3. Dự kiến những đóng góp của đề tài
3.4. Đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh
3.4.4. Các giải pháp khác
* Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồngvề đồng quản lý CTR sinh hoạt, góp phần bảo vệ môi trường
UBND tỉnh, UBND huyện Điện Biên chỉ đạo các Hội đoàn thể tăng cường triển khai các đợt tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về BVMT nói chung và quản lý CTR sinh hoạt nói riêng, chỉ rõ trách nhiệm đồng quản lý CTR sinh hoạt cũng như đóng góp đầy đủ khoản phí thu gom để góp phần trong cơng tác vệ sinh mơi trường. Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo, Thơng tấn xã, phát tờ rơi, tranh ảnh.
Tổ chức các ngày xanh, sạch, đẹp vào cuối tuần; các hội đoàn thể cùng với Hội Liên hiệp Phụ nữ tăng cường phong trào 5 không 3 sạch (sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ) tiến hành vệ sinh nhà cửa, ngõ hẻm, đường phố …
* Đào tạo nâng cao năng lực về quản lý CTR sinh hoạt
Đội ngũ cán bộ phụ trách hoặc kiêm nhiệm công tác môi trường đa phần chưa được đào tạo các kiến thức về quản lý CTR sinh hoạt, phương pháp xử lý hiệu quả cũng như ảnh hưởng của CTR sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Chính vì thế, việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn quản lý chất thải rắn sinh hoạt cấp huyện, xã là rất quan trọng để tạo cho địa phương một đội ngũ nhân lực làm công tác quản lý CTR sinh hoạt có những kiến thức cơ bản về CTR sinh hoạt, cách phân loại, tái sử dụng, tái chế và quản lý chất thải một cách bền vững…
* Tăng cường xã hội hóa trong cơng tác quản lý CTR sinh hoạt
Chính quyền địa phương cần có cơ chế phù hợp để thu hút các tổ chức tư nhân hoặc cá nhân tham gia thực hiện quản lý CTR sinh hoạt, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTR trong cộng đồng. Để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân trong việc tham gia, giám sát quá trình thực hiện quản lý CTR sinh hoạt thì chính quyền địa phương cần tạo điều kiện và phát huy vai trò
của người dân tăng cường làm chủ, có trách nhiệm tham gia tích cực bảo vệ mơi trường sống của mình và cộng đồng. Với điều kiện hiện tại của địa bàn nghiên cứu nguồn chi cho nội dung này còn rất hạn chế, do vậy cần tận dụng một cách tốt nhất các nguồn lực sẵn có để phục vụ cơng tác thu gom và vận chuyển CTR sinh hoạt, giảm chi phí của ngân sách nhà nước.
* Nâng cao năng lực của đơn vị trực tiếp thu gom, vận chuyển, xử lý CTR sinh hoạt
Mở rộng mạng lưới thu gom, vận chuyển và xử lý: đầu tư nguồn lực kinh phí, nhân lực để mở rộng hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoat trên địa bàn huyện Điện Biên đủ 25/25 xã, xây dựng các tuyến, điểm thu gom và thời gian thu gom tại các tuyến để các hộ gia định tập kết rác thải đúng thời gian tránh ô nhiễm môi trường nơi tập kết. Xây dựng các điểm trung chuyển phù hợp với từng địa bàn cụ thể để thuận tiện cho việc thu gom CTR sinh hoạt tại các khu vực có địa hình đi lại khó khăn.
Đầu tư về thiết bị thu gom: tăng số lượng xe đẩy tay, thùng rác cố định đặt ở các vị trí phù hợp để người dân vận chuyển CTR sinh hoạt đến đúng nơi quy định, tránh tình trạng các thùng rác để quá xa nhau làm người dân có tâm lý ngại đổ vào thùng rác mà để ở trước mặt nhà dọc đường các tuyến đường gây mất mỹ quan đô thị. Cung cấp dụng cụ và đồ bảo hộ lao động cho 100% công nhân vệ sinh và tổ thu gom rác của xã nhằm đảm bảo vệ sinh, giữ gìn sức khỏe cho người thu gom.
