3. Dự kiến những đóng góp của đề tài
3.2. Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Điện
3.2.4. Hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Trước đây, chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Điện Biên được xử lý bằng chôn lấp, đến năm 2014 UBND huyện Đầu tư Khu xử lý rác thải Púng Min, xã Pom Lót, huyện Điện Biên, tổng diện tích là 0,4 ha, bằng cơng nghệ lị đốt kết hợp với chôn lấp, cơng xuất lị đốt 15 tấn/ngày đêm, với tổng kinh phí 2.346.000.000 (nguồn vốn xây dựng nông thơn mới). Hiện trạng lị đốt rác tại khu xử lý công suất khoảng 15 tấn/ngày đêm, so với lượng rác hiện tại phát sinh hiện tại (khoảng 60 tấn/ngày đêm) dẫn đến lò đốt bị quá tải, lượng tro phát sinh
hàng ngày (khoảng 0,5 tấn/ngày) cùng với lượng rác không xử lý đốt hết (khoảng 45 tấn/ngày đêm) được chôn tại các ô chôn lấp hiện tại.
Để giải quyết bài toán bức xúc về CTR SH trên địa bàn tỉnh Điện Biên, Tỉnh Ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành một số văn bản quyết định đầu tư nhà máy xử lý rác thải Điện Biên thuộc xã Pom lot huyện Điện Biên để tiến hành xử lý rác thải cho thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên, cụ thể: Quyết định số 05/QĐ-UBND ngày 02/1/2018 của UBND tỉnh Quyết định chủ trương đầu tư dự án Nhà máy xử lý rác thải Điện Biên; Văn bản số 1539/UBND-TH ngày 03/6/2016 của UBND tỉnh Điện Biên về việc yêu cầu khảo sát, kiểm tra thực địa, đánh giá tính khả thi của dự án trước khi tham mưu UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư; Thông báo số 182-TB/TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên ngày 26/8/2016 về chủ trương khảo sát, lập Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý rác thải Điện Biên; Văn bản số 2676/UBND-TH của UBND tỉnh Điện Biên ngày 7/9/2016 về việc triển khai Thông áo số 182/TB/TU ngày 26/8/2016 của Ban Thường Vụ Tỉnh ủy; Thông báo số 349- TB/TU của Ban thường vụ Tỉnh Ủy Điện Biên ngày 11/9/2017 về chủ trương đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý rác thải Điện Biên; Văn bản số 2740/UBND-TH của UBND tỉnh Điện Biên ngày 21/9/2017 về việc triển khai Thông áo số 349- TB/TU ngày 11/9/2017 của Ban Thường Vụ Tỉnh ủy; Biên bản liên ngành thống nhất vị trí, địa điểm, quy mơ dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý rác thải Điện Biên ngày 16/9/2016; Văn bản 510/SXD-HTKT,QLN&BDS ngày 25/5/2018 của Sở xây dựng về việc báo cáo thẩm định nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 dự án Nhà máy xử lý rác thải Điện Biên;
Ngày 02/01/2018 tại Quyết định số 05/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã chấp thuận cho Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị và Xây dựng tỉnh Điện Biên làm Chủ đầu tư dự án. Ngày 30/06/2019, nhà máy xử lý rác thải đã đưa vào vận hành Quy mô các hạng mục dự án các chức năng sử dụng đất chính và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật như sau:
Bảng 3.10. Chỉ tiêu sử dụng đất của dự án STT Mục đích sử dụng ĐVT Chỉ tiêu quy hoạch Tỷ lệ I Tổng diện tích đất sử dụng cho dự án m2 105.000 100% II Chỉ tiêu sử dụng đất A Các hạng mục cơng trình chính m2 37.713 36% 1 Ơ chơn lấp số 1 m2 10.040 2 Ơ chơn lấp số 2 m2 10.538 3 Ơ chơn lấp số 3 m2 5.497 4 Ơ chơn lấp số 4 m2 4.140 5 Hệ thống xử lý nước rỉ rác m2 1.748
6 Nhà phân loại và lắp đặt lò đốt rác thải sinh hoạt số 1 m2 2.100 7 Nhà phân loại và lắp đặt lò đốt rác thải sinh hoạt số 2 m2 2.100
8 Nhà đặt lò đốt rác thải công nghiệp m2 1.000
9 Bể chứa bùn thải, bùn phốt m2 150
10 Nhà ủ + sân phơi bùn m2 400
B Cơng trình hạ tầng kỹ thuật và phụ trợ 21%
1 Đường giao thông nội bộ m 1.933
2 Hệ thống mương thoát nước mưa bề mặt m 2.397
3 Trạm cấp nước sạch m3 10
4 Trạm biến áp cấp điện KVA 25KVA
5 Nhà bảo vệ m2 18
6 Nhà để xe m2 40
7 Nhà ở cho cán bộ công nhân viên (15 người) m2 150
8 Trạm cân Tấn 30
Sơ đồ công nghệ xử lý chất thải sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt sau khi tiếp nhận được phun dung dịch vi sinh khử mùi để hạn chế mùi hôi, ruồi nhặng và được xử lý theo đúng quy trình cơng nghệ và các tiêu chuẩn kỹ thuật. Rác thải sinh hoạt được tách lọc, phân loại thành nhiều dòng khác nhau theo 2 tiêu chí chính: tái chế và xử lý. Chất thải sau khi phân loại bao gồm 4 dịng chính:
- Phần phế thải như nhựa, sắt có khả năng tái chế được bán cho các cơ sở tái chế.
