Tạp chí Tia sáng, số tháng 4/2002, trang 23.

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực khoa học và công nghệ trong các tổ chức nghiên cứu và phát triển của Nhà nước (Trang 32 - 35)

đề này sẽ được giải quyết trên cơ sở đặc điểm của hoạt động nghiên cứu khoa học và tạo nên sự khác biệt đáng kể so với tình hình hiện nay.

- Trong nội dung quản lý mới vẫn phân chia các ngạch lương và bậc lương khác nhau, nhưng số bậc lương không quá nhiều để tạo điều kiện mở rộng cạnh tranh và việc trả công thích đáng cho tài năng trẻ. Điều này khác với xu hướng chia nhiều bậc lương vốn lợi cho những người có thâm niên như vừa qua 64.

Trong nội dung quản lý mới, việc chuyển đổi bậc lương, ngạch lương sẽ linh hoạt hơn, dựa trên những đánh giá phù hợp với đặc điểm hoạt động nghiên cứu khoa học.

- Nghiên cứu KH&CN trong tổ chức NC&PT của Nhà nước, nhìn chung là hoạt động phi lợi nhuận, nhưng cũng có thể mang lại những lợi nhuận trực tiếp, cụ thể, nhất là trong xu thế tăng cường gắn kết giữa khoa học và sản xuất hiện nay. Hoạt động nghiên cứu khoa học thể hiện niềm say mê tìm tòi sáng tạo, nhưng cũng chịu ảnh hưởng nhất định từ những mong muốn về vật chất của nhà khoa học. Hoạt động khoa học mang lại niền vui và được nhiều nhà khoa học tự giác thực hiện, nhưng cũng là hoạt động dễ nguỵ trang và bị những người thiếu nhiệt huyết làm việc lợi dụng... Tính hai mặt của hoạt động khoa học là cơ sở để xây dựng chế độ tiền công (thu nhập) nhiều phần đối với cán bộ nghiên cứu trong tổ chức NC&PT của Nhà nước. Hiện đã có những đề xuất về các phần cấu thành của tiền công trong tổ chức NC&PT của Nhà nước. Các đề xuất này cũng phản ánh ý đồ thiết kế cơ cấu thành phần tiền công khác nhau trên cơ sở mục đích, hoàn cảnh khác nhau 65. ở đây chúng ta sẽ không đưa ra một cơ cấu thành phần tiền công cụ thể, thay vào đó là định hình về chế độ tiền công nhiều phần trong nội dung quản lý mới thông qua so sánh với chế độ tiền công hiện hành:

- Các phần của tiền công trong nội dung quản lý mới có quan hệ hỗ trợ với nhau tạo nên khoản thu nhập công khai, rõ ràng của cán bộ nghiên cứu. Các phần của tiền công trong nội dung quản lý mới cũng có quan hệ bù trừ tạo nên thu nhập tương đối ổn định đối với cán bộ khoa học.

Kể từ Quyết định 175 - CP ngày 29/4/1981, cho phép ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, cán bộ nghiên cứu đã có phần thu nhập đáng kể ngoài lương. Nhưng do mối quan hệ giữa thu nhập từ hợp đồng (và cả các nhiệm vụ KH&CN của Nhà nước) và tiền lương của cán bộ nghiên cứu chưa được xác định rõ ràng nên dẫn tới hiện tượng phổ biến thu nhập danh nghiã thấp còn thu nhập thực tế cao (thấp giả - cao thật), và chênh lệch rất lớn về thu nhập thật trong giới nghiên cứu làm việc tại các tổ chức

64

Nếu theo quy định năm 1985, ngạch nghiên cứu có 6 bậc lương thì theo Nghị định 25/CP ngày 23/5/!993, ngạch này có 10 bậc lương; tương tự là 4 bậc và 9 bậc ở ngạch nghiên cứu viên chính, 4 bậc và 7 bậc ở ngạch nghiên cứu viên cao cấp.

65 Chẳng hạn xem: Đặng Duy Thịnh: "Về lương và thu nhập của cán bộ NC&PT làm việc trong tổ chức NC&PT của Nhà nước"- Nội san Nghiên cứu Chính sách KH&CN, số 3/2001, trang 10-11; Christian Bréchot trong trả lời phỏng vấn báo La Recherche - Tạp chí Tia sán, số Nghiên cứu Chính sách KH&CN, số 3/2001, trang 10-11; Christian Bréchot trong trả lời phỏng vấn báo La Recherche - Tạp chí Tia sán, số tháng 3/2003, trang 22.