* Đối với Công ty CP Môi trường Đô thị tỉnh Điện Biên:
- Tăng nguồn nhân lực quản lý có trình độ chun mơn về mơi trường để đảm bảo công tác quản lý CTR sinh hoạt được thuận lợi.
- Đầu tư thay mới các xe đẩy tay có hiện tượng hư hỏng, đặt thùng thu gom với khoảng cách phù hợp để tiện cho dân bỏ rác đúng quy định, không đặt trước nhà dân hay hàng ăn uống gây ô nhiễm, mất mỹ quan cho người đi đường. Đầu tư xe ép rác phù hợp tránh rò rỉ nước rác từ xe ép rác xuống đường phố gây ô nhiễm môi trường.
- Quán triệt 100% công nhân vệ sinh về ý thức quét dọn, hốt rác, vệ sinh đảm bảo sạch đẹp đường phố, hẻm, khu công cộng, tránh hiện tượng rơi rác ra mặt đường sau khi quét dọn. Thường xuyên vệ sinh dụng cụ, thiết bị thu gom, vận chuyển rác hạn chế mùi hôi do rác lưu giữ tạo thành.
- Tăng công nhân vệ sinh ở khu vực thưa dân, địa bàn đi lại khó khăn để đáp ứng nhu cầu thu gom CTR sinh hoạt của hộ gia đình.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
(1) Nguồn phát CTR sinh hoạt tại huyện Điện Biên chủ yếu là từ hộ gia đình, với hệ số phát thải là 0,485 kg/người/ngày, trung bình khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh trong huyện là 56,498 tấn /ngày, thành phần CTR sinh hoạt chủ yếu là CTR hữu cơ, chiếm khoảng 70%.
(2) Công tác quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện Điện Biên trong những năm qua đạt nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, cịn có một số tồn tại như:
- Thiết bị thu gom đã cũ, hư hỏng; dụng cụ bảo hộ lao động cho người thu gom rác trong hẻm cịn thiếu.
- Mới bố trí được 70 điểm tập kết rác thải trên 12 xã lòng chảo của huyện do đo điểm tập kết rác thải là rất thưa trung bình gần 6 điểm tập kết/xã. Cịn 13 xã vùng ngoài chưa được tập kết và thu gom xử lý rác thải.
- Chưa triển khai thu phí bảo vệ mơi trường đối với chất thải răn.
- Phân loại rác tại nguồn chưa được triển khai và chưa có cơ chế bắt buộc phân loại nhằm giảm thiểu CTR tại nguồn. Chưa có nhà máy sản xuất phân bón sinh học và tái sử dụng CTR trên địa bàn huyện.
2. Kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả đưa ra một số kiến nghị sau:
- Cần cải tiến và đầu tư thêm phương tiện, trang thiết bị thu gom; cải thiện hệ thống trung chuyển - vận chuyển; Đối với huyện Điện Biên việc mở rộng địa bàn, tuyến đường thu gom đặc biệt cần mở các tuyến của 13 xã vùng ngoài.
- Tiến hành triển khai thu phí vệ sinh mơi trường đối với chất thải rắn sinh hoạt để tăng ngn kinh phí cho việc xử lý để từ đó mở rộng các điểm tập kết, các tuyến thu gom trên địa bàn toàn huyện để 25/25 xã được thu gom và xử lý rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Thực hiện phân loại rác tại nguồn phát sinh thông qua việc năng cao kiến thức và ý thức của người dân về vấn đề phân loại rác; đồng thời đào tạo đội ngũ thu gom rác có kỹ năng phân loại rác tại nguồn.
- Thiết kế, xây dựng các phương pháp tái chế, tái sử dụng CTR sinh hoạt phù hợp với từng loại rác sau khi đã thu gom, phân loại; đồng thời phải tuyên truyền, phổ biến cho người dân phương pháp thiết thực có thể tái sử dụng một cách hiệu quả.
