Đặc điểm tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, tỉnh yên bái​ (Trang 41)

4.1.1.1. Đặc điểm diện tích

Nà Hẩu là một xã vùng cao nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu huyện huyện Văn Yên với tổng diện tích tự nhiên là 5.639,6 ha trong đó:

- Diện tích đất lâm nghiệp là 5.150,23 ha. + Diện tích đất có rừng là 5.036 ha.

+ Diện tích đất chưa có rừng là 114,23 ha. - Diện tích đất nông nghiệp là 426,72 ha. - Diện tích đất khác là 62,65 ha.

Hiện trạng diện tích các loại đất đai và rừng tại xã Nà Hẩu được thể hiện như hình 4.1. Qua đây cho thấy tỉ trọng tổng diện tích tự nhiên là khác nhau, cụ thể đất lâm nghiệp chiếm tỉ trọng diện tích lớn nhất với 91,3%, trong đó độ che phủ rừng là 89,3%; tiếp đến là diện tích đât nông nghiệp chiếm 7,56% và tỉ trọng diện tích đất khác là thấp nhất là 1,11%.

Hình 4.2. Hiện trạng rừng tại xã Nà Hẩu

Hình 4.3. Bản đồ khoán bảo vệ rừng giai đoạn 2016 - 2020

Số liệu cụ thể về diện tích rừng và đất rừng tại xã Nà Hẩu được thống kê trong bảng 4.1.

Bảng 4.1. Diện tích các loại rừng và đất rừng ở khu vực nghiên cứu Đơn vị: ha TT Hạng mục Tổng (ha) Đất lâm nghiệp 5.150,23 I Đất có rừng 5.036 1 Rừng tự nhiên 4.543,2

1.1 Rừng gỗ tự nhiên theo trữ lượng 5.428,0

- Rừng trung bình 3.125,93

- Rừng nghèo kiệt 1.135,22

1.2 Rừng tre nứa 2,63

1.3 Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 189,37

2 Rừng trồng 492,8

II Đất chƣa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp 114,23

1 Đất có rừng trồng chưa thành rừng 50,05

2 Đất trống không có cây gỗ tái sinh 62,19

3 Núi đá không có cây 30,4

4 Đất khác trong lâm nghiệp 1,59

(Nguồn: Khu bảo tồn Nà Hẩu, năm 2019)

Qua hình 4.4 cho thấy đất có rừng chiếm diện tích lớn nhất với 97,78 % trong tổng diện tích đất Lâm nghiệp. Trong khi đó chỉ có 2,2% diện tích được quy hoạch cho Lâm nghiệp.

4.1.1.2. Đặc điểm về tài nguyên rừng

Thực vật

- Thảm thực vật: Kết quả phân loại các kiểu thảm thực vật rừng theo điều tra cho thấy trong khu vực bảo tồn có 2 kiểu rừng chính, đó là kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và kiểu rừng kín thường xanh hỗn hợp cây lá rộng - lá kim ẩm á nhiệt đới. Trong đó có 4 kiểu phụ và 20 ưu hợp, quần hợp và xã hợp thực vật (Đồng Thanh Hải và cộng sự, 2015).

- Thành phần thực vật: Theo kết quả điều tra, hệ thực vật tại vùng lõi của khu bảo tồn hiện nay có 516 loài thuộc 332 chi và 126 họ thuộc 5 ngành là ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta), ngành Dương xỉ (Polyopodiophyta), ngành Hạt trần (Gymnospermoc) và ngành Hạt kín (Angiospermac), trong đó có 27 loài thuộc diện quý hiếm, ưu tiên cho bảo tồn ghi trong sách đỏ Việt Nam.

Động vật:

Kết quả kế thừa đã ghi nhận được 129 loài thuộc 54 họ, 17 bộ của 4 lớp động vật có xương sống, trong đó Thú có 31 loài, Chim có 63 loài, Bò sát và ếch nhái có 25 loài. Khu bảo tồn có nguồn gen quí hiếm có giá trị bảo tồn cao không chỉ trong nước mà cả trên phạm vi quốc tế. Trong đó, có 28 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam 2007 và 30 loài trong nghị định 32 của Chính phủ.

