Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm nam động, huyện quan hóa, tỉnh thanh hóa​ (Trang 28)

- Nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại khu vực nghiên cứu

- Nghiên cứu đặc điểm phân bố của thực vật thân gỗ tại Khu bảo tồn

- Xác định các nguyên nhân gây suy thoái đa dạng thực vật thân gỗ ở

Khu bảo tồn

- Đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật thân gỗ cho Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động.

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2.1. Phương pháp nghiên cứu tính đa dạng và phân bố của thực vật thân gỗ tại khu vực nghiên cứu.

a. Chuẩn bị

- Thu thập các tài liệu có liên quan.

- Chuẩn bị đầy đủ các loại bảng biểu, sổ ghi chép để ghi lại những kết quả điều tra đƣợc.

- Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết nhƣ: Thƣớc dây, máy GPS, máy ảnh, địa bàn....

b. Điều tra ngoại nghiệp

Xác định địa điểm và tuyến thu mẫu: Để thu mẫu một cách đầy đủ và

đại diện cho một khu nghiên cứu, chúng tôi không thể đi hết các điểm trong khu nghiên cứu, vì thế việc chọn tuyến và điểm thu mẫu là rất cần thiết.

Trên cơ sở bản đồ địa hình cùng với cán bộ kiểm lâm và chuyên gia thảo luận lập các tuyến điều tra để tiến hành nghiên cứu và thu mẫu.

Nguyên tắc lập tuyến: Tuyến điều tra phải đại diện, đi qua hầu hết các

dạng sinh cảnh chính và địa hình trên toàn bộ diện tích nghiên cứu, theo đai cao và theo sinh cảnh. Có thế chọn nhiều tuyến theo các hƣớng khác nhau, nghĩa là các tuyến đó cắt ngang các vùng đại diện cho khu vực nghiên cứu.

Trên các tuyến đó tiến hành ghi chép thống kê thành phần loài thực vật thân gỗ ở 2 bên tuyến với bán kính tầm nhìn là 10m và các tác động tự nhiên hay con ngƣời lên các loài thực vật. Chụp ảnh và thu mẫu các loài thực vật thân gỗ để minh chứng cho sự có mặt của loài tại khu bảo tồn. Đề tài tiến hành điều tra 7 tuyến nhƣ sau:

Bảng 2.1. Toạ độ điểm đầu và điểm cuối của các tuyến điều tra Khu

vực Tuyến Điểm toạ độ X Y

Chiều dài tuyến (km) I 1 Điểm đầu 488157 2245611 2,17 Điểm cuối 487265 2246650 II 2 Điểm đầu 488156 2245635 2,73 Điểm cuối 490143 2246944

III 3 Điểm đầu 488163 2245631

1,34 Điểm cuối 489376 2245038 IV 4 Điểm đầu 488149 2245643 1,92 Điểm cuối 488261 2246974 V 5 Điểm đầu 488163 2245631 0,95 Điểm cuối 488717 2246286 VI 6 Điểm đầu 488153 2246361 6,32 Điểm cuối 488128 2246291

VII 7 Điểm đầu 489795 2246732

2,31

Hình 2.1. Sơ đồ tuyến điều tra

Trên các tuyến đó cần chọn những điểm đặc trƣng để đặt OTC, diện tích 500m2. Chúng tôi thực hiện lập 20 OTC (500 m2) trên 7 tuyến.

Trong các OTC chúng tôi ghi chép, chụp ảnh và lấy mẫu tất cả các loài thực vật thân gỗ.

Dụng cụ thu mẫu: Cặp, kẹp hay túi đựng mẫu, giấy báo, dây buộc, nhãn, kim chỉ, bút chì 2B, sổ ghi chép, cồn, kéo cắt cành.

Phƣơng pháp thu mẫu: Để thu mẫu, hiện nay chúng tôi dùng túi

polyetylen để đựng mẫu, không dùng kẹp gỗ nhƣ trƣớc đây vừa cồng kềnh vừa khó bảo quản, cần có sổ ghi chép riêng, nhãn hay băng dính giấy có thể viết đƣợc và kéo cắt cành.

Nguyên tắc thu mẫu:

- Mỗi mẫu phải có đầy đủ các bộ phận, nhất là: cành, lá, hoa và có quả càng tốt.

- Các mẫu thu trên cùng một cây thì đánh cùng một số hiệu mẫu. Khi thu mẫu phải ghi chép ngay những đặc điểm dễ nhận biết ngoài thực địa nhƣ: đặc điểm vỏ cây, kích thƣớc cây, nhất là các đặc điểm dễ mất sau khi sấy mẫu nhƣ: nhƣ màu sắc hoa, quả khi chín, màu của nhựa, dịch, mủ...

- Thu và ghi chép xong cho vào túi polyetylen mang về nhà mới làm mẫu. Việc cho mẫu vào túi polyetylen có lợi là gọn nhẹ, không bị va quệt khi băng qua rừng, mẫu giữ tƣơi lâu kể cả khi trời nắng to nhƣng cần chú ý là khi cho mẫu vào túi phải nhẹ nhàng, nếu có hoa thì dùng các lá của mẫu để bọc lấy trƣớc khi cho vào túi. Có thể dùng túi nhỏ và mỏng đựng từng loài và buộc chặt lại rồi tất cả các túi nhỏ đó cho vào túi to hay bao tải.

