Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của người dân trong công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, tỉnh yên bái​ (Trang 58 - 92)

cản trở ngƣời dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng

4.3.1. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của người dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng tác quản lý bảo vệ rừng

Để làm rõ hơn các mặt của vấn đề quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, tác giả và những người cung cấp thông tin chính đã tiến hành tổ chức thảo luận nhóm tại 3 thôn bản, đồng thời phân tích để xác minh điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của người dân trong công tác QLBVR. Kết quả thảo luận như sau:

Bảng 4.4. Phân tích ma trận SWOT về công tác QLBVR Điểm mạnh (S)

- Địa bàn được bố trí lực lượng quản lý (Kiểm lâm, tổ BVR và Ban chỉ đạo của xã), kiểm tra nhanh chóng, kịp thời phát hiện và xử lý các vụ vi phạm theo quy định của pháp luật. - Người dân tộc Mông có truyền thống theo dòng họ cao, tính cộng đồng rất mạnh mẽ, tin theo người già làng, có phong tục tập quán riêng được người dân tôn trọng và tự giác noi theo.

- Lực lượng lao động dồi dào, đặc biệt là lực lượng trong độ tuổi lao động.

Điểm yếu (W)

- Diện tích rừng lớn, lực lượng kiểm lâm mỏng.

- Chính quyền địa phương chưa thật sự vào cuộc, chưa làm hết trách nhiệm của ủy ban nhân dân xã theo Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8 tháng 02 năm 2012 ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.

- Do mới sát nhập các thôn lại nên ranh giới giữa các bản trên bản đồ và thực địa có nơi chưa trùng khớp gây khó khăn cho công tác quy hoạch và QLTNR

- Thiếu các thông tin về loài ưu tiên bảo tồn (động thực vật quý hiếm).

Cơ hội (O)

- Được sự quan tâm, ủng hộ đặc biệt của Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ từ các chương trình chi trả DVMTR.

- Tạo cơ hội phát triển sinh kế cho người dân như các sản phẩm được thị trường ưa chuộng, giá thành cao như: Thảo quả, Táo mèo…

- Xã Nà Hẩu nằm trong vùng 135 của Chính phủ và vùng dự án phát triển kinh tế được Nhà nước, địa phương đầu tư nhiều chương trình: Hỗ trợ xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững; Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn như: Dự án nuôi lợn đen; dự án trông cây Quế...

- Trong khu vực, tài nguyên động thực, vật khá đa dạng, có nhiều loài có giá trị khoa học và bảo tồn.

Thách thức (T)

- Nhu cầu về lâm sản và LSNG cao, là nơi hay xảy ra các vụ khai thác lâm sản, LSNG trái phép đặc biệt là các loài cây quý hiếm như Pơ mu... - Nhu cầu xây dựng gỗ làm nhà có chiều hướng gia tăng, thói quen sử dụng sản phẩm từ rừng.

- Dân số gia tăng và sức ép khai thác tài nguyên rừng (gỗ, LSNG, thủy điện, cảnh quan…) ngày càng lớn. - Địa hình hiểm trở gây khó khăn cho công tác tuần tra rừng.

- Một bộ phận cuộc sống của cộng đồng dân cư còn khó khăn, thu nhập thấp, phải chịu sức ép về kinh tế khả năng tham gia QLBVR còn hạn chế. - Trình độ dân trí không đều, hiểu biết và chấp hành các quy định về bảo vệ và phát triển rừng còn hạn chế.

Qua bảng trên cho thấy, tiềm năng quản lý bảo vệ rừng của dân cư thôn, bản là rất lớn. Từ bao đời nay, cộng đồng dân cư thôn, bản nhất là người dân tộc Mông, có truyền thống thương yêu đùm bọc lẫn nhau, cuộc sống của họ đã gắn bó với rừng, rừng gắn liền với cuộc sống của đồng bào dân tộc ít người.

Sự tác động vào rừng bằng cách đốt rừng làm nương rẫy, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép của người dân là để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hằng ngày, nhưng họ cũng có phong tục, tập quán, kiến thức, thể chế (quy ước, hương ước) bản địa tích cực về QLBVR. Tuy nhiên, vẫn

còn những điểm yếu như: Phần lớn cuộc sống của người dân còn khó khăn, thu nhập thấp, khả năng tham gia QLTNR còn hạn chế; Trình độ dân trí thấp, hiểu biết và chấp hành các quy định về pháp luật còn hạn chế cũng như thiếu các thông tin về loài ưu tiên bảo tồn... Vì vậy, đây là những thông tin quan trọng trong việc đề xuất các giải pháp nhằm quản lý bền vững tài nguyên rừng.