- Phần chất thải nguy hại được thuê đơn vị chức năng đưa đi xử lý.
- Phần chất thải hữu cơ, chất thải dễ cháy được thiêu hủy trong lò đốt chất thải sinh hoạt.
- Chất thải vô cơ (đá, sành, sứ…), phế thải xây dựng (gạch đá, bê tông,…) được đưa đi chơn lấp.
Tro xỉ sau khi đốt trong lị đốt CTSH được đem đi chôn lấp cùng chất thải trơ.
(1) Nạp rác :Chất thải công nghiệp được thu gom về, sau đó được phân
loại, rác thải công nghiệp được tách lọc, phân loại thành nhiều dòng khác nhau
Rác thải sinh hoạt
Sàng phân loại
Chất thải trơ không cháy được
Rác thải đốt cháy
Lị đốt khơng sử dụng nhiên liệu
Tro xỉ Bãi chôn lấp
Mùi, bụi, chất thải rắn
Chất thải nguy hại
Thuê đơn vị chức năng xử lý
theo 2 tiêu chí chính: tái chế và xử lý. Chất thải sau khi phân loại bao gồm 3 dịng chính:
- Phần phế thải như nhựa, sắt có khả năng tái chế được bán cho các cơ sở tái chế.
- Phần chất thải hữu cơ, chất thải cháy được thiêu hủy trong lị đốt chất thải cơng nghiệp.
- Chất thải vô cơ (đá, sành, sứ…), phế thải xây dựng (gạch đá, bê tông,…) được đưa đi chôn lấp.
Các loại chất thải hữu cơ, chất thải cháy được khác nhau được sơ chế và phối trộn với nhau nhằm mục đích làm tăng khả năng cháy của chất thải. Nguyên tắc phối trộn chất thải là tăng khả năng đốt cháy và thiêu hủy chất thải, đảm bảo khi phối trộn các chất thải khơng xảy ra các phản ứng hóa học, sinh ra các chất độc hại hay gây cháy nổ...
Tuỳ theo từng nhóm chất thải có cách phối trộn khác nhau:
Theo điều kiện cháy: phối trộn nhóm chất thải dễ cháy với nhóm chất thải
khó cháy;
Theo độ ẩm: phối trộn nhóm chất thải có độ ẩm cao với nhóm chất thải
có độ ẩm thấp.
Các nhóm chất thải được phối trộn bao gồm:
Bao bì mềm thải, giẻ lau được phối trộn với chất thải lỏng, cặn thải. Bùn thải được phơi khô sau đó trộn với mùn cưa hoặc các vật liệu dễ
cháy khác rồi đóng vào bao chứa với kích thước thích hợp để đưa vào lò đốt.
Các chất thải dạng rắn có kích thước lớn như nhựa, gỗ thải....được sơ
chế, băm, cắt nhỏ và đưa trực tiếp vào lò đốt.
Phương pháp thiêu đốt với các loại chất thải như sau:
CTR được đưa vào bao với kích thước phù hợp với miệng nạp liệu để
thuận tiện cho việc cấp liệu qua cửa lò, tránh rơi vãi gây ô nhiễm.
Chất thải lỏng được chứa trong bồn kín, sau khi lọc và tách ẩm: phần
Rác thải sau khi đóng bao được cơng nhân cho vào lị bằng các thiết bị đẩy rác thủ công, đảm bảo khoảng cách người cơng nhân và cửa lị > 1m và đảm bảo đạt được chu kỳ nhiệt phân tối ưu trong lò, khoảng 5 phút cấp rác vào lò một lần với lượng rác khoảng 15 kg đảm bảo phân phối đều lượng chất thải cấp vào lị đạt cơng suất 200 kg/h.
