Để có biện pháp bảo vệ các loài thực vật thân gỗ ngoài việc nắm được toàn bộ thành phần các loài thực vật thân gỗ của khu vực nghiên cứu cần phải có sự đánh giá các mức độ bị đe dọa của các loài trong hệ thực vật đó để có chính sách ưu tiên và biện pháp bảo vệ có hiệu quả. Căn cứ vào Danh lục thực vật thân gỗ tại Rừng quốc gia Đền Hùng (Phụ biểu 01), tôi đã xác định được các loài cây quý hiếm, có nguy cơ bị tiêu diệt ở khu vực nghiên cứu. Theo thang đánh giá của IUCN, CITES, SĐVN và NĐ32 thì trong tổng số 432 loài thực vật thân gỗ tại khu vực nghiên cứu có 17 loài (chiếm 3,25%) được xếp vào danh mục các loài thực vật thân gỗ cần được bảo tồn, thể hiện ở bảng 4.7 sau:
TT Tên loài
Họ Tiêu chuẩn
Tên khoa học Tên Việt Nam IUCN CITES SĐVN NĐ32
1 Cycas pectinata Griff. Tuế lược Cycadaceae VU IIA
2 Nageia fleuryi (Hickel) de Laub Kim giao Podocarpaceae VU VU
3 Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib Gõ đỏ Caesalpiniaceae VU
4 Parashorea chinensis Wang Hsie Chò chỉ Dipterocarpaceae EN
5 Dalbergia tonkinensis Prain Sưa Fabaceae VU
6 Pterocarpus macrocarpus Kurz Giáng hương Fabaceae DD
7 Irvingia malayana Oliv. ex Benn. Kơ nia Ixonathaceae VU
8 Cinnamonum balansae Lecomte Vù hương Lauraceae VU VU IIA
9 Endiandra hainanensis Merr. et Metc. ex Allen Vừ Lauraceae VU
10 Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte Trầm hương Thymelaceae EN
11 Chukrasia tabularis A. Juss. Lát hoa Meliaceae LR VU
12 Madhuca pasquieri (Dub.) H.J. Lam. Sến mật Sapotaceae EN EN
13 Markhamia stipulata Sprague Đinh Bignoniaceae VU IIA
14 Bambussa ventricosa McClure Trúc bụng phật Poaceae DD
15 Erythrophleum fordii Oliv. Lim xanh Caesalpiniaceae EN IIA
16 Alstonia scholaris (L.) R. Br. Sữa lá nhỏ Apocynaceae LR
17 Tsoongiodendron odorum Chun Giổi thơm Magnoliaceae VU
Ghi chú
+: Cấp EN – Nguy cấp, VU – Sẽ nguy cấp.
+ Danh lục đỏ IUCN (2009): CR – Rất nguy cấp, EN – Nguy cấp, VU – Sẽ nguy cấp, cấp DD – Thiếu dẫn liệu
+ Nghị định 32/2006/NĐ – CP: IA – Thực vật rừng nghiêm cấm khai thác sử dụng vì mục đích thương mại; IIA – Thực vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
+ CITES: I – Loài bị de dọa tuyệt diệt; II – Loài sắp bị đe dọa tuyệt diệt; III - Loài do quy định từng nước để ngăn chặn hoặc hạn chế khai thác.
Qua bảng 4.7 Cho thấy ở Đền Hùng đã tìm thấy 12 loài thực vật thân gỗ ( chiếm 2,77% tổng số loài thực vật thân gỗ trong khu vực nghiên cứu) là loài quý hiếm đang có nguy cơ bị đe dọa cao nằm trong sách đỏ Việt Nam năm 2007 thuộc hai nghành thực vật bậc cao. Trong đó có 2 loài đang ở mức nguy cấp (EN) là: Trầm hương (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte) và Sến mật (Madhuca pasquieri (Dub.) H.J. Lam); 10 loài đang ở mức sẽ nguy cấp (VU) là: Tuế lược (Cibotium baromelt (L.) J.E. Smith), Kim giao (Nageia fleuryi (Hickel) de Laub), Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib), Sưa (Dalbergia tonkinensis Prain), Kơ nia (Irvingia malayana Oliv. ex Benn.), Đinh (Markhamia stipulata Sprague), Giổi thơm [Michelia balansae (DC.) Dandy], Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss.), Vù hương (Cinnamonum balansae Lecomte) và Vừ (Endiandra hainanensis Merr. et Metc. ex Allen). Các loài thuộc hai nhóm này đều là những loài thường lấy gỗ.
