2-Niết Bàn có 3 loại:

Một phần của tài liệu ConDuongGiaiThoatKho_TyKhuuHoPhap-1 (Trang 62 - 64)

1- Animittanibbāna: Vô Hiện Tượng Niết Bàn: Niết Bàn đối với hành giả tiến hành thiền tuệ, trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp sinh diệt, thấy rõ biết rõ trạng thái vô

thường (aniccalakkhaṇa) hiện rõ hơn trạng thái khổ và trạng thái vô ngã, vì tín pháp chủ 1 có năng lực

nhiều hơn 4 pháp chủ khác (tấn pháp chủ, niệm pháp chủ, định pháp chủ, tuệ pháp chủ), hay do năng lực của giới, dẫn đến chứng ngộ Niết Bàn. Niết Bàn này gọi là: “Vô Hiện Tượng Niết Bàn”, Niết Bàn không

có hiện tượng pháp hành hữu vi.

2- Appaṇihitanibbāna: Vô Ái Niết Bàn: Niết Bàn đối với hành giả tiến hành thiền tuệ, trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp sinh diệt, thấy rõ biết rõ trạng thái khổ(dukkhalakkhaṇa) hiện rõ hơn 2 trạng thái vô thường và trạng thái vô ngã, vì định pháp chủ 2 có năng lực nhiều hơn 4 pháp chủ khác (tín pháp chủ, tấn pháp chủ, niệm pháp chủ, tuệ pháp chủ), hay do năng lực của định, dẫn đến chứng ngộ Niết Bàn. Niết Bàn này gọi là: “Vô Ái Niết Bàn”, Niết Bàn không có tham ái nương nhờ.

3- Suññatanibbāna: Chơn không Niết Bàn: Niết Bàn đối với hành giả tiến hành thiền tuệ, trí tuệ thiện tuệ thấy rõ biết rõ danh pháp, sắc pháp sinh diệt, thấy rõ, biết rõ trạng thái vô

ngã (anattalakkhaṇa) hiện rõ hơn trạng thái vô thường và trạng thái khổ, vì tuệ pháp chủ 3 có năng lực

của tuệ, dẫn đến chứng ngộ Niết Bàn. Niết Bàn này gọi là: “Chơn Không Niết Bàn”, Niết Bàn hoàn toàn

vô ngã, không phải ta, không phải của ta.

Tính Chất Của Đối Tượng

Muốn thực hành thiền tuệ dẫn đễn chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn giải thoát khổ hoàn toàn khỏi khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài, hành giả không những học hỏi hiểu rõ Chế định pháp và Chân nghĩa pháp, mà còn phải biết phân biệt rõ sự khác biệt giữa đối tượng Chế định pháp và đối tượng Chân nghĩa pháp, bởi vì mỗi đối tượng có tính chất riêng biệt hoàn toàn khác nhau như sau:

1- Đối tượng Chế định pháp không có thực tánh pháp, không có sự sinh, sự diệt, không có trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã, cho nên không dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, không chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn, không thể giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài. Cho nên, Chế định pháp chỉ làm đối tượng của pháp hành thiền định mà thôi; hoàn toàn không thể làm đối tượng của pháp hành thiền tuệ.

2- Đối tượng Chân nghĩa pháp có thực tánh pháp, có sự sinh, sự diệt, có trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã, cho nên dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài. Cho nên, Chân nghĩa pháp có thể làm đối tượng của pháp hành thiền tuệ.

Như Đức Phật dạy:

Aniccā sabbe saṅkhārā,

dukkhānattā ca saṅkhatā.

Nibbānañceva paññatti,

anattā iti nicchayā 1 .

Tất cả pháp hữu vi

Danh pháp sắc pháp,

Đều ba trạng thái

thường, khổ, ngã.

Niết Bàn chế định

Thuộc về pháp vô ngã.

Lợi Ích Của Chế Định Pháp và Chân Nghĩa Pháp

Đức Phật thuyết pháp tế độ chúng sinh thường dùng 2 phương pháp: 1- Sammutidesanā: Thuyết pháp theo sự thật ngôn ngữ chế định.

Ví dụ: Đức Phật sử dụng danh từ gọi “chúng sinh, con người, đàn ông, đàn bà, chư thiên, phạm thiên,

con voi, con ngựa, ngôi nhà, chiếc xe”… mà người đời đặt ra, có quy ước chế định được lưu truyền từ đời

này sang đời khác cho đến ngày nay, mọi người đã chấp nhận xem như là sự thật. 2- Paramatthadesanā: Thuyết pháp theo sự thật Chân nghĩa pháp.

Ví dụ: Đức Phật thuyết pháp về “tâm, tâm sở, sắc pháp, Niết Bàn, danh pháp, sắc pháp, sắc uẩn, thọ

uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn, Khổ Thánh Đế, Tập Thánh Đế, Diệt Thánh Đế, Đạo Thánh Đế”,…

Bởi vì, Đức Phật có 2 loại trí tuệ đặc biệt, mà bậc Thánh Thanh Văn không có, đó là:

- Indriyaparopariyattañāṇa: Trí tuệ thấy rõ, biết rõ căn duyên cao thấp của mỗi chúng sinh.

- Āsayānusayañāṇa: Trí tuệ thấy rõ, biết rõ nghiệp quả và phiền não ngấm ngầm của mỗi chúng

sinh.

Khi tế độ chúng sinh, Đức Phật quán xét căn duyên của mỗi chúng sinh nên thuyết pháp cách nào. * Nếu chúng sinh nào, tiền kiếp không từng nghe, học hỏi về Chân nghĩa pháp, thì trước tiên Đức Phật thuyết pháp về sự thật do ngôn ngữ chế định làm nền tảng, rồi tiếp theo thuyết pháp về sự thật theo

Chân nghĩa pháp, để hướng dẫn tâm trí của chúng sinh ấy, đạt đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế,

chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả.

* Nếu chúng sinh nào, tiền kiếp đã từng nghe, học hỏi về Chân nghĩa pháp, thì Đức Phật thuyết pháp trực tiếp về sự thật theo Chân nghĩa pháp, để hướng dẫn tâm trí của chúng sinh ấy, đạt đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả.

Cho nên, sự thuyết pháp của Đức Phật chắc chắn đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài cho chúng sinh trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp vị lai.

LỢi Ích CỦa SỰ ThẬt Theo Ngôn NgỮ ChẾ ĐỊnh

Trong Chú giải kinh Ananganasutta 1 dạy:

Đức Phật thuyết giảng sự thật theo ngôn ngữ chế định về con người đem lại sự lợi ích có 8 trường hợp như sau:

Một phần của tài liệu ConDuongGiaiThoatKho_TyKhuuHoPhap-1 (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)