- Chính quyền địa phương, Hội đồn thể bằng những việc làm cụ thể như hướng đến các ngày lễ lớn trong năm vận động bà con nhân dân tham gia dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm ..., trong các cuộc họp quân dân chính tại địa phương thường lồng ghép nội dung về vấn đề bảo vệ môi trường, tuy nhiên các cuộc họp này thời lượng ít lại không thường xuyên nên không năm bắt được những phản ánh, bức xúc về tình trạng
mơi trường từ người đân. - Đối với hộ gia đình cần thực hiện việc phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn, nên tham gia dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTR sinh hoạt với công ty Cổ phần MTĐT để làm giảm lượng chất thải thải bỏ ra môi trường. Một số hộ thuần nông nên tận dụng các phế phẩm trong hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như trong chăn nuôi để thực hiện phương pháp ủ kỵ khí - biogas hay phương pháp ủ hiếu khí - compost.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Hùng Anh (2014), Giáo trình Quản lý tổng hợp chất thải rắn, Đại học
Cơng nghiệp TP Hồ Chí Minh;
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc
gia năm 2016 chuyên đề môi trường đô thị, Hà Nội.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 về Chất thải rắn, Hà Nội.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2018), Báo cáo môi trường quốc gia năm 2017
về Quản lý chất thải, NXB Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt nam.
5. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Nghị quyết số 35/NQ-CP về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Hà Nội.
6. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2015), Nghị định số 38/2015/NĐ-CP
ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu, Hà Nội.
7. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2015), Nghị định số 19/2015/NĐ-CP
ngày 14/02/2015 của Quy định chi tiết một số điệu của luật bảo vệ môi trường, Hà Nội.
8. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2019), Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường. Hà Nội.
9. Cục Thống kê tỉnh Điện Biên (2019), Niên giám thống kê tỉnh Điện Biên năm 2018; NXB Thống kê năm 2019. Hà Nội.
10. Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị và xây dựng (2017), Báo cáo tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường. Điện Biên
11. Nguyễn Thế Chinh (2015), Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường, Đại
học Kinh tế Quốc dân TP Hồ Chí Minh.
12. Nguyễn Ngọc Nơng (2011), Hiện trạng và giải pháp quản lý, tái sử dụng rác
thải sinh hoạt khu vực đô thị tại Thành phố Thái Nguyên”, Báo cáo tổng kết
13. Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2001), Quản lý chất thải rắn – Tập 1: Quản lý chất thải rắn đô thị. NXB Xây dựng. Hà Nội.
14. Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2005), Chỉ thị số
23/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 về thu gom và quản lý chất thải rắn, Hà Nội.
15. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), Luật Bảo vệ Môi trường, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2018), Quyết định số 491/QĐ-TTg về Phê duyệt điều chỉnh chiến lược quốc gia quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn 2050, Hà Nội.