- Mức độ nguy cấp xác định theo IUCN (2009)
Trong 17 loài thực vật thân gỗ quý hiếm được xác định có 9 loài (chiếm 2,08% tổng số loài thực vật thân gỗ trong khu vực nghiên cứu) nằm trong danh lục của IUCN. Trong 9 loài đó có 3 loài ở mức độ nguy cấp (EN) là Lim xanh (Erythrophleum fordii Oliv.), Sến mật (Madhuca pasquieri (Dub.) H.J. Lam.) và Chò chỉ (Parashorea chinensis Wang Hsie); những loài này đang đứng trước nguy cơ lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên trong một tương lai gần. Còn lại 2 loài thuộc nhóm sẽ nguy cấp (VU), 2 loài ở cấp hiểm họa (LR) và 2 loài ở cấp thiếu dẫn liệu (DD).
- Mức độ nguy cấp xét theo Nghị định 32/2006/NĐ – CP
Ngoài những loài quý hiếm được đưa vào danh lục của IUCN và sách đỏ Việt Nam còn có 4 loài hạn chế buôn bán (IIA) được ghi trong nghị định 32/2006/NĐ – CP của chính phủ.
Từ kết quả điều tra thống kê ở bảng 4.7 tôi đưa ra dữ liệu về các loài thực vật thân gỗ có giá trị về kinh tế và bảo tồn cao tại Rừng quốc gia Đền Hùng sau:
4.3.1. Vù hương
Tên khoa học:Cinnamomum balansae Lecomte
Họ: Long não - Lauraceae
Đặc điểm nhận biết
Cây gỗ to, thường xanh, cao tới 30m, đường kính thân 0,7m - 0,9 m. Cành nhẵn, màu hơi đen khi khô. Lá mọc cách, dài, hình trứng, dài 9cm - 11cm, rộng 4cm - 5cm, thót nhọn về hai đầu, gân bậc hai 4 - 5 đôi. Cuống lá dài 2cm - 3 cm, nhẵn. Cụm hoa chùy, ở nách lá, dài 4cm - 5cm, phủ lông ngắn màu nâu; cuống hoa dài 1mm - 3mm, phủ lông. Bao hoa 6 thuỳ, có lông. Nhị hữu thụ 9, bao phấn 4 ô; 3 nhị vòng trong cùng, mỗi nhị có 2 tuyến; nhị lép 3, hình tam giác, có chân. Bầu hình trứng, nhẵn; vòi ngắn, núm hình đĩa. Quả hình cầu, đường kính 8mm - 10mm, đỉnh trên đế hoa hình chén.
Đặc điểm sinh học và sinh thái học
Mùa hoa tháng 1 - 5, mùa quả chín tháng 6 - 9. Tái sinh bằng hạt hoặc giâm cành; Sống ở Đất liền hoặc rừng (đất liền). Mọc trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, trên núi đất hay núi đá vôi, ở độ cao 100m - 600m, trên đất thoáng nước và nhiều mùn.
Phân bố địa lý
Vù Hương phân bố từ miền Bắc đến miền Trung.
Tại Đền Hùng còn 2 cây có đường kính từ 60 – 80cm phân bố ở khu vực đền Hạ, còn lại chủ yếu là những cây nhỏ được gây trồng xung quanh khu vực nghiên cứu.
Trong thân và lá có tinh dầu với thành phần chính là long não. Hạt chứa dầu béo. Gỗ tốt, không bị mối mọt, có mùi long não nên được ưa chuộng để đóng các đồ đạc trong nhà như tủ, bàn, ghế, …
ơ
Hình 4.1: Vù hương (Cinnamomum balansae Lecomte)
4.3.2. Lim xanh
Tên khoa học: Erythrophloeum fordii Oliv.
Họ: Vang - Caesalpiniaceae R. Br.
