Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại rừng quốc gia đền hùng phú thọ (Trang 26)

Rừng quốc gia Đền Hùng nằm chủ yếu trên lãnh thổ xã Hy Cương. Song ảnh hưởng trực tiếp vào rừng là: Khu 2, khu 3 và khu 4 với số hộ là 375 và 1750 nhân khẩu. Tổng diện tích đất của xã là 2104 ha và xã có cơ cấu như sau:

Nghề nghiệp chủ yếu là trồng lúa nước, chăn nuôi, một số hộ làm dịch vụ và sản xuất nhỏ phục vụ lễ hội và tham quan hàng năm. Điểm nổi bật của 3 khu này là nằm ngay trong khu vực 285ha của Rừng quốc gia Đền Hùng.

Đất canh tác ít, xấu lại bị xói mòn rửa trôi mạnh nên năng suất cây trồng thấp.

Kinh tế chưa phát triển, trong khi đó tỷ lệ sinh đẻ lại cao (2,1%/năm). Nhìn chung 3 khu dân cư trên nằm trong khu vực mà nền kinh tế nông nghiệp vẫn còn nghèo nàn chậm phát triển, phương thức canh tác lạc hậu và môi trường sinh thái đang bị suy thoái nghiêm trọng.

Với tình hình trên thì áp lực vào Rừng quốc gia Đền Hùng là rất lớn. Đặc biệt, vào dịp lễ hội mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, lượng khách du lịch lớn đã gây ra những tác động không nhỏ đến tầng cây tái sinh và thảm thực vật của rừng.

Chương4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tính đa dạng thực vật thân gỗ tại Rừng quốc gia Đền Hùng

4.1.1. Đa dạng về thành phần loài

4.1.1.1. Đa dạng về taxon nghành thực vật

Qua quá trình điều tra, khảo sát tại Rừng quốc gia Đền Hùng tôi đã thống kê được 432 loài thực vật thân gỗ, 285 chi, 81 họ thuộc 3 ngành thực vật [phụ lục 01], đó là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Thông (Pinophyta) và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Bình quân mỗi họ có 5,33 loài và mỗi chi có 1,52 loài.

Từ kết quả thống kê thành phần thực vật thân gỗ giữa các ngành ta tính tỷ lệ phần trăm của chúng để so sánh, đánh giá mức độ đa dạng thực vật giữa các ngành với nhau trong khu vực nghiên cứu. Kết quả thể hiện qua bảng 4.1 sau:

Bảng 4.1: Thống kê số lượng taxon trong các ngành thực vật thân gỗ ở Rừng quốc gia Đền Hùng

Taxon Họ Chi loài

Tên la tinh Tên Việt Nam Số họ % Số chi % Số loài % Polypodiophyta Dương xỉ 1 1,23 1 0,35 1 0,23 Pinophyta Thông 6 7,40 10 3,51 15 3,47 Magnoliophyta Ngọc lan 74 91,4 274 96,1 416 96,3 Tổng cộng 81 100 285 100 432 100

Qua bảng 4.1 ta thấy Rừng quốc gia Đền Hùng khá đa dạng về các ngành thực vật thân gỗ. Trong đó, phần lớn các taxon thực vật thân gỗ nằm trong ngành Ngọc lan với 416 loài trong tổng số 432 loài tại khu vực nghiên cứu, chiếm 96,3%; tiếp theo là ngành Thông với 15 loài, chiếm 3,47%; sau đó đến ngành Dương xỉ với 1 loài chiếm 0,23%. Qua đây, ta cũng thấy được các

cây thực vật thân gỗ trong ngành Ngọc lan là chiếm ưu thế nhất, điều đó thể hiện rõ tính chất nhiệt đới của hệ thực vật thân gỗ tại khu vực nghiên cứu.