17. Đinh Xuân Thắng (2009), Thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn tại nguồn. Báo cáo khoa học, Viện Môi trường và Tài nguyên thuộc Trường Đại
học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
18. UBND huyện Điện Điên (2019), Báo cáo số 69/BC-UBND ngày 22/3/2019 Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Điện Biên năm 2018. Điện Điên
19. UBND huyện Điện Biên (2019), Báo cáo số 189/BC-UBND ngày 26/6/2019 Công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Điện Biên. Điện Điên 20. UBND tỉnh Điện Biên (2009), Quyết định số 2278/QĐ-UBND ngày
18/12/2009 về việc phê duyệt dự án Quy hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Điện Biên đến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2020. Điện Điên
21. UBND tỉnh Điện Biên (2010), Quyết định số 1350/QĐ-UBND ngày 10/11/2010 về việc phê duyệt dự án Điều tra chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Điện Điên
22. UBND tỉnh Điện Biên (2009), Quyết định số 2378/QĐ-UBND ngày
31/12/2009 về việc phê duyệt đề án Quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010-2015. Điện Điên
23. UBND tỉnh Điện Biên (2014), Quyết định 1055/QĐ-UBND ngày 27/12/2014 Về việc Phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Điện Biên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Điện Điên
24. UBND tỉnh Điện Biên (2018), Quyết định số 42/2018/QĐ-UBND ngày
14/11/2018 Ban hành Quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Điện Điên
25. UBND tỉnh Điện Biên (2013) Kế hoạch 3613/KH-UBND ngày 06/12/2013 triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CN ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Điện Điên
26. Sở Tài nguyên và Môi trường (2019), Báo cáo số 146/BC-STNMT ngày 28/6/2019 về Công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Điện Điên
27. Viện Khoa học Cơng nghệ và Quản lý mơi trường, Tìm hiểu hệ thống quản
lý chất thải rắn ở một số nước trên thế giới - Báo cáo khoa học. Đại học
Cơng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. 28. [http://Kenh14.vn].
29. http://monre.gov.vn 30. http://tapchimoitruong.vn 31. [http://stnmtdb.gov.vn/]
32. Ghi chú: Nhiều số liệu khảo sát của đề tài này đã được thực hiện trước ngày Nghị Quyết số: 815/NQ-UBTVQH14 của Uỷ Ban thường vụ Quốc Hội ngày 21 tháng 11 năm 2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Điện Biên, do đó số liệu các đơn vị hành chính của huyện Điện Biên trong đề tài này vẫn sử dụng số liệu niên giám thống kế tỉnh Điện Biên 2018.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC BIỂU MẪU PHỎNG VẤN HỘ GIA ĐÌNH
Đề tài: “Nghiên cứu Thực trạng và giải pháp nâng cao công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên”
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Họ và tên chủ hộ: ……………………………………………................ 2. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ
3. Tuổi:
1. Dưới 20 tuổi 2. Từ 20 – 40 tuổi
3. Từ 41 – 60 tuổi 4. Trên 60 tuổi
4. Trình độ học vấn:
1. Khơng biết chữ 2. Trung học phổ thông
3. Tiểu học 4. Trên trung học phổ thông
5. Trung học cơ sở
5. Nghề nghiệp và mức thu nhập
1. Nông nghiệp 2. Kinh doanh 3. Cán bộ – viên chức Mức thu nhập hàng tháng của hộ ông/bà là bao nhiêu?
1. > 5 triệu 2. Từ 5 – 10 triệu 3. < 10 triệu 6. Số nhân khẩu: …………
II. NỘI DUNG PHỎNG VẤN
Câu 1. Lượng CTR sinh hoạt của gia đình ơng/bà thải ra hàng ngày là: 1. Dưới 1 kg/ngày 2. Từ 1- 2 kg/ngày
3. Từ 3 – 4 kg/ngày 4. Trên 4 kg/ngày
Câu 2: Thành phần CTR sinh hoạt chủ yếu của gia đình ơng/bà là:
Thành phần Loại chất thải
1. Thực phẩm sạch
2. Chai lọ nhựa
3. Chai lọ thủy tinh
4. Vỏ hoa quả 5. Túi ni lon 6. Giấy 7. Đồ điện tử 8. Bóng đèn 9. Vỏ hộp sửa 10. Thành phần khác …………………………………………..
Câu 3. CTR sinh hoạt ở địa phương ơng/bà có được phân loại tại nguồn khơng? 1. Có 2. Không
Câu 4: CTR sinh hoạt của gia đình ơng/bà có được phân loại khơng? 1. Có 2. Không
Nếu có thì gia đình ơng/bà tự phân loại hay có tổ chức nào hướng dẫn phân loại? 1. Tự phân loại 2. Công ty MTĐT 3. Tổ chức khác Câu 5: Gai đình ơng/bà trữ rác bằng vật dụng gì?