NC&PT của Nhà nước. Với quan hệ hỗ trợ, bù trừ giữa các phần thu nhập, nội dung quản lý mới sẽ khắc phục được những hiện tượng này.

- Khoản thu nhập mềm thêm ngoài lương cứng (từ ký kết hợp đồng với bên ngoài...) sẽ được quản lý trong nội dung quản lý mới: khống chế trong giới hạn nhất định, có thể bị điều tiết một phần nhất định,... Nhờ vậy, quản lý mới khắc phục tình trạng đã và đang diễn ra như "chân ngoài dài hơn chân trong", mang danh cán bộ nhà nước mà không có trách nhiệm đóng góp tương xứng với cơ quan nhà nước,...

- Hiện đang có nhiều ý kiến phê phán hiện tượng nhà khoa học được hưởng hai lương (lương chính thức và "lương đề tài"). Có hai cách hiểu về vấn đề này. Thứ nhất, một khi đã nhận lương thì không được nhận thêm thu nhập từ kinh phí đề tài; thứ hai, vẫn có thể nhận thêm thu nhập từ kinh phí đề tài, nhưng trước hết phải làm tốt các nhiệm vụ chính (tương đương với khoản tiền lương được trả). ở nhiều nước, người ta đã áp dụng cách thứ nhất. Mặc dù vậy, trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay (khó kiểm soát thu nhập, khó kiểm soát thu chi tài chính, mức sống nói chung còn thấp,...) chúng ta vẫn có thể áp dụng cách thứ hai nhằm khuyến khích cán bộ nghiên cứu trong tổ chức NC&PT của Nhà nước tham gia đề tài nghiên cứu khoa học. Cùng với áp dụng cách hiểu thứ hai, cần phải xác định rõ nội dung, quy mô của nhiệm vụ chính, từ đó suy ra ý nghĩa và quy mô của khoản lương chính. So với hiện nay, ý nghĩa và quy mô lương của cán bộ nghiên cứu trong nội dung quản lý mới sẽ thay đổi theo chiều hướng khiêm tốn hơn và giảm tương đối.

- Ngoài các nhu cầu thông thường về ăn, mặc, ở, đi lại... cá nhân hoạt động khoa học còn có nhu cầu rất lớn về thông tin phục vụ nghiên cứu. Muốn có được những thông tin cần thiết, nhà khoa học phải bỏ ra khoản chi phí khá tương xứng. Đó là khoản kinh phí Nhà nước có thể hỗ trợ dưới dạng một khoản ngoài lương của cán bộ nghiên cứu, giống như ở Nga, các nhà bác học làm việc thường xuyên tại tổ chức khoa học nhà nước hàng năm được cấp bù số tiền bằng 10 lần lương tối thiểu để mua tài liệu và trả dịch vụ thông tin khoa học66.

- Cạnh tranh trong thu hút nhân lực KH&CN thường diễn ra rất mạnh mẽ do nhu cầu lớn về lao động chất xám (như là điều cần) và đặc điểm tự do trong hoạt động khoa học (như là điều kiện đủ). Tiền lương là một vũ khí quan trọng trong cạnh tranh, dành dật nhân lực KH&CN.

Cho đến nay, tiền lương của cán bộ nghiên cứu ở ta còn thiếu tính cạnh tranh nên không giữ chân được nhiều nhà khoa học và không thu hút được những người giỏi vào viện nghiên cứu làm việc. Tính cạnh tranh của tiền lương sẽ được nhấn mạnh đúng mức trong nội dung quản lý mới nhân lực KH&CN ở tổ chức

66 Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách KH&CN - Văn phòng Đề án Chiến lượng phát triển KH&CN Việt Nam đến năm 2020, Tài liệu tham khảo 08: "Học thuyết phát triển khoa học Nga"- Hà Nội, 2/1998, trang 8. tham khảo 08: "Học thuyết phát triển khoa học Nga"- Hà Nội, 2/1998, trang 8.

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực khoa học và công nghệ trong các tổ chức nghiên cứu và phát triển của Nhà nước (Trang 32 - 35)