Khi nghiên cứu số lượng và tỷ lệ phần trăm các họ, chi, loài thực vật thân gỗ tại khu vực nghiên cứu ta nhận thấy, không chỉ có sự đa dạng về loài giữa các ngành trong khu vực nghiên cứu mà ngay trong ngành Ngọc lan (ngành chiếm tỷ lệ cây thân gỗ lớn nhất trong khu vực nghiên cứu) cũng có sự khác nhau về taxon họ, chi, loài giữa lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm. Kết quả đó được thể hiện qua bảng 4.2 sau:

Bảng 4.2: Phân bố của các taxon trong ngành Ngọc lan

Lớp Họ Chi Loài Số lượng % Số lượng % Số lượng % Một lá mầm (A) 3 4,05 13 4,74 19 4,58 Hai lá mầm (B) 71 95,9 261 95,3 397 95,4 Tổng số 74 100 274 100 416 100 Tỷ trọng B/A 23,7 20,1 20,9

Qua bảng 4.2 cho thấy ở khu vực nghiên cứu, đối với ngành Ngọc lan thì lớp Hai lá mầm chiếm ưu thế hơn hẳn lớp Một lá mầm về số họ, chi, loài. Trong đó, lớp Hai lá mầm có số loài chiếm 95,4%, số chi chiếm 95,3% và số họ chiếm 95,9%. Tỷ trọng giữa lớp Hai lá mầm và Một lá mầm về số loài là 23,7; về số chi là 20,1 và về số họ là 20,9. Qua đây ta thấy sự chênh lệch rất lớn về số lượng giữa lớp Hai lá mầm và Một lá mầm, điều đó càng khẳng định rõ hơn về tính chất nhiệt đới của các loài thực vật thân gỗ tại Rừng quốc gia Đền Hùng.

4.1.1.2. Đa dạng taxon dưới ngành

Ngoài việc đánh giá tính đa dạng theo taxon ngành thực vật, tôi còn đánh giá tính đa dạng của khu hệ thực vật thân gỗ Đền Hùng ở mức độ họ và chi qua việc đánh giá các họ có nhiều loài nhất và chi có nhiều loài nhất. Đặc trưng trong mỗi khu hệ thực vật là cấu trúc tổ thành. Vì vậy, việc đánh giá tính đa dạng theo chi và họ sẽ cho ta thấy được đặc trưng của khu hệ.

- Đa dạng bậc họ

Trong mỗi khu hệ thực vật thường được đặc trưng bởi các họ có nhiều loài trong cấu trúc tổ thành. Các họ đa dạng thường là những họ phổ biến và mang đặc trưng của hệ thực vật đó.

Thông thường, khi đánh giá tính đa dạng của một hệ thực vật, người ta thường phân tích 10 họ nhiều loài nhất của hệ thực vật đó. Bởi vì tỷ lệ (%) của 10 họ giàu loài nhất so với tổng số loài của toàn hệ được xem là bộ mặt của mỗi hệ thực vật và là chỉ tiêu so sánh đáng tin cậy, vì nó không phụ thuộc vào diện tích nghiên cứu cũng như mức độ giàu loài của hệ thực vật đó.

Tuân theo quy luật chung đó, tôi phân tích 10 họ của cây thực vật thân gỗ lớn nhất trong khu vực nghiên cứu, thể hiện qua bảng 4.3 sau:

Bảng 4.3: Các họ có nhiều loài nhất

TT Họ Chi Loài

Tên khoa học Tên Việt Nam Số

lượng

% Số

lượng

%

1 Euphobiaceae Họ Ba mảnh vỏ 29 10,2 43 9,95

2 Lauraceae Họ Long não 10 3,51 26 6,02

3 Fabaceae Họ Đậu 14 4,91 22 5,09

4 Rubiaceae Họ Cà phê 11 3,86 20 4,63

5 Moraceae Họ Dâu tằm 8 2,81 20 4,63

7 Rutaceae Họ Cam 6 2,11 13 3,01

8 Mimosaceae Họ Trinh nữ 5 1,75 10 2,31

9 Sterculiaceae Họ Sảng 6 2,11 10 2,31

10 Fagaceae Họ Dẻ 4 1,40 9 2,08

Tổng số 103 32,31 189 43,73

Qua bảng 4.3 ta thấy trong tổng số 81 họ thực vật thân gỗ tại khu vực nghiên cứu thì 10 họ trong bảng 4.3 (chiếm 12,3%) có tới 103 chi (chiếm 32,31%) và 189 loài (chiếm 43,73%). Trong đó, họ giàu loài nhất là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có tới 43 loài, chiếm 9,95%, tổng số loài trong khu vực nghiên cứu; sau đó đến họ Long não (Lauraceae) với 26 loài, chiếm 6,02%; họ Đậu (Fabaceae) với 22 loài, chiếm 5,09%; họ Cà phê (Rubiaceae) và họ Họ Dâu tằm (Moraceae) đều có 20 loài, chiếm 4,63%; họ Vang (Caesalpiniaceae) có 16 loài, chiếm 3,70%; họ Cam (Rutaceae) với 13 loài, chiếm 3,01%; Họ Trinh nữ (Mimosaceae) và Họ Sảng (Sterculiaceae) đều có 10 loài, chiếm 2,31%; và cuối cùng là Họ Dẻ (Fagaceae) có 9 loài, chiếm 2,08%.