4.3.2. Nhân tố thúc đẩy và cản trở sự tham gia của người dân trong quản lý tài nguyên rừng

4.3.2.1. Những yếu tố thúc đẩy sự tham gia của người dân trong quản lý tài nguyên rừng

- Chính sách về hưởng lợi từ quản lý rừng và đất rừng của Nhà nước:

Những yếu tố xã hội có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài nguyên quan trọng là chính sách sở hữu tài nguyên rừng. Trong những năm gần đây các chính sách giao khoán rừng và đất lâm nghiệp đã tạo ra động lực mạnh mẽ, giúp người dân yên tâm đầu tư vào sản xuất lâm nghiệp, tham gia bảo vệ phát triển rừng, hỗ trợ cho người dân về vốn, kỹ thuật… tăng cường nguồn lực để sản xuất nâng cao đời sống và dân trí, đồng thời tạo nên những liên kết giữa các gia đình trong nhóm hộ được giao đất, giao rừng, giữa nhóm hộ với chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý rừng và đất rừng ở địa phương.

Nghị định số 01/NĐ-CP ngày 04/01/1995 của Chính phủ về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp Nhà nước; Nghị định số 01/NĐ-CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất

lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Quyết định 178/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, các cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp; Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng; Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng; Luật số 45/2013/QH13, ngày 29/11/2013 của Quốc hội về Luật đất đai; Luật số 29/2004/QH11 ngày 03/12/2004 của Quốc hội về Luật bảo vệ và phát triển rừng, Nghị quyết số 30a/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.

Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020; Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp.

Trên đây là những căn cứ pháp lý quan trọng của nhà nước trong nhung năm qua, là căn cứ để các thôn xây dựng những luật lệ, hương ước, quy ước nhằm liên kết các thành viên bảo vệ quyền lợi quan trọng trong quản lý tài nguyên rừng và đất đai, đấu tranh chống lại những hành vi phá hoại tài nguyên rừng.

- Tiềm năng sản xuất hàng hoá ở địa phương:

Với diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm tỉ trọng lớn, có tiềm năng cho phát triển sản phẩm hàng hoá từ lâm nghiệp. Theo kết quả khảo sát sơ bộ ở khu vực có tới nhiều loài có giá trị về lâm sản ngoài gỗ như: cây thuốc, cây cho sợi... Ngoài ra tại địa phương chăn nuôi được xem là thế mạnh sản xuất hàng hoá ở địa phương, đặc biệt là chăn nuôi gia súc phát triển tương đối

mạnh và thường mang lại thu nhập cao cho người dân.

Sản xuất hàng hóa phát triển là một trong những yếu tố quan trọng nhất có vai trò thúc đẩy hình thành những liên kết cộng đồng, những tổ chức và luật lệ cộng đồng trong quản lý tài nguyên dựa vào người dân. Nhu cầu ổn định sản xuất và đời sống của mỗi thành viên sẽ thúc đẩy hình thành những liên kết cộng đồng, những tổ chức và luật lệ cộng đồng thôn bản nhằm đảm bảo tính ổn định nói chung của cả hệ thống kinh tế hàng hoá, mà quản lý tài nguyên là một trong những bộ phận hợp thành quan trọng, ở đâu có tiềm năng phát triển kinh tế hàng hóa càng lớn thì ở đó có tiềm năng cho hình thành và phát triển các liên kết cộng đồng càng nhiều.

- Những mối liên kết truyền thống trong nhân dân:

Khu vực nghiên cứu chiếm 98% là người H’mông kinh tế của người dân còn nghèo nhưng người dân địa phương có tính đoàn kết rất cao. Mặc dù nền kinh tế của họ chưa phát triển, song họ sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ bình đẳng những lợi ích chung của cộng đồng. Họ dựa vào nhau để tồn tại và tự nguyện tuân theo các quy chế, các luật lệ cộng đồng. Đây là nhân tố thuận lợi cho việc phát triển những tổ chức và luật lệ của cộng đồng trong công tác QLTNR.

- Tiềm năng lao động dồi dào:

Kết quả điều tra cho thấy ở địa phương còn có tiềm năng lao động dồi dào với 905/2.263 người, từ số liệu cho thấy tiềm năng lao động của xã rất lớn đặc biệt trong thời vụ nông nhàn vào các tháng 3, tháng 4, tháng 8, tháng 9, tháng 11 và tháng 12 theo ma trận lịch thời vụ của xã Nà Hẩu bảng 4.5 phái dưới. Nếu được tổ chức tạo sinh kế cho cho lực lượng lao động này hợp lý, hướng dẫn kỹ thuật vận động xây dựng các mô hình phát triển sản xuất tăng thu nhập vào những lúc nông nhàn cho hợp lý thì xẽ giảm tải khánh nặng rất lớn một bộ phận đông đảo người dân tác động đến tài nguyên rừng.

lực lượng đông đảo để tham gia vào công tác quản lý bảo vệ rừng tại các thôn.

- Hệ thống kiến thức bản địa phong phú:

Quá trình điều tra thực địa cho thấy sự tồn tại thực sự trong người dân địa phương một hệ thống kiến thức bản địa phong phú trong đó có những kiến thức liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng. Những kiến thức bản địa được đánh giá là có hiệu ích nhất với quản lý rừng gồm kiến thức về sử dụng đất, sử dụng rừng, phân loại động thực vật rừng, kiến thức về khai thác và sử dụng các sản phẩm từ rừng... đây là một nhân tố thuận lợi cho sự tham gia của người dân vào quản lý rừng.

