pháp khác.
* 4 tính chất riêng của sắc địa đại:
- Sắc địa đại có trạng thái cứng hoặc mềm.
- Sắc địa đại có phận sự làm nền tảng cho các sắc pháp khác đồng sinh. - Sắc địa đại là nơi tiếp nhận các sắc đồng sinh, là quả hiện hữu.
- Sắc địa đại có 3 sắc đại: Sắc thủy đại, sắc hỏa đại và sắc phong đại là nguyên nhân gần để phát sinh.
* Sắc địa đại luôn luôn nương nhờ ở 3 sắc đại khác:
- Sắc địa đại nương nhờ sắc thủy đại để làm cho được đông đặc, rắn chắc. - Sắc địa đại nương nhờ sắc hỏa đại để giữ gìn.
- Sắc địa đại nương nhờ sắc phong đại để chuyển động, rung chuyển. * Sắc địa đại có trạng thái cứng hay mềm:
- Sắc địa đại có trạng thái cứng, là vì chất đất có số lượng nhiều, hơn 3 sắc đại khác và là chính ở trong mọi sắc pháp ấy. Cho nên, khi sắc thân tiếp xúc với địa đại có cảm giác cứng.
Ví như: Xương, sắt, đá, gỗ…
- Sắc địa đại có trạng thái mềm, vì chất đất có số lượng ít, nhưng vẫn nhiều hơn 3 sắc đại khác và cũng là chính ở trong mọi sắc pháp ấy. Cho nên, khi sắc thân tiếp xúc với địa đại có cảm giác mềm.
Khi sắc thân tiếp xúc với sắc pháp có trạng thái cứng hay mềm đều thuộc về sắc địa đại (ngoài sắc
địa đại ra không có sắc pháp nào khi thân tiếp xúc lại có cảm giác cứng hoặc mềm).
Sắc địa đại là một sắc pháp lớn, là nơi nương nhờ của các sắc pháp khác.