Theo như kết quả thống kê trong bảng 4.3 thì trong 10 họ đa dạng nhất thì chỉ có họ Thầu dầu chiếm tỷ lệ cao nhất với 9,95% tổng số loài trong khu vực nghiên cứu và tổng tỷ lệ phần trăm của 10 họ này đạt 43,73% về số loài trong khu vực nghiên cứu. Điều này cho thấy thực vật thân gỗ tại khu vực Rừng quốc gia Đền Hùng khá đa dạng về họ, kết quả này cũng phù hợp với nhận định của Tolmachop cho rằng: “Ở vùng nhiệt đới thành phần các họ thực vật khá đa dạng, thể hiện ở chỗ là rất ít họ chiếm đến 10% tổng số loài của hệ thực vật và tổng tỷ lệ phần trăm của 10 họ giàu loài nhất chỉ đạt không vượt quá 40 - 50% tổng số loài của khu hệ thực vật”.

Không chỉ đa dạng về họ mà hệ thực vật thân gỗ ở Đền Hùng còn đa dạng cả về chi, điều này được thể hiện trong bảng 4.4 sau:

Bảng 4.4: Các chi có nhiều loài nhất

TT Tên chi Tên họ Số loài Tỷ lệ %

1 Ficus Moraceae 13 3,01 2 Litsea Lauraceae 6 1,39 3 Cassia Caesalpiniaceae 6 1,39 4 Antidesma Euphorbiaceae 5 1,16 5 Diospyros Ebenaceae 5 1,16 6 Syzygium Myrtaceae 5 1,16 7 Bambusa Poaceae 5 1,16 8 Lithocarpus Fagaceae 5 1,16 9 Hedyotis Rubiaceae 4 0,93 10 Canarium Burseraceae 4 0,93 Tổng số 58 13,45

Bảng 4.4 thể hiện số chi đa dạng nhất ở hệ thực vật thân gỗ Đền Hùng. Qua tỷ lệ phần trăm cho thấy, có 10 họ trong tổng số 81 họ (chiếm 12,3%) có 10 chi (chiếm 3,51%) trong tổng số 285 chi và chiếm 13,45% về loài trong tổng số 432 loài. Trong 10 chi trên thì gồm phần lớn các loài thực vật thuộc ngành Ngọc lan, trong đó lớp Hai lá mầm chiếm ưu thế, còn lớp Một lá mầm chỉ có một chi là chi Bambusa (thuộc họ Poaceae).

Các chi đa dạng nhất cũng chủ yếu thuộc các họ đặc trưng cho hệ thực vật nhiệt đới. Trong đó, họ Dẻ (Fagaceae) có 3 chi là: chi Lithocarpus với 5 loài, chi Quercus với 5 loài và chi Castanopsis với 3 loài; họ Long não (Lauraceae) có 2 chi là chi Cinnamomum và chi Litsea đều có 6 loài; còn những họ còn lại mỗi họ đều có 1 chi.

Khi phân tích 10 chi đa dạng nhất ta nhận thấy chi có nhiều loài nhất đó là chi Ficus thuộc họ Dâu tằm (Moraceae) với 13 loài, chiếm 3,01% tổng số loài thực vật thân gỗ của khu vực nghiên cứu; sau đó đến chi Litsea thuộc họ Long não (Lauraceae) và chi Cassia thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae) với 6 loài, chiếm 1,39% tổng số loài trong khu vực nghiên cứu; tiếp sau đó lần lượt là các chi Phyllanthus, Diospyros, Syzygium, Bambusa, Lithocarpus đều có 5 loài, chiếm 1,16% tổng số loài thực vật thân gỗ trong khu vực nghiên cứu và sau cùng là hai chi Hedyotis, Canarium đều có 4 loài, chiếm 0,93% tổng số loài trong khu vực nghiên cứu.

Qua đây ta có thể kết luận rằng tại khu vực Rừng quốc gia Đền Hùng, các loài thực vật thân gỗ thuộc ngành Ngọc lan rất đa dạng cả về số họ, chi và loài; mang đậm tính chất nhiệt đới của hệ thực vật Việt Nam.