(2) Buồng đốt sơ cấp
Nhiệm vụ: là nơi tiếp nhận chất thải - tiến hành quá trình nhiệt phân chất thải thành thể khí - đốt cháy kiệt cốc (cacbon rắn) còn lại sau quá trình nhiệt phân và các chất hữu cơ cịn sót lại trong tro.
Buồng đốt sơ cấp được gia nhiệt bằng đầu đốt hai cấp của hãng Riello sử dụng dầu diesel (DO) nhằm bổ sung và duy trì nhiệt độ nhiệt phân của rác trong buồng đốt sơ cấp từ 700÷850°C. Dưới tác dụng của nhiệt, diễn ra các quá trình phân hủy nhiệt các CTR và lỏng thành thể khí, trải qua các giai đoạn: bốc hơi nước – nhiệt phân – oxy hóa một phần các chất cháy.
Khơng khí cấp cho q trình cháy sơ cấp chủ yếu là đốt cháy nhiên liệu trong buồng đốt sơ cấp và hòa trộn một phần với khí nhiệt phân trước khi chuyển sang buồng đốt thứ cấp. Lượng khơng khí dư rất nhỏ bởi ở buồng đốt sơ cấp chủ yếu quá trình cháy tạo thành bán khí, nó được điều chỉnh nhằm đáp ứng chế độ nhiệt phân của mẻ rác đốt.
Mỏ đốt nhiên liệu được bố trí thuận lợi cho sự chuyển động của ngọn lửa và trao đổi nhiệt với rác thải, đồng thời đảm bảo đốt cháy kiệt phần tro còn lại sau chu kỳ đốt. Kiểm sốt q trình đốt cháy và nhiệt độ trong buồng đốt sơ cấp bằng cặp nhiệt điện XA (Cromen-Alumen) có nối với hệ thống điều chỉnh tự động nhiệt độ.
Khí H2 tạo thành do hơi nước cấp vào vùng cháy để khống chế nhiệt độ buồng đốt sơ cấp cùng với khí nhiệt phân dưới tác dụng của cơ học khí trong buồng lị được đưa sang buồng đốt thứ cấp qua kênh dẫn khí nằm phía trên buồng đốt sơ cấp. Chỉ còn một lượng nhỏ tro (3-5%), chủ yếu là các oxit kim loại hay thủy tinh, gốm sành sứ trong rác nằm trên mặt ghi, chúng sẽ được tháo ra ngoài qua khay tháo tro theo chu kỳ và có thể đem đi đóng rắn làm vật liệu xây dựng hay chơn lấp an tồn do đã đốt kiệt các chất hữu cơ.
Khí nhiệt phân từ buồng đốt sơ cấp chuyển lên buồng đốt thứ cấp chứa các chất cháy có nhiệt năng cao (CO, H2, CnHm…), tại đây chúng được đốt cháy hồn tồn tạo thành khí CO2 và H2O nhờ lượng oxy trong khơng khí cấp và nhiệt độ cao. Nhiệt độ của buồng đốt thứ cấp được duy trì từ 1.050 ÷ 1.300°C bởi vòi đốt hai cấp của hãng Riello dùng nhiên liệu dầu diesel. Nhờ nhiệt độ cao và thời gian lưu khí trong buồng đốt đủ lâu ( 2 giây) đảm bảo thiêu hủy hoàn toàn các chất thải độc hại, đặc biệt là Dioxin, Furan và mùi.
Hiệu suất xử lý của lò đốt rác phụ thuộc chủ yếu vào hiệu quả thiêu đốt và phản ứng diễn ra trong buồng đốt thứ cấp, có tính quyết định đối với tồn bộ q trình xử lý bằng phương pháp thiêu hủy. Vì vậy sự bố trí hợp lý của Mỏ đốt tạo nên sự đồng đều nhiệt độ trong lị, tăng hiệu quả thiêu đốt và tạo dịng khí chuyển động xốy rất có lợi cho việc hịa trộn, tiếp xúc của các quá trình phản ứng.
Nhà máy lắp đặt 02 hệ thống đốt rác sinh hoạt với công suất 2.500kg/h và 02 hệ thống đốt rác công nghiệp công suất 500kg/h đảm bảo xử lý hết phần rác thải (tối đa 137 tấn) được thu gom vận chuyển về nhà máy.
Việc lựa chọn cơng nghệ Lị đốt chất thải rắn không sử dụng nhiên liệu đa điểm đốt dựa trên các ưu điểm chính như sau:
- Đốt được triệt để rác thải sinh hoạt: Lượng rác thải sinh hoạt có thể xử lý qua lị đốt rác chiếm 80 - 88%, chất thải tái chế 2 - 5%, chất thải chôn lấp và tro xỉ chiếm khoảng 10 - 15%.
