Săn bắn, bẫy, bắt động vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, tỉnh yên bái​ (Trang 52 - 53)

Săn bắt động vật hoang dã trước kia là hoạt động truyền thống của người dân nơi đây. Các hoạt động này diễn ra hầu như ở tất cả những nơi có sự phân bố của các loài động vật hoang dã. Hoạt động săn bắt thường diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 3 năm sau. Mùa này có nhiều hoa quả, thời tiết ấm áp, thuận lợi cho việc đi săn và cơ hội bắt gặp động vật nhiều hơn. Không những vậy, vào những tháng này người dân có nhiều thời gian nhàn rỗi hơn.

Quá trình điều tra tuyến phát hiện 04 vị trí đặt cạp bẫy bắt động vật rừng, kết quả phỏng vấn 42 hộ gia đình thì có tới 30 hộ cho biết là trong qua trình làm nương rẫy có tham gia đặt cạm, bẫy bắt những con thú nhỏ chiếm 71% các hộ được phỏng vấn. Từ đó cho thấy hiện tượng người dân săn bắt bẫy động vật hoang dã vẫn diễn ra thường xuyên và số lượng người tham gia lớn.

Dụng cụ săn bắt chủ yếu là súng kíp và bẫy. Theo thông tin phỏng vấn, người dân ở đây ít có thói quen giữ lại các sản phẩm sau khi săn được như da, lông, xương mà đem bán hoặc để làm thịt.

(Nguồn: Lê Văn Hậu)

Tuy nhiên trong thời gian gần đây hoạt động này đã giảm nhiều do việc đi săn không mang lại hiệu quả cao và đặc biệt lực lượng Kiểm lâm thường xuyên tuần tra. Hầu như súng săn được người dân giao nộp cho cơ quan quản lý, đối tượng đi săn trong khu vực còn rất ít. Trong suốt thời gian chúng tôi điều tra, thu thập số liệu không nghe thấy tiếng súng trong khu vực tuy nhiên vẫn phát hiện bẫy bắt dây với số lượng ít. Điều này cho thấy công tác tuyên truyền, quản lý của Ban quản lý KBT và chính quyền địa phương đang mang lại nhiều tín hiệu tích cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, tỉnh yên bái​ (Trang 52 - 53)