Khoản 1, Điều 5, Chương III trong Nghị định số 198/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hưỡng dẫn thực thi một số điều của Bộ Luật Lao động về hợp đồng lao động.

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực khoa học và công nghệ trong các tổ chức nghiên cứu và phát triển của Nhà nước (Trang 29 - 31)

điều của Bộ Luật Lao động về hợp đồng lao động.

56 Báo cáo tổng hợp đề tài cấp bộ 1998 "Một số vấn đề về sử dụng nhân lực KH&CN ở Việt Nam"-Hà Nội, 4/1999, trang 67

57 Báo cáo tổng hợp đề tài cấp bộ 1998 "Một số vấn đề về sử dụng nhân lực KH&CN ở Việt Nam"-Hà Nội, 4/1999, trang 67.

58

Đề cập đến sự khác biệt giữa một nhà bác học có năng suất sáng tạo cao với các cán bộ khoa học khác, nhiều nhà nghiên cứu hiện đại đã đi đến kết luận là sở dĩ có sự khác nhau đó trước hết là do động cơ, chứ không phải tài năng trí tuệ kiệt xuất. Các bác học sáng tạo tiêu biểu ở đầu óc sáng kiến và có tính trội hơn, họ có động cơ mạnh hơn đối với thành công trí tuệ (Đ.M. Gơvisiani, X.R. Miculinxki, M.G. Iarôsepxki: "Những khía cạnh xã hội và tâm lý của việc nghiên cứu hoạt động của một bác học"- Tạp chí Những vấn đề triết học (Nga), số 3/1971, trang 27.

cứu hồ sơ và ký hợp đồng" 59. Thực tế cho thấy những cách làm đa dạng này không ảnh hưởng gì đến chất lượng tuyển dụng và có thể tiếp tục phát huy trong nội dung quản lý mới về nhân lực KH&CN ở tổ chức NC&PT của Nhà nước.

Thứ hai, đào tạo là một biện pháp rất quan trọng đảm bảo cho cán bộ nghiên cứu

phát huy sự say mê khoa học của mình. Gắn với mục tiêu phát huy niềm say mê khoa học, đào tạo trong nội dung quản lý mới sẽ khác với đào tạo trong cơ chế quản lý cũ - vốn bị đánh giá là tính phù hợp không cao (bảng 1):

Bảng 1. Đánh giá về các hình thức tổ chức đào tạo - bồi dưỡng cán bộ phù hợp ở một số ngành công ưu tiên 60

Các hình thức đào tạo- bồi dưỡng cán bộ phù hợp ở các lĩnh

vực công nghệ ưu tiên

Tổng số

Phân bổ ý kiến theo mức độ đánh giá (từ thấp đến cao) 1 2 3 4 5 - Số ý kiến - Tỷ lệ phần trăm (%) 1465 100 140 9,5 407 27,5 695 47 198 13,5 25 2,5

Nguồn: Bộ Giáo dục và đào tạo- Viện Nghiên cứu Phát triển giáo dục, Đề tài quy hoạch phát triển

nguồn nhân lực KH&CN đáp ứng như cầu phát triển các lĩnh vực công nghệ ưu tiên - "Báo cáo kết

quả điều tra - khảo sát thực trạng nhân lực KH&CN trong các lĩnh vực công nghệ ưu tiên"- Hà Nội 5/2000, Bảng 7, trang 13

- Đào tạo trong nội dung quản lý mới tập trung vào các chuyên môn phục vụ nghiên cứu khoa học thay vì chú trọng vào các môn học về lý luận chính trị, quản lý hành chính,...

- Đào tạo dựa trên sự chủ động chủa người học, phát huy sáng tạo của người học thay vì đào tạo theo các chương trình truyền thụ kiến thức cơ bản, đại trà.

- Niềm say mê khoa học vô hạn thường kéo theo nhu cầu học không có giới hạn ở cán bộ nghiên cứu. Do vậy, cần có nhiều hình thức đào tạo phong phú và không giới hạn tuổi tác. Ngoài ra, chú trọng hình thức cán bộ tự đào tạo nâng cao trình độ thông qua các biện pháp như tạo điều kiện cho cán bộ nghiên cứu tiếp xúc với các thông tin, tham gia các hình thức trao đổi học thuật,...

Ngoài ra, ở đây cũng khẳng định sự cần thiết hỗ trợ mạnh mẽ từ phía Nhà nước giúp các tổ chức NC&PT đào tạo nhân lực KH&CN.