4.1.2. Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

4.1.2.1. Công tác quản lý, bảo vệ rừng

Rừng tại xã Nà Hẩu được Ban quản lý KBT giao trực tiếp cho hộ gia đình dưới hình thức nhận khoán bảo vệ rừng, cụ thể như sau:

Bảng 4.2. Thực trạng công tác giao khoán bảo vệ rừng

TT Hình thức khoán Số thôn tham gia Số hộ tham gia Số hợp đồng giao khoán Diện tích đất lâm nghiệp đã giao (ha) Bảo vệ rừng tự nhiên 3 130 6 3.751,6

Qua bảng trên cho thấy rừng tại xã Nà Hẩu được giao khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình trên 3 thôn với tổng số 130 hộ tham gia.

4.1.2.2. Các tổ chức cộng đồng tham gia quản lý rừng

Tại xã Nà Hẩu hiện tại có 3 tổ chức cộng đồng tham gia quản lý rừng, cụ thể:

- Cộng đồng làng bản: Cộng đồng dân tộc trong xã được chia thành các bản làng riêng biệt và hoạt động theo những luật tục riêng. Đứng đầu tổ chức làng bản là trưởng bản. Tổ chức làng bản ở địa phương mang tính chất của tổ chức xã hội có tính bền vững cao. Nó được hình thành một cách tự nhiên do nhu cầu tồn tại của mỗi thành viên và cả cộng đồng. Xã Nà Hẩu sau khi sác nhập hiện có 03 thôn bản, mỗi một thôn bản có một trưởng thôn đồng thời là Bí thư chi bộ, dưới trưởng thôn có 1 phó thôn, công an viên và các cơ sở đoàn thể... Đây là tổ chức cộng đồng có vai trò rõ nét nhất trong công tác quản lý bảo vệ rừng;

- Nhóm hộ gia đình (dòng họ): Tập hợp các gia đình nhỏ cùng chung nguồn gốc, liên kết với nhau bởi luật tục chung và chịu sự quản lý chung của dòng họ. Trong mỗi nhóm hộ gia đình đều có một trưởng dòng họ là người đại diện cho nhóm chăm lo tổ chức các công việc chung của dòng họ như: Truyền thống văn hoá, lễ tết, học tập… tại khu vực nghiên cứu có 5 dòng họ;

- Hộ gia đình: Cá nhân và hộ gia đình là thành phần trực tiếp tham gia quản lý và sử dụng tài nguyên rừng như: Nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng, làm giàu rừng, tu bổ rừng, khai thác gỗ, thu hái và chế biến lâm sản ngoài gỗ, trực tiếp tham gia xây dựng quy ước quản lý bảo vệ rừng, cơ chế hưởng lợi từ rừng, tham gia quản lý bảo vệ rừng… Đây là đối tượng chính để vận động, tuyên truyền, giáo dục cũng như là thành viên trực tiếp tham gia công tác quản lý rừng và phát triển tài nguyên rừng.

Qua trên cho thấy tại khu vực nghiên cứu gồm 3 tổ chưc cộng đồng tham gia bảo vệ rừng. Kết quả này tương đồng với nhận định của Nguyễn Bá

Ngãi (2009), Các loại rừng cộng đồng hình thành từ các nguồn gốc khác nhau nhưng đều được 3 chủ thể chính quản lý là cộng đồng dân cư thôn, dòng tộc và nhóm hộ hoặc nhóm sở thích.

4.1.2.3. Thực trạng hoạt động bảo vệ, sử dụng rừng tại xã Nà Hẩu

Cho đến nay công tác QLBVR tại xã Nà Hẩu đã được thực hiện thông qua một số các hoạt động sau:

- Công tác PCCCR: Công tác PCCCR được quan tâm và đầu tư thích đáng. Chính quyền xã đã phối hợp với trạm Kiểm lâm trên địa bàn, các ban ngành như: Công an, quân đội và nhân dân địa phương trong công tác PCCCR. Phấn đấu hạn chế thiệt hại thấp nhất do cháy rừng gây ra đồng thời chú trọng đến công tác PCCCR ở các vùng trọng điểm. Nên tình trạng cháy rừng không xảy ra. Theo thống kê của UBND xã Nà Hẩu năm 2016 đến nay không có ha rừng nào bị cháy;

- Công tác tuần tra rừng: Trạm Kiểm lâm địa bàn xây dựng vào năm 2013, đến nay công tác tuần tra bảo vệ rừng đã được triển khai đến tất cả các thôn bản trong khu vực. Trong những năm qua lực lượng Kiểm lâm địa bàn huyện Văn Yên đã quán triệt và thực hiện chỉ đạo xuyên suốt trong công tác QLBVR theo hướng toàn diện và đồng bộ; bảo vệ tận gốc, ngăn chặn kịp thời các hành vi chặt phá rừng, đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, tăng cường pháp chế, thanh tra. Tổ cơ động hạt Kiểm lâm thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm soát trên các tuyến, vùng trọng điểm đảm bảo cho việc QLBVR được chặt chẽ và đạt hiệu quả cao.