Đặc điểm nhận biết
Cây gỗ lớn, cao trên 30m, đường kính có thể tới 120cm. Thân thẳng tròn, gốc có bạnh nhỏ. Tán xoè rộng. Vỏ màu nâu có nhiều nốt sần màu nâu nhạt, sau bong mảng hoặc vẩy lớn, lớp vỏ trong màu nâu đỏ. Cây mọc lẻ thường phân cành thấp, cành non màu xanh lục. Lá kép lông chim 2 lần, mọc cách, có 3 - 4 đôi cuống cấp 2, mỗi cuống mang 9 - 13 lá chét mọc cách, lá chét hình trái xoan hoặc trứng trái xoan, đầu có mũi nhọn, đuôi gần tròn dài 4,5cm - 6cm, rộng 3cm - 3,5cm, hai mặt lá nhẵn bóng. Gân lá nổi rõ ở cả hai mặt.Hoa tự hình chùm kép mỗi cụm dài 20cm - 30cm. Hoa lưỡng tính gần đều, đài 5 cánh hợp hình chuông; tràng màu xanh vàng 5 cánh hẹp và dài, nhị 10, chỉ nhị rời; bầu phủ nhiều lông. Quả đậu hình trái xoan thuôn dài 20cm - 25cm, rộng 3,5cm - 4cm, rộng 3,5cm - 4cm. Hạt dẹt màu nâu đen, xếp lợp lên nhau; vỏ hạt cứng, dây rốn dầy và to gần bằng hạt.
Đặc điểm sinh học và sinh thái học
Cây mọc chậm, tốc độ thay đổi theo từng giai đoạn tuổi và vùng phân bố. Tăng trưởng trung bình 10 năm đạt 0,5m - 0,7m về chiều cao và 0,5cm - 0,7cm về đường kính trong 1 năm, sau đó có thể mọc nhanh. Mùa ra hoa tháng 3 - 5, quả chín tháng 10 - 11. Cây ưa sáng nhưng khi còn nhỏ chịu bóng. Mọc tốt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới mưa mùa nơi có nhiệt độ trung bình năm 220C – 240C . Lim xanh phân bố nơi đất sét hoặc sét pha sâu dầy, mọc nhiều và tốt ở độ cao 300m trở xuống. Cây có khả năng tái sinh hạt và chồi tốt.
Phân bố địa lý
Lim xanh phân bố từ biên giới Việt Trung đến Quảng Nam, Đà Nẵng; tập trung ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Nội.
Tại khu vực nghiên cứu có một số cây đạt đường kính từ 15 - 35cm phân bố chủ yếu ở độ cao 130 - 160m so với mực nước biển, còn lại là những cây tái sinh và gây trồng nhỏ mọc rải rác từ chân lên đỉnh núi với tình hình sinh trưởng phát triển và tái sinh tốt.
Giá trị
Có thể dùng gỗ lim để xây dựng các công trình lớn, làm nhà, đóng tầu, đóng bàn ghế, làm tà vẹt. Thân lim cho nhiệt lượng cao. Vỏ chứa nhiều chất chát dùng để nhuộm
4.3.3. Kim giao
Tên khoa học: Nageia fleuryi (Hickel) de Laub.
Họ: Kim giao - Podocarpaceae
Đặc điểm hình thái
Cây gỗ nhỡ thân thẳng vỏ bong mảng, tán hình trụ. Phân cành ngang, cành non màu xanh. Lá dầy hình trái xoan ngọn giáo hoặc trứng, đầu nhọn dần đuôi nêm, lá dài 6cm - 7cm, rộng 1,6cm - 2cm mọc gần đối hơi vặn ở cuống cùng với cành làm thành mặt phẳng. Gân lá nhiều hình cung.
Nón đực hình trụ dài 2cm, thường 3 - 4 chiếc mọc cụm ở nách lá. Nón cái mọc lẻ ở nách lá. Quả nón hình cầu, đường kính 1,5cm - 2cm khi chín màu đen, cuống dài 2cm, dễ hoá gỗ, to bằng cuống.
Đặc điểm sinh học và sinh thái học
Kim giao sinh trưởng tương đối chậm, tái sinh tự nhiên tốt, ra nón tháng 4 - 5, nón chín tháng 10 - 11. Mọc rải rác trong rừng lá rộng thường xanh ở vùng núi đá, cây mọc nhanh quần thụ gần thuần loài.
Phân bố địa lý
Tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Nam, Ninh Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An.
Tại Rừng quốc gia Đền Hùng Kim Giao được gây trồng xung quanh khu vực nghiên cứu với số lượng cá thể ít; sinh trưởng và phát triển nhìn chung kém.