Cách xử lý và bảo quản mẫu: Sau một ngày lấy mẫu cần đeo nhãn

cho mỗi mẫu. Nhãn có thể chỉ ghi số hiệu mẫu của tác giả còn các thông tin khác sẽ ghi vào sổ riêng hoặc trên nhãn ghi đầy đủ các thông tin nhƣ sau:

- Số hiệu mẫu.

- Địa điểm (tỉnh, huyện, xã…) và nơi lấy (ven suối, thung lũng, sƣờn hay đỉnh núi hoặc đồi…)

- Ngày lấy mẫu.

- Đặc điểm quan trọng: cây gỗ hay dây leo, độ cao, đƣờng kính, màu lá, hoa, quả…

- Ngƣời lấy mẫu.

Khi ghi phải dùng bút chì mềm, tuyệt đối không dùng bút bi, bút mực để tránh bị mất khi ngâm tẩm về sau.

c. Kế thừa các tài liệu

Kế thừa các tài liệu về kết quả điều tra khu hệ thực vật của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nƣớc. Quá trình kế thừa có tính chọn lọc.

d. Xử lý trong phòng thí nghiệm

Mẫu tiêu bản thu thập trong quá trình điều tra đƣợc mang về và xử lý tại Trung tâm Đa dạng sinh học - Trƣờng Đại học Lâm nghiệp. Nội dung công việc gồm:

+ Ép mẫu và sấy mẫu.

+ Phân loại mẫu theo họ và chi.

+ Giám định mẫu tiêu bản đƣợc thực hiện bởi tác giả với sự giúp đỡ của các chuyên gia về Phân loại Thực vật của Trung tâm Đa dạng sinh học, Bộ môn Thực vật rừng đồng thời đối chiếu mẫu nghiên cứu với bộ mẫu đang lƣu trữ tại Trung tâm Đa dạng sinh học.

+ Phân tích mẫu: Dựa trên một số nguyên tắc: Phân tích từ tổng thể đến chi tiết, từ cái lớn đến cái nhỏ, phân tích phải đi đôi với nghi chép.

+ Tra tên khoa học: Sau khi đã phân tích mẫu chúng tôi tiến hành tra tên khoa học dựa theo các khóa xác định

e. Xây dựng danh lục và đánh giá đa dạng hệ thực vật

Chỉnh lý tên khoa học và xây dựng danh lục:

Tên đầy đủ của loài đƣợc căn cứ theo: “Danh lục các loài thực vật Việt

Nam” ; “Tên cây rừng Việt Nam” ; “Bộ thực vật chí Việt Nam”; “Cây cỏ Việt Nam” và trang web quốc tế về tên Thực vật www.ipni.org. Các họ trong từng ngành, các chi trong từng họ và các loài trong từng chi đƣợc sắp xếp theo thứ tự ABC. Trong danh lục thể hiện đƣợc tên khoa học, tên Việt Nam, dạng sống, giá trị sử dụng, mức độ đe dọa.

Đánh giá đa dạng về phân loại: Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) , bao gồm:

o Thống kê và đánh giá thành phần loài, chi, họ của các ngành từ thấp đến cao và tính tỷ lệ phần trăm.

o Tính chỉ số đa dạng ở cấp họ (số loài trung bình của một họ), cấp chi (số loài trung bình của một chi).

o Đánh giá đa dạng các họ, chi: thống kê 10 họ, 10 chi giàu loài nhất, tiêu biểu cho hệ thực vật.

Đánh giá tính đa dạng về dạng sống:

Dạng sống là một đặc trƣng nói lên bản chất sinh thái của hệ thực vật cũng nhƣ thảm thực vật của hệ sinh thái đó. Mỗi hệ sinh thái là do các loài trong tƣơng quan với các nhân tố sinh thái của nơi sống đó tạo nên. Nó đƣợc thể hiện trên từng cá thể loài và các loài đó tập hợp nên những quần xã riêng biệt phản ánh môi trƣờng sống nơi đó. Cho đến nay, khi phân tích bản chất sinh thái của mỗi hệ thực vật, nhất là hệ thực vật của vùng nhiệt đới ngƣời ta vẫn thƣờng dùng hệ thống các dạng sống của Raunkiaer (1934) ( ghi theo Thái Văn Trừng, 1999).