Tổ bảo vệ rừng thôn gồm 5 - 8 người do Trưởng thôn làm tổ trưởng, có lịch tuần tra rừng 2 lần trong tháng và là lực lượng trực tiếp tham gia công tác bảo vệ rừng ở địa phương.

Từ năm 2015 đến năm 2019, chính quyền địa phương và Hạt Kiểm lâm đã phát hiện và xử lý 45 vụ vi phạm hành chính trên địa bàn xã Nà Hẩu (bảng 4.3 và hình 4.5).

Bảng 4.3. Các vụ vi phạm lâm luật tại xã Nà Hẩu năm 2015 - 2019 Năm 2019 2018 2017 2016 2015 Tổng số vụ vi phạm 3 7 2 14 19 Thực vật 7 2 14 6 Phá rừng làm rẫy 3 13

(Nguồn: Khu bảo tồn Nà Hẩu, Hạt Kiểm lâm)

Hình 4.5. Các vụ vi phạm lâm luật tại xã Nà Hẩu năm 2015 - 2019

Qua bảng trên cho thấy các vụ vi phậm lâm luật tại xã Nà Hẩu giai đoạn 2015 - 2019 chủ yếu về vận chuyển, khai thác gỗ trái phép và phá rừng làm nương rẫy, trong đó năm 2015 số vụ vi phạm nhiều nhất với 19 vụ, trong đó phát nương làm rẫy là 13 vụ và 6 vụ về vận chuyển, khai thác gỗ trái phép.

Riêng năm 2016 số vụ vi phạm về vận chuyển, khai thác gỗ lớn nhất với tổng số 14 vụ vi phạm; năm 2017 có số vụ vi phạm ít nhất với 2 vụ về vận chuyển, khai thác gỗ trái phép.

- Công tác giao khoán bảo vệ rừng: Năm 2015, xã Nà Hẩu đã bắt đầu thực hiện kiểm kê, giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình trực tiếp quản lý, sản xuất, sử dụng lâu dài, ổn định vào mục đích lâm nghiệp với mong muốn ý thức bảo vệ và phát triển vốn rừng của người dân được nâng lên, kinh tế nghề rừng đã được quan tâm, chú trọng.

Hiện nay tại khu vực xã, công tác QLBVR cấp xã được thực hiện theo như sơ đồ ở hình 4.6 như sau:

Hình 4.6. Sơ đồ mô hình tổ chức quản lý bảo vệ rừng của xã

- Công tác thực thi pháp luật: Xã Nà Hẩu đã tổ chức thực hiện tốt Quyết định 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về trách nhiệm quản lý Nhà nước về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng đã có tác dụng tích cực, nâng cao một bước nhận thức về trách nhiệm của chính quyền các cấp trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Ban Lâm nghiệp xã cùng với cán bộ Kiểm lâm và cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ phụ trách địa bàn tham mưu cho chủ tịch UBND xã chỉ đạo việc tổ chức xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ rừng, thành lập tổ đội bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng bước đầu đã đem lại hiệu quả tích cực về phong trào bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn.

Chủ tịch UBND xã (Trưởng ban chỉ đạo về chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020 xã) thực hiện công tác quản lý theo pháp luật thông qua sự phối hợp với các ban ngành ở địa phương như:

Chủ tịch UBND xã

BCĐ,Lâm nghiệp xã, Kiểm lâm địa bàn

Tổ bảo vệ rừng tại thôn Tổ bảo vệ rừng tại thôn Tổ bảo vệ rừng tại thôn

Trạm Kiểm lâm Đại Phú An, tổ Kiểm lâm Nà Hẩu thuộc KBT Nà Hẩu, Công an huyện…

Ban lâm nghiệp xã phụ trách công tác lâm nghiệp ở địa phương, cùng với Kiểm lâm địa bàn triển khai kế hoạch bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở địa phương.

Để làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng ở địa phương trước hết phải nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp chính quyền ở địa phương, phát triển kinh tế nghề rừng theo quy hoạch, kế hoạch đúng quy định của pháp luật, thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá nghề rừng, quan tâm đến lợi ích và nâng cao trách nhiệm của chủ rừng, phát huy năng lực cộng đồng để phát triển nghề rừng theo hướng bền vững.