Giá trị
Gỗ kim giao màu vàng nhạt, thớ thẳng, mịn khi khô ít biến dạng thích hợp làm đồ mỹ nghệ, nhạc cụ. Hạt chứa 30% dầu có thể ép dùng trong công nghiệp. Cây thường xanh, tán đẹp có thể trồng làm cảnh.
Hình 4.3: Kim giao (Nageia fleuryi (Hickel) de Laub.)
4.3.4. Sến mật
Tên khoa học:Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam
Họ: Sến - Sapotaceae
Đặc điểm nhận biết
Cây gỗ to, thường xanh, có nhựa mủ trắng, cao 30m - 35m, đường kính thân đến 1m. Vỏ màu nâu thẫm, dày 0,9cm, nứt ô vuông. Lá hình trứng ngược hay hình bầu dục dài, dài 6cm - 16cm, rộng 2cm - 6cm, có 13 - 22 đôi gân bậc hai; cuống lá dài 1,5cm - 3,5cm. Hoa mọc chụm 2 - 3 ở nách lá, có cuống dài 1,5cm - 3,5cm. Nhị 12 - 22. Bầu hình trứng 6 - 8 ô; vòi dài 8mm - 10mm. Quả hình bầu dục hay gần hình cầu, dài 2,5cm - 3cm; hạt 1 - 5, hình bầu dục, dài 2,2cm, rộng 1,5cm - 1,8cm.
Đặc điểm sinh học và sinh thái học
Mùa hoa tháng 1 – 3, mùa quả chín tháng 11 - 12 . Tái sinh bằng hạt và chồi.
Sến mật mọc rải rác. Cây sinh trưởng chậm, ưa đất tốt, ẩm, tầng dày, hơi chua.
Phân bố địa lý
Tại khu vực nghiên cứu: loài này số lượng còn ít, mật độ tái sinh thấp, phân bố ở đai thấp dưới 70m, tập trung chủ yếu ở sườn Tây Nam khu vực nghiên cứu.
Giá trị
Gỗ màu đỏ nâu, cứng, khó gia công, dễ nẻ, gỗ có giá trị cao dùng trong các công trình đòi hỏi cường độ chịu lực lớn như (công trình thủy lợi, đóng tàu thuyền, làm cầu, dụng cụ thể thao)
Hình 4.4: Sến mật (Madhuca pasquieri (Dubard)H. J. Lam)
4.3.5. Trầm hương
Tên khoa học:Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte
Họ: Trầm hương - Thymelaeaceae
Đặc điểm nhận biết
Cây gỗ to, thường xanh, cao đến 30m, đường kính thân 0,6m - 0,8m. vỏ màu nâu xám, nứt dọc lăn tăn, dễ bóc và tước ngược từ gốc lên. Cành mọc cong queo, tán thưa. Lá hình trứng thuôn hay bầu dục, dài 5cm - 11cm, rộng 3cm - 9cm, mặt trên màu lục bóng, mặt dưới nhạt hơn và có lông mịn, đầu có mũi, mép lá nguyên.
Hoa nhỏ màu vàng lục, mọc thành cụm hình tán ở đầu cành hoặc nách lá. Đài hình chuông nông, có nông với 5 thùy. Cánh hoa 10. Nhị 10. Bầu 2 ô, mỗi ô mang một noãn. Gốc bầu có tuyến mật. Quả nang hình trứng ngược, dài
4cm, đường kính 3cm, khi khô cứng, có phủ lông mềm ngắn, màu vàng xám, mang đài tồn tại.
Đặc điểm sinh học và sinh thái học
Mùa hoa tháng 4, mùa quả chín tháng 7. Tái sinh kém. Cây mẹ gần như không gặp dưới tán rừng rậm, thường chỉ gặp nơi có ánh sáng hay ven rừng.
Phân bố địa lý
Tại Việt Nam: Gặp ở Tuyên Quang và từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh trở vào đến tận Kiên Giang (đảo Phú Quốc).
Tại Rừng quốc gia Đền Hùng còn 4 cây có đường kính ngang ngực từ 30 – 45cm với chiều cao 16 – 22m. Trong số 4 cây này, hai cây ở khu vực đền Trung, một cây ở khu vực đền Thượng và một cây ở khu vục đền Giếng. Cả 4 cây hiện đang ra hoa kết quả với khối lượng đáng kể, có khả năng cung cấp hạt mỗi khi cần thiết.
