3. Dự kiến những đóng góp của đề tài
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp được sử dụng để thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu và một số tài liệu khác có liên quan. Các thông tin này được thu thập đối với các cấp xã, huyện, tỉnh. Kế thừa các thông tin về hiện trạng phát sinh, quản lý, xử lý chất thải rắn ở Việt Nam, ở tỉnh Điện Biên và tại địa bàn nghiên cứu.
2.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp
2.3.2.1. Phương pháp điều tra thực địa bằng bảng câu hỏi.
Phỏng vấn, lấy ý kiến của 400 hộ (mỗi xã gồm 50 hộ gia đình trong đó 40 hộ lao động tư do, 05 hộ buôn bán và 05 hộ khối cơ quan, doanh nghiệp, trường học) bằng phiếu điều tra hộ gia đình và Điều tra 7 cán bộ, công nhân thuộc tổ vệ sinh môi trường bằng phiếu điều tra đơn vị.
Phiếu điều tra hộ gia đình gồm: 21 câu tập trung hỏi về khối lượng, thành phần, công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Điện Biên, công tác quản lý CTR sinh hoạt ở địa phương được tốt hơn thì cần phải thực hiện biện pháp gì (nội dung cụ thể được trình bày trong (mẫu phiếu điều tra tại phụ lục 1 kèm theo).
Phiếu điều tra đơn vị gồm: 19 câu hỏi tập trung hỏi về khối lượng, thành phần, công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Điện Biên, những biện pháp nào để nâng cao nhận thức và thái độ của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, làm thế nào để nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTR sinh hoạt tại địa phương (mẫu phiếu điều tra tại phụ lục 2 kèm theo)
2.3.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa.
Để thực hiện được những nội dung khóa luận đề ra, đề tài đã nghiên cứu tình hình thực tế quản lý chất thải rắn sinh hoạt của huyện Điện Biên qua điều tra thực địa. Địa bàn thực địa là tổ dịch vụ vệ sinh môi trường, các khu dân cư, các điểm tập kết CTR SH. Kết hợp quan sát, đi theo xe ô tô thu gom và chụp các hình ảnh có liên quan để sử dụng làm tư liệu nghiên cứu.
Khảo sát khu xử lý CTR SH: diện tích, đặc điểm lị đốt, các phương tiện hỗ trợ, hình thức quản lý, khoảng cách đến khu dân cư và các loại hình sản xuất kinh doanh, đường giao thơng vào bãi rác…
2.3.3. Phương pháp xác định hệ số phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt sinh hoạt
Phương pháp khối lượng được thực hiện nhằm mục đích thu được các số liệu sơ cấp về khối lượng CTR SH phát sinh thực tế tại các hộ gia đình. Hộ gia đình được lựa chọn ngẫu nhiên trên 08 xã thuộc huyện Điện Biên để thực hiện phương pháp cân khối lượng. Tổng số lượng các mẫu được tiến hành nghiên cứu là: 24 mẫu (3 mẫu/xã) để xác định hệ số phát thải/ngày. Để xác định hệ số phát thải CTR SH tiến hành:
- Toàn bộ lượng CTR SH phát sinh trong 24 giờ sẽ được chứa trong các loại dụng cụ chuyên dụng.
- Tiến hành cân lượng CTR thu được trong ngày (quá trình thực hiện được lặp lại 7 lần ở 7 ngày khác nhau trong thời gian 1 tuần nghiên cứu).
- Tính hệ số phát thải bằng công thức.
Hệ số phát sinh CTR SH = khối lượng CTR SH cân được/số khẩu trong gia đình
Phương pháp phân loại CTR SH được sử dụng để phân loại về mặt phần trăm khối lượng của các thành phần CTR khác nhau phục vụ cho mục tiêu quản lý và xử lý. Phương pháp phân loại CTR SH phải phản ánh được các thành phần cơ bản của CTR theo 4 loại: CTR hữu cơ;CTR vơ cơ; CTR có thể tái chế, tái sử dụng và CTR nguy hại.
2.3.4. Phương pháp dự báo dân số và lượng CTRSH phát sinh
- Cơng thức tính tốn dân số.
Dân số các năm được tính theo cơng thức: N = N0(1 + r)n Trong đó:
N: Là dân số của năm cần tính (người)
N0: Là dân số của năm được tính làm gốc (người) r: Là tỷ lệ gia tăng dân số (%)
n: Hiệu số giữa năm cần tính và năm lấy làm gốc
- Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình được tính theo công thức:
Ssinh hoạt = Tsinh hoạt × N Trong đó:
Ssinh hoạt: Lượng chất thải sinh hoạt phát sinh (kg/người/ngày)
Tsinh hoạt: Hệ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên đầu người (kg/người/ngày)
N: Dân số (người)
2.3.5. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Tất cả các tài liệu thu thập được trong q trình cơng tác đều phải tiến hành chỉnh lý, đánh giá để kiểm tra và phát hiện những sai sót có thể xảy ra, từ đó có biện pháp khắc phục và bổ sung các tài liệu liên quan kịp thời. Số liệu được xử lý và trình diễn bằng phần mềm Excel.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN