* 4 tính chất riêng của sắc thủy đại:
- Sắc thủy đại có trạng thái lỏng hoặc đông đặc.
- Sắc thủy đại có phận sự làm cho tất cả sắc pháp đồng sinh được phát triển.
- Sắc thủy đại làm kết dính tất cả mọi sắc pháp khác đồng sinh vào nhau là quả hiện hữu. - Sắc thủy đại có 3 sắc đại: Địa đại, hỏa đại, phong đại, là nguyên nhân gần để phát sinh. * Sắc thủy đại luôn luôn nương nhờ ở 3 sắc đại khác:
- Sắc thủy đại nương nhờ sắc địa đại làm nền tảng. - Sắc thủy đại nương nhờ sắc hỏa đại để gìn giữ.
- Sắc thủy đại nương nhờ sắc phong đại để chuyển động, rung động. * Sắc thủy đại là sắc pháp có trạng thái lỏng hay đông đặc:
- Sắc thủy đại có trạng thái lỏng, chất nước bình thường có trạng thái lỏng, khi chất nước tiếp xúc với không khí lạnh dưới 00C, chất nước sẽ đông đặc lại thành khối cứng rắn, ví như nước đá. Nếu đem khối nước đá tiếp xúc với hơi nóng, sẽ tan ra thành chất lỏng như bình thường.
- Sắc thủy đại có trạng thái đông đặc, chất nước ở trong chất sáp, chì, đồng, sắt,… khi bị nung đốt, tiếp xúc với sức nóng ở nhiệt độ cao, thì chất sáp, chì, đồng, sắt,… tan ra trở thành thể lỏng trôi chảy. Sự trôi chảy này, không phải là chất nước, mà là chất đất cùng với chất nước. Khi thể lỏng này tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, sẽ trở lại đông đặc như trước.
Sắc thủy đại ví như một chất keo gắn dính liền các nguyên tử địa đại vào với nhau. * Chức năng của sắc thủy đại:
- Sắc thủy đại thấm vào mọi sắc pháp đồng sinh, rồi ở trong sắc pháp ấy. - Sắc thủy đại làm cho tất cả sắc pháp đồng sinh được phát triển tốt.
- Sắc thủy đại theo gìn giữ tất cả mọi sắc pháp đồng sinh ấy gắn bó, khắn khít lại với nhau không để rời rạc.
Sắc pháp có trạng thái lỏng hay đông đặc thuộc về sắc thủy đại.