Một số điều kiện khác có ảnh hưởng tiêu cực không kém đến quá trình xây dựng cơ chế quản lý mới nhân lực KH&CN trong tổ chức NC&PT là:
- Cách thức tuyển chọn đề tài (cấp bộ và cấp cơ sở) và cách thức đánh giá đề tài thiếu nghiêm túc ảnh hưởng tới quan hệ canh tranh lành mạnh giữa các cán bộ nghiên cứu.
- Cơ cấu bất hợp lý của hệ thống cơ quan nhà nước (trùng chéo, tản mạn,...), thiếu rõ ràng trong xác định chức năng của tổ chức NC&PT của Nhà nước, thiếu hoạt động đánh giá các tổ chức NC&PT của Nhà nước khiến việc xét phân bổ chỉ tiêu phát triển nhân lực cho các đơn vị gặp nhiều khó khăn và dễ nhầm lẫn.
- Chất lượng của hệ thống giáo dục - đào tạo kém gây khó khăn cho hoạt động tuyển dụng nhân lực KH&CN vào tổ chức NC&PT của Nhà nước.
- Bất hợp lý trong hệ thống lương nói chung ảnh hưởng tới đổi mới tiền lương trong lĩnh vực KH&CN.
Hai là, quản lý nhân lực KH&CN luôn đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với hệ
thống quản lý chung bên trong tổ chức NC&PT của Nhà nước. Quá trình đổi mới quản lý nhân lực KH&CN sẽ chịu tác động ngược chiều từ những quan hệ quản lý khác chưa kịp đổi mới và vẫn tương thích với quản lý nhân lực cũ.
Lẫn lộn, nhập nhằng giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng trong tổ chức NC&PT của Nhà nước sẽ làm biến dạng chủ trương chuyển từ Nhà nước dùng người sang đơn vị dùng người. Một mặt, đơn vị không thể chủ động, tự chủ sử dụng nhân lực của mình. Mặt khác, tồn tại nguy cơ đơn vị tuỳ tiện sử dụng người một cách vô trách nhiệm 71. Thiếu phân định rõ ràng giữa chủ thể sở hữu và chủ thể sử dụng cũng gây ra lúng túng trong việc xác định vai trò của thủ trưởng đơn vị và nội dung dân chủ trong tổ chức NC&PT của Nhà nước 72.
Cơ cấu tổ chức bộ máy phòng ban mang nặng tính chất hành chính không phù hợp cho cán bộ khoa học đầu ngành phát huy vai trò của mình, đồng thời ngăn cản tự do chuyển đổi lực lượng nghiên cứu và cạnh tranh giữa các cán bộ nghiên cứu thuộc các bộ phận khác nhau trong đơn vị.
Ba là, là một vấn đề mới , phức tạp, cơ chế quản lý mới nhân lực KH&CN
trong tổ chức NC&PT của Nhà nước đang hàm chứa những ẩn số chỉ có thể được sáng tỏ thông qua sự vận động của thực tiễn, Trong đó nổi bật là các ẩn số như:
- Những động lực cụ thể của đội ngũ cán bộ nghiên cứu trong tổ chức NC&PT của Nhà nước ở Việt Nam.
71 Trong thời gian vừa qua, mặc dù mở rộng quyền tự chủ trong quản lý nhân lực còn hạn chế, nhưng đã xuất hiện tình trạng vô trách nhiệm trong sử dụng nhân lực KH&CN. Ví dụ, theo kết quả điều tra của đề tài cấp bộ 1998 "Một số vấn đề sử dụng nhân lực KH&CN ở Việt trong sử dụng nhân lực KH&CN. Ví dụ, theo kết quả điều tra của đề tài cấp bộ 1998 "Một số vấn đề sử dụng nhân lực KH&CN ở Việt nam, có 27,3% ý kiến đánh giá việc áp dụng chế độ kiêm nhiệm ở viện nghiên cứu đã gây nên hậu quả "làm hao tổn kinh phí nhà nước" và 30,4% ý kiến đánh giá chế độ này gây hệu quả "làm tăng người trong khi biên chế cơ quan đã thừa" (Báo cáo tổng hợp đề tài cấp bộ 1998 "Một số vấn đề về sử dụng nhân lực KH&CN ở Việt Nam" - Hà Nội, 4/1999, trang 50).
72 Vấn đề tách quyền sở hữu và quyền sử dụng trong tổ chức NC&PT của Nhà nước đã được trình bày khá hệ thống trong đề tài cấp bộ 2002 "Nghiên cứu luận cứ khoa học cho việc xây dựng các cơ chế, chính sách về vấn đề tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức NC&PT". "Nghiên cứu luận cứ khoa học cho việc xây dựng các cơ chế, chính sách về vấn đề tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức NC&PT".