Hiện nay, hệ thống quản lý tài nguyên rừng theo chính sách của Nhà nước có hiệu lực cao nhất trong khu vực và được hầu hết người dân chấp thuận. Nhìn chung, người dân trong các cộng đồng thôn, bản đã có những thay đổi trong việc quản lý và sử dụng tài nguyên rừng. Họ tham gia vào việc phát hiện, tố giác đối tượng khai thác, mua bán và vận chuyển tài nguyên rừng trái phép. Tuy nhiên mức độ tham gia của người dân trong hệ thống này chưa hoàn toàn tự nguyện, bởi họ chưa coi tài nguyên thiên nhiên là của chính mình, người dân và của cả cộng đồng. Do đó, một bộ phận người dân vẫn thường xuyên vào rừng bẫy, bắt động vật rừng, khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

- Công tác tuyên truyền: Công tác quản lý bảo vệ rừng của xã còn gặp không ít khó khăn do đời sống nhân dân còn nghèo, người dân chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm trong quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, chưa có ý thức thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, hoặc còn thờ ơ, không có biện pháp ngăn chặn việc khai thác lâm sản, săn bắt động vật rừng trên diện tích rừng của xã.

Tại hầu hết các thôn, bản đang còn tình trạng khai thác lâm sản trái phép, săn bắt động vật rừng, một số cán bộ cấp xã, cấp thôn chưa sâu sát, còn né tránh trong việc đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật lâm nghiệp. Qua trao đổi, thảo luận với cán bộ chính quyền địa phương cho thấy: Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên trước hết là do công tác tuyên

truyền, giáo dục pháp luật, tập hợp của các tầng lớp nhân dân cùng tham gia bảo vệ rừng còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết được năng lực cộng đồng và cũng chưa nâng cao được nhận thức của người dân về việc kinh doanh rừng, hưởng lọi từ rừng và phát triển kinh tế đồi rừng.

4.2. Các hình thức, mức độ tác động của ngƣời dân địa phƣơng tới tài nguyên rừng tại KBTTN Nà Hẩu

Qua quá trình phỏng vấn và điêu tra theo tuyến đề tài đã xác định được 6 hình thức tác động của người dân địa phương vào tài nguyên rừng:

4.2.1. Canh tác nương rẫy

Kết quả phỏng vấn 42 hộ gia đình thì có 38/42 hộ cho biết gia đình đang canh tác nương rẫy ở gần rừng chiếm 90% các hộ tham gia phỏng vấn.

Kết quả điều tra thực địa tại khu vực nghiên cứu canh tác nương rẫy diễn ra chủ yếu ở vùng giáp ranh với rừng tự nhiên của KBT, hàng năm mỗi khi người dân phát dọn thực bì cho vụ canh tác mới đều phát dọn chân ven lấn thêm vào rừng (Hình 4.7). Hoạt động canh tác người dân thường làm lều để chăn nuôi kèm theo đó thường lấy củi để đốt. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân thiếu đất canh tác. Các vị trí họ chọn làm nương rẫy trong rừng thường là ở chân và sườn núi. Loài cây trồng chủ yếu là Ngô, Lúa nương, Sắn...

(Nguồn: Lê Văn Hậu)

Hình 4.7. Canh tác nƣơng rẫy

Theo số liệu của Khu bảo tồn từ năm 2016 đến nay có 16 vụ vi phạm phá rừng làm nương rẫy, trong đó năm 2016 là 13 vụ và đầu năm 2019 là 3 vụ

vi phạm. Qua đây cho thấy công tác quản lý của Khu bảo tồn của Khu bảo tồn đã tốt lên qua các vụ vi phạm giảm dần qua các năm.

4.2.2. Săn bắn, bẫy, bắt động vật

Săn bắt động vật hoang dã trước kia là hoạt động truyền thống của người dân nơi đây. Các hoạt động này diễn ra hầu như ở tất cả những nơi có sự phân bố của các loài động vật hoang dã. Hoạt động săn bắt thường diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 3 năm sau. Mùa này có nhiều hoa quả, thời tiết ấm áp, thuận lợi cho việc đi săn và cơ hội bắt gặp động vật nhiều hơn. Không những vậy, vào những tháng này người dân có nhiều thời gian nhàn rỗi hơn.

Quá trình điều tra tuyến phát hiện 04 vị trí đặt cạp bẫy bắt động vật rừng, kết quả phỏng vấn 42 hộ gia đình thì có tới 30 hộ cho biết là trong qua trình làm nương rẫy có tham gia đặt cạm, bẫy bắt những con thú nhỏ chiếm 71% các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, tỉnh yên bái​ (Trang 41)