của tham ái và tà kiến, có chi pháp trong 4 Chân nghĩa pháp như sau: - Chấp thủ sắc uẩn là chấp thủ trong sắc uẩn có chi pháp là 28 sắc pháp.
- Chấp thủ thọ uẩn là chấp thủ trong thọ uẩn có chi pháp là tâm sở thọ đồng sinh với 81 tâm tam giới (không có 8 hoặc 40 tâm Siêu tam giới).
- Chấp thủ tưởng uẩn là chấp thủ trong tưởng uẩn có chi pháp là tâm sở tưởng đồng sinh với 81 tâm tam giới.
- Chấp thủ hành uẩn là chấp thủ trong hành uẩn có chi pháp là 50 tâm sở (không có tâm sở thọ và tâm sở tưởng) đồng sinh với 81 tâm tam giới.
- Chấp thủ thức uẩn là chấp thủ trong thức uẩn có chi pháp là tất cả 81 tâm tam giới.
Tâm cùng tâm sở sinh rồi diệt liên tục không ngừng từ kiếp này sang kiếp khác, từ kiếp vô thuỷ cho
đến kiếp hiện tại này. Nếu chúng sinh còn vô minh tăm tối bao trùm phủ kín chân lý Tứ Thánh Đế: Còn tham ái như sợi dây buộc cổ dẫn dắt theo 6 đối tượng đáng hài lòng làm cho say mê, thì sự tử sinh luân hồi nối tiếp mãi mãi vô chung.
Mỗi lần chỉ có 1 tâm (citta) sinh, trong mỗi tâm chắc chắn có một số tâm sở (cetasika) tương ứng đồng sinh với tâm ấy, đồng diệt với tâm ấy, đồng một đối tượng, đồng một nơi nương nhờ phát sinh.
Tâm nào sinh là thức uẩn sinh, trong tâm ấy chắc chắn có một số tâm sở tương ứng đồng sinh là: * Tâm sở thọ là thọ uẩn.
* Tâm sở tưởng là tưởng uẩn.
* Tâm sở còn lại đồng sinh là hành uẩn. Như vậy, mỗi tâm sinh có 4 uẩn sinh.
Đối với tất cả mọi chúng sinh trong 11 cõi dục giới và 15 cõi sắc giới (ngoại trừ cõi Vô Tưởng Thiên) tâm cùng tâm sở đồng sinh cần phải nương nhờ 1 trong 6 nơi sinh (vatthu) để phát sinh, nơi sinh này là sắc uẩn.
Ví dụ: Nhãn thức tâm phát sinh, có 7 tâm sở đồng sinh với nhãn thức tâm; nương nhờ nơi sắc nhãn
căn (cakkhuvatthu) để phát sinh, được phân tích theo ngũ uẩn như sau:
- Nhãn thức tâm thuộc về thức uẩn.
- Tâm sở thọ đồng sinh với nhãn thức tâm thuộc về thọ uẩn. - Tâm sở tưởng đồng sinh với nhãn thức tâm thuộc về tưởng uẩn.
- 5 tâm sở còn lại là tâm sở xúc, tâm sở tác ý, tâm sở nhất tâm, tâm sở mạng chủ và tâm sở ý hành thuộc về hành uẩn.
- Sắc nhãn căn (cakkhuvatthu) thuộc về sắc uẩn.
Tâm (citta) có 89 hoặc 121 tâm và tâm sở (cetasika) có 52 tâm sở. Trong số tâm và tâm sở ấy, 10 thức tâm (2 nhãn thức tâm + 2 nhĩ thức tâm + tỷ thức tâm + 2 thiệt thức tâm + 2 thân thức tâm) có số tâm sở ít nhất chỉ có 7 tâm sở đồng sinh với 10 tâm ấy; và 2 tâm đại thiện dục giới cùng với hỷ hợp với trí tuệ, có số tâm sở đồng sinh nhiều nhất, có 38 tâm sở đồng sinh với 2 tâm ấy.
Mỗi tâm và tâm sở đồng sinh có nghĩa là 4 danh uẩn (thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn) đồng sinh; tâm và tâm sở đồng diệt cũng có nghĩa là 4 danh uẩn đồng diệt; tâm và tâm sởkhông thể tách rời nhau được có nghĩa là 4 danh uẩn cũng không thể tách rời nhau được.
Tâm và tâm sở sinh rồi diệt vô cùng mau lẹ. Trong Chú giải Đồng Loại Bộ Kinh dạy: Chỉ một lần búng đầu móng tay, tâm + tâm sở sinh rồi diệt 1.000 tỷ lần 1 .
Đối với chúng sinh trong 11 cõi dục giới và phạm thiên trong 15 cõi trời sắc giới (trừ cõi Vô Tưởng Thiên), nếu tâm nương nhờ nơi vatthurūpa: Sắc căn nào phát sinh, thì sắc căn ấy cùng với các sắc pháp khác là sắc uẩn. Ngũ uẩn nương nhờ lẫn nhau để tồn tại trong mỗi kiếp. Tâm cùng tâm sở, 4 danh uẩn, sinh rồi diệt, thay đổi liên tục không ngừng từ kiếp này sang kiếp khác, nếu chúng sinh còn tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài, còn sắc uẩn cũng sinh rồi diệt, liên tục không ngừng nhưng chỉ có giới hạn chắc chắn trong mỗi kiếp mà thôi.
Sự bắt đầu của mỗi kiếp tính từ khi tái sinh (paṭisandhi) và giới hạn cuối cùng của mỗi kiếp là tử (cuti) (chết).
Từ vô số kiếp trước liên quan đến kiếp sau bằng tâm và tâm sở, 4 danh uẩn sinh rồi diệt liên tục không ngừng từ đời này sang đời khác, mà không liên quan đến sắc uẩn của mỗi kiếp.
Ví dụ: Tiền kiếp của Đức Phật Gotama là Đức Bồ Tát có kiếp sinh làm vua, có kiếp sinh làm con voi chúa, con chim, v.v… tuỳ theo năng lực của nghiệp thiện, nghiệp ác cho quả tái sinh.
Dù kiếp nào Đức Bồ Tát cũng tiếp tục tạo mọi pháp hạnh ba-la-mật để chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác.
Ta và Của Ta (Atta và Attaniya)