4.1.2. Đa dạng về dạng sống

Cây gỗ, cây thảo, cây dây leo, cây bì sinh,… là những từ ngữ rất thông dụng trong đời sống nói chung và trong thực vật học nói riêng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết có sự khác biệt giữa dạng sống (life form) và dạng cây (habit), ở đó, dạng sống được coi là một chuẩn mực trong nghiên cứu thực vật học, hình thái học thực vật nói chung và đa dạng thực vật nói riêng.

Theo Raunkier – nhà thực vật học người Đan Mạch, người đầu tiên đưa ra khái niệm về các dạng sống và tiến hành đánh giá sự đa dạng khu hệ thực vật ở các vùng miền khác nhau và toàn thế giới thông qua tổ hợp dạng sống của tất cả các loài cây trong đó, đó được gọi là phổ dạng sống (SB = Spectrum Biology).

Khi nghiên cứu về phổ dạng sống cho hệ thực vật thân gỗ tại khu vực nghiên cứu, tôi sử dụng cách phân loại của Raunkier và đã xác định được dạng sống cho 432 loài thực vật thân gỗ tại khu vực nghiên cứu.

Kết quả phân tích phổ dạng sống của các loài thực vật thân gỗ ở Rừng quốc gia Đền Hùng thể hiện qua bảng 4.5 sau:

Bảng 4.5: Cấu trúc tổ thành phổ dạng sống của thực vật thân gỗ Đền Hùng Dạng sống

Tên la tinh Tên Việt Nam Kí

hiệu Số lượng Tỷ lệ % Phổ dạng sống

Phanerophytes Cây có chồi trên đất

Ph 345 79,7 81,0

Mesgaphanerophytes Messophanerophytes

Cây chồi trên lớn Cây chồi trên nhỡ

MM 200 46,3 46,9

Microphanerophytes Cây chồi trên nhỏ Mi 145 33,6 34,0

Nanophanerophytes Cây chồi trên lùn Na 65 15,1 15,3

Lianesphanerophytes Dây leo quấn Lp 16 3,70 3,76

Cây chưa xác định 6 1,39

100

Tổng cộng 432 100

Cây có chồi trên đất (Ph)

Nhóm này có 345 loài, chiếm 79,7% tổng số loài trong khu vực nghiên cứu và 81,0% về phổ dạng sống. Đây là nhóm dạng sống chiếm ưu thế nhất trong hệ thực vật thân gỗ tại Rừng quốc gia Đền Hùng. Trong nhóm này còn có những nhóm nhỏ sau:

- Nhóm thực vật chồi trên lớn và chồi trên nhỡ (MM) tham gia vào tầng tán chính và tầng dưới tán của rừng như: Chò nâu, Chò chỉ, Lim xanh, Trám trắng, Sui, Dẻ gai Ấn Độ, Re hương, Gội trắng, Trâm, Đa các loại, Chẹo, Vạng trứng, Sau sau, … Thuộc nhóm này có 200 loài thuộc 137 chi và 59 họ, chiếm 46,3% tổng số loài thực vật thân gỗ trong khu vực nghiên cứu và chiếm

46,9% về phổ dạng sống. Trong nhóm này họ có nhiều loài nhất là họ Long não (Lauraceae) với 18 loài thuộc 7 chi, họ Dâu tằm (Moraceae) với 13 loài thuộc 4 chi; họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) với 10 loài thuộc 8 chi; Họ Dẻ (Fagaceae) với 9 loài thuộc 3 chi; họ Xoan (Meliaceae) với 9 loài thuộc 9 chi; họ Vang (Caesalpiniaceae) với 8 loài thuộc 7 chi; họ Trinh nữ (Mimoraceae) với 6 loài thuộc 5 chi; họ Cam (Rutaceae) với 6 loài thuộc 5 chi; họ Ngọc lan (Magnoliaceae ) với 5 loài thuộc 1 chi; họ Sến (Sapotaceae) với 5 loài thuộc 5 chi; họ Đinh (Bignoniaceae), họ Trám (Burseraceae) với 4 loài thuộc 1 chi.... Đây là nhóm tập trung nhiều loài cây gỗ lớn, có giá trị kinh tế cao như: Vù hương (Cinamomum balansae), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Chò chỉ (Parashorea chinensis), Chò nâu (Dipterocarpus retusus Blume), Lim xanh (Erythrophleum fordii Oliv.),…

