác nhau trong rủi ro ở ngân hàng đại chúng. Mặc dù vậy, việc nắm giữ phần góp vốn của các tổ chức ngân hàng lớn sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng và rủi ro mất khả năng chi trả giảm.
Đi sâu hơn vào các loại hình sở hữu, nhóm tác giả Berger, A. N., Clarke, G. R., Cull, R., Klapper, L., và Udell, G. (2005) đã nghiên cứu ba loại sở hữu là sở hữu trong nƣớc, sở hữu nƣớc ngoài và sở hữu nhà nƣớc. Nhóm tác giả đã rất coi trọng các chỉ tiêu của các hoạt động quản trị có liên quan và hầu nhƣ đƣa hết chúng vào mô hình. Số liệu đƣợc họ sử dụng là ở Argentina vào những năm 1990. Họ đã đƣa ra đƣợc những kết luận rằng ngân hàng thuộc sở hữu nhà nƣớc có hiệu quả kinh doanh rất thấp trong thời gian dài và tạo nên gánh nặng khi nó tƣ nhân hóa. Nhƣng sau khi tƣ nhân hóa, các ngân hàng này đã có bƣớc phát triển khá vƣợt bậc.
Không chỉ nghiên cứu về các loại hình của ngân hàng, nghiên cứu của nhóm tác giả Anderson, R.C., và Fraser, D.R. (2000) đã bổ sung thêm yếu tố quản trị vào nghiên cứu của mình, góp phần đóng góp vào sự hiểu biết của chúng ta về những nhân tố ảnh hƣởng
đến hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng cũng nhƣ tình trạng sức khỏe hệ thống ngân hàng của mỗi nƣớc nói chung và từng ngân hàng nói riêng. Nhóm tác giả cung cấp bằng chứng về việc cổ phần của những nhà quản trị là yếu tố quan trong trong việc chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Cổ phần của những nhà quản trị có mối quan hệ cùng chiều với không chỉ từng rủi ro cụ thể mà còn là toàn bộ rủi ro trong những năm 1980s khi các điều luật về ngân hàng không đƣợc thắt chặt và hệ thống ngân hàng đang chịu ảnh hƣởng của áp lực tài chính. Mặc dù vậy, những quy định năm 1989 và 1991 đƣợc ban hành để làm giảm rủi ro và cũng phản ánh sự cải thiện đáng kể trong giá trị của ngân hàng. Việc các nhà quản trị nắm cổ phần có ảnh hƣởng ngƣợc chiều đến toàn bộ rủi ro trong những năm 1990. Ngƣợc lại, rủi ro hệ thống không có mối quan hệ với việc nắm giữ cổ phần của các nhà quản trị trong cả hai khoảng thời gian.
Kết luận chƣơng 2
Chƣơng 2 đã cung cấp khung lí thuyết và một số những nghiên cứu trƣớc đây về cấu trúc sở hữu cũng nhƣ rủi ro của ngân hàng thƣơng mại, đặc biệt là rủi ro tín dụng và rủi ro mất khả năng thanh toán. Qua đó, chúng tôi thấy rằng rủi ro của ngân hàng thƣơng mại bị ảnh hƣởng từ rất nhiều yếu tố và cấu trúc sở hữu là một trong những yếu tố quan trọng. Cấu trúc này có thể làm giảm hoặc tăng rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt. Tùy vào điều kiện ở các không gian, thời gian khác nhau, mối quan hệ giữa rủi ro và cấu trúc sở hữu của ngân hàng thƣơng mại sẽ có sự khác nhau. Vì vậy, khi kiểm tra sự ảnh hƣởng của cấu trúc sở hửu lên hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng, chúng tôi vô cùng thận trọng xem xét các điều kiện để đảm bảo mô hình mang tính thực nghiệm cao nhất. Những phân tích sâu hơn về mối quan hệ này sẽ đƣợc chúng tôi trình bày ở những phần tiếp theo.