Khai thác, vận chuyển gỗ trái phép

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, tỉnh yên bái​ (Trang 53 - 55)

Kết quả khảo sát 42 hộ gia đình thì có tới 27 hộ cho biết gia đình có khai thác gỗ về để làm nhà, sửa nhà hoặc đem bán chiếm 64% số hộ tham gia phỏng vấn. Qua két quả điều tra 05 tuyến đã phát hiện 11 điểm người dân khai thác gỗ, tại hiện trường cho thấy kích cỡ xẻ gỗ chủ yếu là xẻ về làm nhà.

Tại khu vực nghiên cứu với 98% là đồng bào H’mông, cuộc sống còn khó khăn còn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng nên việc khai thác gỗ vẫn được ghi nhận (Hình 4.9). Đặc biệt theo truyền thống của đồng bào là cứ đến dịp tết phải chặt thật nhiều củi để phục vụ cho các hoạt động trong tết, nghiêm trọng hơn là theo quan niệm của người đồng bào trên đó phải chặt những cây gỗ quý thì dễ đốt và làm củi tốt hơn.

Ngoài các hoạt động trên người dân thường khai thác gỗ trong KBT nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại địa phương (dựng nhà, đồ gia dụng). Hiện nay, việc khai thác gỗ buôn bán hầu như không còn. Tuy nhiên, hoạt động khai thác gỗ làm củi và làm nhà vẫn diễn ra.

(Nguồn: Lê Văn Hậu)

Hình 4.9. Khai thác gỗ trái phép

Hiện nay, một bộ phận người dân đã sử dụng ga để nấu ăn tuy nhiên nguyên liệu chính vẫn là củi. Vì vậy, trong tương lai nếu không quản lý tốt các hoạt động trên thì những loài cây quý hiếm sẽ chỉ còn lại ở những khu vực có địa hình hiểm trở khó tiếp cận được.

Qua hình trên cho thấy các vụ vi phạm về khai thác, vận chuyển gỗ trái phép vẫn diễn tra tại Khu bảo tồn. Trong đó năm 2016 số vụ vi phạm nhiều nhất với 16 vụ, năm 2015 là 6 vụ và 2018 là 7 vụ. Duy nhất năm 2019 là chưa có vụ vi phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, tỉnh yên bái​ (Trang 53 - 55)