Nhóm thực vật thân gỗ chồi trên nhỏ (Mi) có 145 loài thuộc 81 chi và 32 họ, chiếm 33,6% tổng số loài thực vật thân gỗ và chiếm 34,0% về phổ dạng sống. Các loài thực vật thân gỗ thuộc nhóm này thường tham gia vào tầng dưới tán rừng và thường không có giá trị kinh tế cao nhưng chúng lại là thành phần quan trọng của lớp thảm thực vật rừng và cùng với các nhóm loài khác tạo nên sự đa dạng, nhiều tầng của rừng. Một số loài điển hình như Mãi táp đuôi lươn, Mán đỉa, Trọng đũa, Móc, Đùng đình, Thiên tuế, Chẩn, … Trong nhóm này có 7 họ có nhiều loài nhất, mỗi họ có trên 5 loài, đó là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 19 loài thuộc 12 chi; họ Cỏ (Poaceae) có 9 loài thuộc 3 chi; họ Cam (Rutaceae ) có 8 loài thuộc 5 chi, họ Cà phê (Rubiaceae) có 7 loài thuộc 3 chi; họ Sim (Myrtaceae) có 6 loài thuộc 6 chi; họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) có 6 loài thuộc 4 chi và họ Hoa hồng (Rosaceae) có 5 loài thuộc 3 chi. Thuộc nhóm này chủ yếu là những loài thực vật thân gỗ thường phục vụ xây dựng và làm củi.

Nhóm thực vật thân gỗ chồi trên lùn (Na) có 65 loài thuộc 15 họ và 50 chi, chiếm 15,1%. Họ có nhiều loài thuộc nhóm này là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) với 14 loài thuộc 9 chi; họ Cà phê (Rubiaceae) với 13 loài thuộc 11 chi; họ đậu (Fabaceae) với 12 loài thuộc 7 chi; họ Thùa (Agavaceae) với 6 loài thuộc 3 chi; họ Cẩm cang (Smilacaceae) với 6 loài thuộc 2 chi… đây là nhóm đặc trưng cho lớp thảm tươi dưới tán rừng.

Nhóm chồi trên đất dây leo gỗ (Lp): Nhóm này có 16 loài thuộc 13 họ và 16 chi, chiếm 3,70% tổng số loài thuộc khu vực nghiên cứu. Họ có nhiều loài thuộc nhóm này là họ Tầm gửi (Loranthaceae) và họ Hoa giấy (Nyctaginaceae) với mỗi họ có 2 loài… Đây là loài đặc trưng cho vùng nhiệt đới ẩm. Thường được dùng làm đồ thủ công mỹ nghệ và làm thực phẩm.

4.1.3. Đa dạng về giá trị sử dụng

Mỗi một loài thực vật đều mang trong bản thân một công dụng nào đó, những loài chưa xác định được công dụng không phải là không có công dụng gì mà ở khía cạnh này hay khía cạnh khác nó vẫn mang một ý nghĩa to lớn mà con người chưa tìm ra. Một trong những nội dung của việc đánh giá tính đa dạng thực vật là việc đánh giá đa dạng công dụng của các loài thực vật. Qua điều tra chúng tôi đã thống kê được 432 loài thực vật thân gỗ thuộc 285 chi, 81 họ thuộc 3 nghành thực vật. Trong số đó có 427 loài là cây có ích chiếm 98,94% tổng số loài trong khu vực nghiên cứu.

Bảng 4.6: Tổng hợp các nhóm công dụng của thực vật thân gỗ ở Đền Hùng

TT Nhóm công dụng Kí hiệu Số loài Tỷ lệ %

1 Cho gỗ G 194 44,9 2 Cho thuốc T 120 27,8 3 Làm cảnh và bóng mát C 62 14,4 4 Cho quả Q 54 12,5 5 Cho nhựa N 19 4,40 6 Cho sợi S 18 4,17

7 Cho tinh dầu Td 16 3,70

8 Cho tanin Tn 15 3,47

9 Cho màu M 7 1,62

10 Cho nguyên liệu Nl 6 1,39

11 Cho rau ăn R 5 1,16

12 Cho dầu béo D 4 0,93

13 Cho tinh bột B 5 1,16

Qua bảng 4.6 ta thấy tổng số loài trong khu vực nghiên cứu là 432 loài,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại rừng quốc gia đền hùng phú thọ (Trang 26)