- Cơ chế phối hợp cụ thể giữa lãnh đạo tổ chức NC&PT của Nhà nước và các cán bộ nghiên cứu đầu ngành.
- Thời hạn ký lại hợp đồng lao động đối với nhân lực KH&CN trong tổ chức NC&PT của Nhà nước.
- Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của cán bộ nghiên cứu.
- Tỷ lệ giữa bộ phận lao động "cứng" và bộ phận lao động "mềm" trong tổ chức NC&PT của Nhà nước.
- Nội dung quản lý nhân lực phù hợp với đặc thù của từng loại hình tổ chức NC&PT của Nhà nước (nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng; khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn;...).
- Chế độ quản lý phù hợp với các loại lao động phục vụ nghiên cứu trong tổ chức NC&PT của Nhà nước.
b. Tiến trình đổi mới cơ chế quản lý nhân lực KH&CN trong tổ chức NC&PT của Nhà nước
Quá trình đổi mới quản lý nhân lực KH&CN sẽ phụ thuộc cả vào việc xây dựng các quan hệ quản lý mới và cả vào nỗ lực giải quyết các trở ngại từ phía điều kiện bên ngoài, hệ thống quản lý bên trong và nhận thức về mô hình hướng tới. Có thể xác định tiến trình đổi mới quản lý nhân lực KH&CN trong tổ chức NC&PT của Nhà nước ở nước ta thông qua sự kết hợp giữa những hoạt động này.
Một là, không thể chờ giải quyết xong xuôi các vấn đề thuộc về điều kiện bên
ngoài rồi mới tiến hành đổi mới các quan hệ quản lý nhân lực KH&CN trong tổ chức NC&PT của Nhà nước. Giữa các điều kiện bên ngoài và các quan hệ quản lý mới nhân lực KH&CN vốn có tác động qua lại nên chúng có thể và cần thiết phải được tháo gỡ và xây dựng động thời. Đương nhiên, độ hoàn thiện (nông - sâu) của quan hệ quản lý mới nhân lực KH&CN sẽ tuỳ thuộc theo mức biến đổi của điều kiện bên ngoài; và do khả năng biến đổi của các điều kiện bên ngoài không đều nhau, nên có sự phân biệt nhất định về trình tự thời gian xác lập từng quan hệ cụ thể trong quản lý mới nhân lực KH&CN. Các quan hệ quản lý mới về nhân lực KH&CN gắn với tuyển chọn, đánh giá nghiệm thu đề tài, đổi mới lương nói chung, sắp xếp lại hệ thống cơ quan NC&PT có thể xác lập sớm nhất; tiếp đến là các quan hệ quản ls mới nhân lực KH&CN gắn với thị trường công nghệ, thị trường lao động KH&CN; sau cùng là các quan hệ mới nhân lực KH&CN gắn với chất lương của hệ thống giáo dục đào tạo.
Hai là, trong số các quan hệ quản lý nội tại của tổ chức NC&PT của Nhà
nước, tách quyền sở hữu và quyền sử dụng có ý nghĩa quyết định phân chia giai đoạn của tiến trình đổi mới nhân lực KH&CN. Chỉ sau khi thực hiện tách quyền
sử hữu và quyền sử dụng, đổi mới quản lý nhân lực KH&CN mới trở thành quá trình tự thân vận động (đối tương quản lý chủ động, tự giác chuyển đổi). Và chỉ khi bản thân đơn vị làm chủ quá trình đổi mới quản lý nhân lực KH&CN thì việc xây dựng các quan hệ quản lý mới mới diễn ra một cách sáng tạo, linh hoạt...73
Ba là, do một số vướng mắc về nhận thức trong cơ chế quản lý mới nhân lực
KH&CN chỉ có thể được giải quyết thông qua thực tiễn, nên ngay từ đầu phải mạnh dạn tiến hành các hoạt động đổi mới. Đồng thời, quy mô và tính chất của đổi mới nhân lực KH&CN sẽ lại phụ thuộc vào khả năng thu hẹp những vấn đề còn đang bị bỏ ngỏ. Theo đó, đổi mới sẽ diễn ra từ hẹp đến rộng, từ triển khai thí điểm đến triển khai chính thức...
Ngoài ra, nguyên tắc của chúng ta là đổi mới phải đi đôi với ổn định và phát triển. Trực tiếp liên quan tới "ổn định" là giải pháp đối với bộ phận cán bộ nghiên cứu vốn thuộc diện biên chế nhà nước trước đây. Với đội ngũ này không thể giản đơn loại ra khỏi tổ chức NC&PT và ra nhập đội quân thất nghiệp. Trái lại, tiến trình đổi mới ở đây phụ thuộc vào những điều kiện giải quyết ổn thoả việc làm và thu nhập của những con người cụ thể...