Đa dạng về dạng sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại rừng quốc gia đền hùng phú thọ (Trang 32 - 35)

Cây gỗ, cây thảo, cây dây leo, cây bì sinh,… là những từ ngữ rất thông dụng trong đời sống nói chung và trong thực vật học nói riêng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết có sự khác biệt giữa dạng sống (life form) và dạng cây (habit), ở đó, dạng sống được coi là một chuẩn mực trong nghiên cứu thực vật học, hình thái học thực vật nói chung và đa dạng thực vật nói riêng.

Theo Raunkier – nhà thực vật học người Đan Mạch, người đầu tiên đưa ra khái niệm về các dạng sống và tiến hành đánh giá sự đa dạng khu hệ thực vật ở các vùng miền khác nhau và toàn thế giới thông qua tổ hợp dạng sống của tất cả các loài cây trong đó, đó được gọi là phổ dạng sống (SB = Spectrum Biology).

Khi nghiên cứu về phổ dạng sống cho hệ thực vật thân gỗ tại khu vực nghiên cứu, tôi sử dụng cách phân loại của Raunkier và đã xác định được dạng sống cho 432 loài thực vật thân gỗ tại khu vực nghiên cứu.

Kết quả phân tích phổ dạng sống của các loài thực vật thân gỗ ở Rừng quốc gia Đền Hùng thể hiện qua bảng 4.5 sau:

Bảng 4.5: Cấu trúc tổ thành phổ dạng sống của thực vật thân gỗ Đền Hùng Dạng sống

Tên la tinh Tên Việt Nam Kí

hiệu Số lượng Tỷ lệ % Phổ dạng sống

Phanerophytes Cây có chồi trên đất

Ph 345 79,7 81,0

Mesgaphanerophytes Messophanerophytes

Cây chồi trên lớn Cây chồi trên nhỡ

MM 200 46,3 46,9

Microphanerophytes Cây chồi trên nhỏ Mi 145 33,6 34,0

Nanophanerophytes Cây chồi trên lùn Na 65 15,1 15,3

Lianesphanerophytes Dây leo quấn Lp 16 3,70 3,76

Cây chưa xác định 6 1,39

100

Tổng cộng 432 100

Cây có chồi trên đất (Ph)

Nhóm này có 345 loài, chiếm 79,7% tổng số loài trong khu vực nghiên cứu và 81,0% về phổ dạng sống. Đây là nhóm dạng sống chiếm ưu thế nhất trong hệ thực vật thân gỗ tại Rừng quốc gia Đền Hùng. Trong nhóm này còn có những nhóm nhỏ sau:

- Nhóm thực vật chồi trên lớn và chồi trên nhỡ (MM) tham gia vào tầng tán chính và tầng dưới tán của rừng như: Chò nâu, Chò chỉ, Lim xanh, Trám trắng, Sui, Dẻ gai Ấn Độ, Re hương, Gội trắng, Trâm, Đa các loại, Chẹo, Vạng trứng, Sau sau, … Thuộc nhóm này có 200 loài thuộc 137 chi và 59 họ, chiếm 46,3% tổng số loài thực vật thân gỗ trong khu vực nghiên cứu và chiếm

46,9% về phổ dạng sống. Trong nhóm này họ có nhiều loài nhất là họ Long não (Lauraceae) với 18 loài thuộc 7 chi, họ Dâu tằm (Moraceae) với 13 loài thuộc 4 chi; họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) với 10 loài thuộc 8 chi; Họ Dẻ (Fagaceae) với 9 loài thuộc 3 chi; họ Xoan (Meliaceae) với 9 loài thuộc 9 chi; họ Vang (Caesalpiniaceae) với 8 loài thuộc 7 chi; họ Trinh nữ (Mimoraceae) với 6 loài thuộc 5 chi; họ Cam (Rutaceae) với 6 loài thuộc 5 chi; họ Ngọc lan (Magnoliaceae ) với 5 loài thuộc 1 chi; họ Sến (Sapotaceae) với 5 loài thuộc 5 chi; họ Đinh (Bignoniaceae), họ Trám (Burseraceae) với 4 loài thuộc 1 chi.... Đây là nhóm tập trung nhiều loài cây gỗ lớn, có giá trị kinh tế cao như: Vù hương (Cinamomum balansae), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Chò chỉ (Parashorea chinensis), Chò nâu (Dipterocarpus retusus Blume), Lim xanh (Erythrophleum fordii Oliv.),…

Nhóm thực vật thân gỗ chồi trên nhỏ (Mi) có 145 loài thuộc 81 chi và 32 họ, chiếm 33,6% tổng số loài thực vật thân gỗ và chiếm 34,0% về phổ dạng sống. Các loài thực vật thân gỗ thuộc nhóm này thường tham gia vào tầng dưới tán rừng và thường không có giá trị kinh tế cao nhưng chúng lại là thành phần quan trọng của lớp thảm thực vật rừng và cùng với các nhóm loài khác tạo nên sự đa dạng, nhiều tầng của rừng. Một số loài điển hình như Mãi táp đuôi lươn, Mán đỉa, Trọng đũa, Móc, Đùng đình, Thiên tuế, Chẩn, … Trong nhóm này có 7 họ có nhiều loài nhất, mỗi họ có trên 5 loài, đó là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 19 loài thuộc 12 chi; họ Cỏ (Poaceae) có 9 loài thuộc 3 chi; họ Cam (Rutaceae ) có 8 loài thuộc 5 chi, họ Cà phê (Rubiaceae) có 7 loài thuộc 3 chi; họ Sim (Myrtaceae) có 6 loài thuộc 6 chi; họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) có 6 loài thuộc 4 chi và họ Hoa hồng (Rosaceae) có 5 loài thuộc 3 chi. Thuộc nhóm này chủ yếu là những loài thực vật thân gỗ thường phục vụ xây dựng và làm củi.

Nhóm thực vật thân gỗ chồi trên lùn (Na) có 65 loài thuộc 15 họ và 50 chi, chiếm 15,1%. Họ có nhiều loài thuộc nhóm này là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) với 14 loài thuộc 9 chi; họ Cà phê (Rubiaceae) với 13 loài thuộc 11 chi; họ đậu (Fabaceae) với 12 loài thuộc 7 chi; họ Thùa (Agavaceae) với 6 loài thuộc 3 chi; họ Cẩm cang (Smilacaceae) với 6 loài thuộc 2 chi… đây là nhóm đặc trưng cho lớp thảm tươi dưới tán rừng.

Nhóm chồi trên đất dây leo gỗ (Lp): Nhóm này có 16 loài thuộc 13 họ và 16 chi, chiếm 3,70% tổng số loài thuộc khu vực nghiên cứu. Họ có nhiều loài thuộc nhóm này là họ Tầm gửi (Loranthaceae) và họ Hoa giấy (Nyctaginaceae) với mỗi họ có 2 loài… Đây là loài đặc trưng cho vùng nhiệt đới ẩm. Thường được dùng làm đồ thủ công mỹ nghệ và làm thực phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại rừng quốc gia đền hùng phú thọ (Trang 32 - 35)