- Đốt triệt để rác thải công nghiệp thông thường: Các loại rác thải công nghiệp thông thường như giấy, gỗ, vải, sợi,...dễ dàng được đốt cháy triệt để trong lị đốt Lị đốt chất thải rắn khơng sử dụng nhiên liệu đa điểm đốt.
- Lị đốt rác khơng sử dụng nhiên liệu (Dầu, gas...): Quá trình đốt chất thải rắn không sử dụng nhiên liệu như dầu diesel, gas nên không phải đầu tư hệ thống hạ tầng cấp điện, cấp nhiên liệu cho lò đốt nên giảm chi phí đầu tư ban đầu. Mặt khác, lị khơng sử dụng nhiên liệu trong q trình vận hành nên tiết kiệm chi phí trong q trình vận hành, đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Phù hợp với thực trạng thu gom rác hỗn tạp tại địa phương: Hiện nay công tác thu gom rác thải trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và vùng phụ cận chủ yếu do Công ty CP Môi trường Đô thị và Xây dựng tỉnh Điện Biên thực hiện và chưa được phân loại tại nguồn nên thành phần rác hỗn tạp. Việc sử dụng
lò đốt rác không sử dụng nhiên liệu không yêu cầu quá khắt khe về công tác phân loại rác, sau khi được đưa về khu đốt rác, rác được cắt xé và sàng phân thành 2 loại: Rác cháy được và rác không cháy.
Rác cháy được sẽ được đưa vào lò đốt xử lý triệt để. Rác không cháy được (gạch, đá,...) được chôn lấp tại ô chôn lấp chất thải trơ.
- Lị đốt có hệ thống kiểm sốt nhiệt và q trình cháy trong lị: giúp cho q trình cháy được cháy triệt để, rác được xử lý đốt cháy hồn tồn, q trình vận hành ổn định và tin cậy. Mặt khác, hoạt động đốt cháy rác thải được thực hiện ở áp suất âm, an tồn cho người vận hành, việc cấp khí được bố trí hợp lý, giúp q trình cấp ơxy cho q trình cháy linh hoạt và đảm bảo rác cháy kiệt, không tạo ra các chất độc hại thứ cấp như CO, CxHy,... Dioxin-Furan giảm 100 lần so với công nghệ thông thường.
- Giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường khơng khí so với các cơng nghệ đốt chất thải cũ: nồng độ các chất khí thải ra ngồi mơi trường đạt dưới QCVN 30:2012/BTNMT, giảm ô nhiễm môi trường ngay tại nguồn và ô nhiễm môi trường thứ cấp do chất thải gây ra.
- Xử lý được rác thải có độ ẩm cao: Lị đốt được bố trí 2 ngăn, hoạt động theo nguyên tắc sấy khơ -> đốt cháy -> cháy kiệt nên có thể xử lý đốt rác thải có độ ẩm cao trên 30% đến 50%.
- Tuổi thọ trên 15 năm, thẩm mỹ cao: Lị đốt rác thải sinh hoạt khơng sử dụng nhiên liệu được chế tạo thành các modul nên đảm bảo tính mỹ thuật cao, lắp đặt nhanh chóng, vận hành đơn giản, quá trình bảo dưỡng, bảo trì dễ dàng. Đồng thời vỏ lị và ống khói được thiết kế bằng thép khơng gỉ (Inox) nên tuổi thọ của lò kéo dài trên 15 năm đảm bảo hiệu quả đầu tư lâu dài và ổn định.
- Chiếm ít diện tích đất sử dụng: Do được thiết kế dạng modul, thuận tiện cho quá trình vận chuyển, lắp đặt và bảo dưỡng nên diện tích chiếm đất của khu xử lý rất ít, mặt khác cơng suất modul có thể thay đổi phù hợp với lượng rác phát sinh theo các tuyến thu gom trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và vùng phụ cận.
- Quy trình kỹ thuật đốt rác
Lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ; huyện Điện Biên hàng ngày được thu gom vận chuyển vào buổi chiều và tối về khu xử lý rác tại xã Pom Lót, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Rác thải được tập kết tại
sân bê tông trong nhà đốt rác. Tại đây công nhân phân loại thành rác thải có khả năng cháy được và khơng có khả năng cháy được.
Đối với rác thải khơ, có tính dễ cháy như giấy, cành cây…được dùng làm mồi đốt để nhóm lị mà khơng sử dụng các loại năng lượng như điện, gas hay xăng dầu để hoạt động.
Lượng tro sinh ra trong quá trình đốt được thu lại 01 ngày/lần sau khi kết thúc q trình vận hành lị đốt rác trong 01 ngày. Tro rác và rác thải khơng có khả năng cháy được thu gom đổ vào hố gần khu xử lý rác.