4.3.2.2 Những yếu tố cản trở sự tham gia của người dân trong quản lý tài nguyên rừng

Người dân có vị trí quan trọng trong việc phối hợp quản lý bảo vệ rừng cùng với các Ban quản lý KBT Nà Hẩu. Việc thiết lập các mô hình lâm nghiệp dựa vào cộng đồng ở phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện sống của họ sẽ là yếu tố quyết định sự thành công trong công tác QLTNR tại địa phương.

Tuy nhiên, việc thu hút người dân tham gia vào các hoạt động quản lý rừng là một công việc khó khăn đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban quản lý KBT với các ban ngành và chính quyền địa phương trong các hoạt động giao đất, giao rừng cho người dân… Dưới đây là một số yếu tố cản trở sự tham gia của người dân vào công tác quản lý rừng.

- Cuộc sống của người dân còn khó khăn:

Nà Hẩu là một xã thuần nông, thu nhập bình quân đầu người thấp, tỉ lệ hộ nghèo chiếm 45% số hộ trên toàn xã, giữa các dân tộc trong xã cũng có sự chênh lệch nhau về mức sống.

Cuộc sống của một phần lớn người dân còn phụ thuộc vào khai thác tài nguyên rừng và hoạt động sản xuất nương rẫy nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy một bộ phân người dân bất chấp luật pháp, quy ước bảo vệ rừng của thôn bản để săn bắt, khai thác trái phép lâm sản. Qua đó cho

thấy nghèo đói là thách thức lớn nhất đối với việc thu hút người dân tham gia vào công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng.

- Nền sản xuất giới hạn trong hộ gia đình:

Trong điều kiện phân bố dân cư không đồng đều chủ yếu tập trung ở những nơi có ruộng lúa nước, các dịch vụ gần như không phát triển, người dân có xu hướng duy trì cuộc sống tự cấp tự túc. Mỗi gia đình như một đơn vị kinh tế khép kín từ sản xuất đến lưu thông phân phối, tiêu dùng, tích lũy. Cuộc sống tự cấp tự túc dựa vào tài nguyên thiên nhiên là chính đã làm giảm sự phụ thuộc và nhu cầu liên kết giữa các thành viên trong cộng đồng thôn bản. Nó chẳng những không khuyến khích quá trình phân công lao động xã hội và quá trình hình thành tương hỗ giữa các hộ gia đình mà có xu hướng tạo nên những mâu thuẫn và đẩy họ xa nhau trong quá trình cạnh tranh vì các nguồn tài nguyên. Đây là một trong những thức thách cho các cơ quan ban ngành trong việc quản lý rừng dựa vào cộng đồng thôn bản.

- Trình độ dân trí thấp và hiểu biết về pháp luật còn hạn chế:

Quá trình điều tra thực địa cho thấy còn khá nhiều hộ gia đình hiểu biết về phát luật còn hạn chế như như: Luật đa dạng sinh học, Luật Lâm nghiệp, các thông tư nghị định liên quan đến các loài động thực vật quý hiếm. Đó là một trong những nguyên nhân làm cản trở quá trình tiếp thu kiến thức và cách thức quản lý rừng phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của địa phương.

Hạn chế về trình độ, thiếu các thông tin nên việc tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất nhằm tăng năng xuất cây trồng, bảo đảm an toàn lương thực, giảm sự phụ thuộc của người dân vào tài nguyên rừng còn gặp rất nhiều khó khăn.

Do trình độ hạn chế nên người dân chưa hiểu hết ý nghĩa, vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của họ trong các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là các chính sách liên quan đến tài nguyên rừng.

Ngoài ra, do không được tiếp cận đầy đủ với những tiến bộ xã hội, ít hiểu biết về chất lượng cuộc sống đang tăng lên từng ngày nên một bộ phần các hộ gia đình bằng lòng với những gì mà cuộc sống của họ đang có không đòi hỏi nhiều những liên kết cộng đồng, hay sự hỗ trợ cộng đồng có thể mang lại. Nhu cầu sinh hoạt nghèo nàn là một yếu tố kìm hãm sự phát triển của những liên kết người dânng đồng, trong đó có liên kết quản lý tài nguyên rừng.

- Hoạt động khuyến nông, khuyến lâm phát triển chưa phát triển:

Quá trình điều tra thực địa cho thấy các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm chưa thực sự phát triển. Đây là một trong những nguyên nhân làm cản trở sự tham gia của người dân trong các hoạt động QLTNR. Nhiều người cho biết rằng họ không biết hỏi ai khi cần chọn loài cây lâm nghiệp, xác định kỹ thuật gieo trồng, tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm lâm nghiệp… chưa có hoạt động khuyến lâm nên người dân ít được tiếp cận với các thành tựu khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, chưa nâng cao được hiệu quả của hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, tỉnh yên bái​ (Trang 58 - 92)