Ba là, mối quan hệ bên trong (giữa cá nhân và tập thể) của một đơn vị phụ thuộc

vào nhiều nhân tố. Trong nội dung quản lý mới về nhân lực KH&CN ở tổ chức NC&PT của Nhà nước, môi trường thuận lợi cho các cán bộ nghiên cứu làm việc bao gồm những khía cạnh sau:

59

Báo cáo Đề tài cấp bộ 1999 "Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đổi mới một số chính sách sử dụng nhân lực KH&CN trong cơ quan Nghiên cứu - triển khai"- Hà Nội, 2/2000, trang 19.

60 Đối tượng điều tra ở đây thuộc nhiều loại hình đơn vị khác nhau, nhưng các tổ chức NC&PT của Nhà nước chiếm phần lớn - do đó có thể tạm thời sử dụng kết quả này để nói về đối tượng đang tiến hành nghiên cứu. tạm thời sử dụng kết quả này để nói về đối tượng đang tiến hành nghiên cứu.

- Tập thể có đội ngũ lãnh đạo uy tín cả về mặt hành chính và cả về mặt khoa học nhờ phối hợp chặt chẽ giữa thủ trưởng đơn vị và các nhà khoa học đầu ngành. Sự hiện diện của nhà khoa học đầu ngành bên cạnh thủ trưởng đơn vị sẽ góp phần tạo ra những quyết định sáng suốt hơn trong quản lý tập thể, đặc biệt là trước các sáng kiến táo bạo đề xuất từ phía các cán bộ khoa học.

Thứ bậc chuyên môn rõ ràng, đúng người, đúng trình độ sẽ tạo điều kiện để cán bộ nghiên cứu phát huy vai trò cá nhân và cạnh tranh lành mạnh 61.

- Có những chia sẻ và thống nhất tối đa có thể giữa nguyện vọng của cá nhân và nhiệm vụ chung của tổ chức. Trong nội dung quản lý mới, mục đích chung và nhiệm vụ chung của đơn vị được cởi mở (thảo luận rộng rãi, thông báo rộng rãi,...) giúp các thành viên hình dung được công việc của mình trong tiến trình chung đi đến mục đích. Thông thường tổ chức NC&PT của Nhà nước cần những ý tưởng nhằm thực hiện các công việc đã xác định hơn là những ý tưởng hoàn tòan mới. ở đây, các quy chế làm việc trong đơn vị có ý nghĩa quan trọng để cán bộ nghiên cứu tuân thủ, phân biệt giữa nhiệm vụ nghiên cứu trước mắt và nhiệm vụ nghiên cứu lâu dài, hướng khả năng của mình vào việc tìm kiếm những giải pháp và ý tưởng phù hợp với tập thể.

Cơ cấu tổ chức được tinh giảm tối đa nhằm rút ngắn quãng đường đi của ý tưởng khoa học từ nhà khoa học tới người ra quyết định, và rút ngắn quãng đường truyền thông tin từ cấp trên xuống cấp dưới.

Đương nhiên, thống nhất giữa tự do nghiên cứu và định hướng nhiêm vụ của tập thể đơn vị luôn là một công việc khó khăn. Hiện tại ở nước ta, sự thống nhất này còn ở mức rất thấp (bảng 2). Đó sẽ là thách thức mà nội dung quản lý mới phải đối mặt và cũng cần được tiếp tục quan tâm nghiên cứu trong thời gian tới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2. Đánh giá sự phù hợp giữa công tác được giao và nguyện vọng cá nhân ở một số ngành công ưu tiên 62

Công tác được giao phù hợp với nguyện vọng cá nhân

Tổng số

Phân bổ ý kiến theo mức độ đánh giá (từ thấp đến cao) 1 2 3 4 5 - Số ý kiến - Tỷ lệ phần trăm (%) 165 100 33 20 33 20 33 20 33 20 33 20

Nguồn: Bộ Giáo dục và đào tạo- Viện Nghiên cứu Phát triển giáo dục, Đề tài quy hoạch phát triển

nguồn nhân lực KH&CN đáp ứng như cầu phát triển các lĩnh vực công nghệ ưu tiên - "Báo cáo kết

quả điều tra - khảo sát thực trạng nhân lực KH&CN trong các lĩnh vực công nghệ ưu tiên"- Hà Nội 5/2000, Bảng 7, trang 13

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực khoa học và công nghệ trong các tổ chức nghiên cứu và phát triển của Nhà nước (Trang 29 - 31)