Giá trị
Từ gỗ có thể lấy được trầm có mùi thơm và giá trị rất lớn, được dùng làm hương liệu trong công nghệ mỹ phẩm và làm thuốc chữa một số bệnh (ngộ gió, đau bụng, hen xuyễn...). Thường có 2 loại trầm: trầm sinh và trầm rục.
Trầm sinh ở cây đang sống, màu sáng bóng; trầm rục có màu cánh gián hay đen xỉn, không bỏng, lấy ở cây đã chết từ lâu, kể cả từ rễ. Giá trầm sinh đắt gấp 2 - 3 lần trầm rục. Ngoài ra lá và cây con còn được dùng làm thuốc chữa ho, đau mắt. Vỏ cây có nhiều sợi dai.
Hình 4.5: Trầm hương (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte)
4.3.6. Kơ nia
Tên khoa học:Irvingia malayana Oliv. ex Benn.
Họ: Hà nu - Irvingiaceae
Đặc điểm nhận biết
Cây gỗ lớn, thường xanh, cao 15 - 30m hay hơn đường kính 40 - 60cm hay hơn, gốc thường có khía. Vỏ thân màu nâu hồng hay xám hồng, bong thành mảng rất nhỏ, thịt vỏ dày 6cm, có sạn màu vàng. Cành con màu nâu, nhiều bì khổng. Tán cây hình trứng, rậm rạp, màu xanh thẫm. Lá đơn, mọc chụm ở đầu cành, mặt trên màu xanh, bóng, mặt dưới màu xanh nhạt; phiến lá hình trái xoan, dài 9 - 11cm, rộng 4 - 5cm, gân bên 10 - 11 đôi, khi non lá có màu tím nhạt; cuống lá dài 1 - 1,2cm. Lá kèm hình dùi, dài 2 - 3,5cm.
Cụm hoa chùm, mọc ở nách lá Hoa nhỏ, màu trắng, cánh 4 - 5. Nhị 10. Có triền bao xung quanh nhụy; bầu 2 ô. Quả hình trái xoan, dài 3 - 4cm, rộng 2,5 - 2,7cm, khi chín màu vàng nhạt; 1 hạt.
Đặc điểm sinh học và sinh thái học
Mùa hoa tháng 5 - 6, mùa quả tháng 9 - 11. Tái sinh bằng chồi và hạt.
Từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến Nam Bộ. Tập trung nhiều ở Tây Nguyên. Còn có ở Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo) , Kiên Giang (đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu).
Tại khu vực nghiên cứu có một số ít loài này được gây trồng ở núi Chùa Bé với tình hình sinh trưởng và phát triển tốt.
Giá trị
Gỗ màu vàng nhạt, rất cứng, cây to nhưng hay bị thối ruột và dễ bị mối mọt, nên ít được sử dụng trong xây dựng. Nhân dân địa phương dùng gỗ làm cối hay chày, hoặc đốt than hầm. (Quả chín có vị ngọt, ăn được và nhân hạt cũng ăn được). Hạt cho dầu màu trắng hay vàng, mùi dễ chịu, dùng làm xà phòng, dầu thắp đèn. Vỏ thân dùng làm thuốc cho phụ nữ mới sinh.
Hình 4.6: Kơ nia (Irvingia malayana Oliv. ex Benn. 1875)
4.3.7. Vừ
Tên khoa học:Endiandra hainanensis Merr. & Metc. ex Allen
Họ: Long não - Lauraceae
Đặc điểm nhận biết
Cây gỗ nhỏ, cao 10 - 25m, lámọc cách, dài, nhẵn, hình thuôn hay mác, dài 10 - 13cm, rộng 3 - 6cm; gân bậc hai có 6 - 8 đôi; cuống lá dài 1 - 1,5cm. Cụm hoa chùy, ở nách lá, dài 4 - 6 cm. Hoa lưỡng tính, màu vàng 6 mảnh bao hoa, nhẵn; chỉ có 3 nhị; chỉ nhị ngắn, không có tuyến; bao phấn 2 ô, hướng ra
phía ngoài. Núm hình cầu, quả mọng, hình bầu dục, dài khoảng 3,8cm, đường