Bảng 2.2. Thang phân chia dạng sống theo Raunkiaer (1934) (Thái Văn Trừng, 1999)

Dạng sống Ký hiệu

Cây chồi trên Phanerophytes: Là cây có chồi tái sinh nằm trên mặt đất từ 25 cm trở lên

Cây chồi trên lớn Megaphanerophytes: Là cây gỗ

cao từ 25m trở lên Mg

Cây chồi trên trung bình Mesophanerophytes: Là

cây gỗ cao từ 8m – 25m Me

Cây chồi trên nhỏ Microphanerophytes: Là cây gỗ

dạng bụi và cây bụi cao từ 2m – 8m Mi

Cây chồi trên lùn Nanophanerophytes: Là cây bụi

lùn, cây thảo hoá gỗ cao từ 25 cm – 2m Na Dây leo Liannes : Cây chồi trên dạng dây leo thân

hoá gỗ hoặc thân thảo. Li

Cây chồi trên thân thảo hoá gỗ Herbaceous He

Đánh giá tài nguyên thực vật thân gỗ:

Bao gồm tài nguyên có giá trị sử dụng và nguồn tài nguyên quý hiếm của hệ thực vật. Thống kê các loài có giá trị sử dụng từ bảng danh lục thực vật khu Bảo tồn bằng các tƣ liệu chuyên ngành nhƣ: “Từ điển cây thuốc Việt

Nam”; “1900 loài cây có ích”; “Cây cỏ có ích Việt Nam”; “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”; “Tài nguyên cây gỗ rừng Việt Nam”; “Cây cỏ Việt Nam”;

“Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”; “ Lâm Sản Ngoài Gỗ Việt Nam”, … Các tiêu chuẩn để đánh giá giá trị tài nguyên thực vật đƣợc trình bày trong bảng nhƣ sau:

Bảng 2.3. Giá trị sử dụng các loài trong hệ thực vật thân gỗ

Công dụng Kí hiệu

Ăn quả Aq

Làm cảnh Ca

Dầu, Tinh dầu D

Gỗ G

Uống, Ăn trầu, phân xanh, Bột giấy, Bóng mát, Thức ăn côn trùng, Trồng làm hàng rào, Bảo vệ đê, Đốt than, giá thể trồng

nấm, Nhuộm K

Sợi S

Thuốc chữa bệnh, thuốc độc T

Thức ăn gia súc Tgs

Thức ăn ngƣời Tng

Xây dựng Xd

Nghiên cứu tài nguyên thực vật về mức độ nguy cấp của các loài quý hiếm:

Từ bảng danh lục, kiểm tra tên từng loài dựa vào danh sách các loài đã đƣợc chỉ định trong danh lục của các chỉ tiêu: Nghị định 32 CP của chính phủ (NĐ32/2006/NĐ-CP); Sách Đỏ Việt Nam – Phần Thực vật (2007); Sách đỏ Thế giới IUCN (cập nhật 2017) và NĐ 160 (2013).

2.3.2.2. Phương pháp đánh giá các tác động đến đa dạng thực vật thân gỗ và tài nguyên rừng

Dựa vào các ghi chép và điều tra trên tuyến, ô tiêu chuẩn, các số liệu đã có của khu vực, dựa vào kết quả công tác quản lý tại khu vực nghiên cứu, để xác định các nhóm nhân tố ảnh hƣởng đến đa dạng thực vật và tài nguyên rừng. Tôi tiến hành phân chia thành hai nhân tố ảnh hƣởng là nhân tố tự nhiên và con ngƣời theo hai mặt tích cực và tiêu cực đến tài nguyên thực vật thân gỗ và tài nguyên rừng.

2.3.2.3. Phương pháp xây dựng các giải pháp quản lý, bảo tồn đa dạng thực vật thân gỗ

Dựa vào những kết quả thực tiễn, kiến thức của bản thân và căn cứ vào luật pháp cũng nhƣ các quy định của nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng, mà tôi đề xuất một số biện pháp khả thi nhằm quản lý bảo vệ nguồn tài nguyên thực vật thân gỗ cho khu vực nghiên cứu.

Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động có đơn vị hành chính nằm trên địa bàn xã Nam Động, huyện Quan Hóa, cách trung tâm huyện 25 km và cách Thành phố Thanh Hóa 150km theo hƣớng Đông Nam.

- Tọa độ địa lý: Từ 20° 18' 07” đến 20° 19' 38” vĩ độ Bắc; Từ 104° 52' 8” đến 104° 53' 26” kinh độ Đông - Ranh giới tiếp giáp

+ Phía Bắc giáp khoảnh 1,2,3,4,5 tiểu khu 185; khoảnh 1,2 tiểu khu 187 huyện Quan Hóa.

+ Phía Nam giáp xã Sơn Lƣ và xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn.

+ Phía Đông giáp khoảnh 3, 4 tiểu khu 187 (huyện Quan Hóa) và xã Trung Thƣợng huyện Quan Sơn.

+Phía Tây giáp khoảnh 4 và 5, tiểu khu 185 huyện Quan Hóa và xã Sơn Điện huyện Quan Sơn.

3.1.2. Địa hình, Địa chất thổ nhưỡng 3.1.2.1. Địa hình

Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động, huyện Quan Hóa có địa hình núi dốc phức tạp, hiểm trở, mạng lƣới sông suối dày đặc. Bị chia cắt bởi các đƣờng phân thủy, thung lũng và khe suối, bề mặt địa hình tự nhiên thay đổi thất thƣờng, tạo nên dạng địa hình dốc mang nét đặc trƣng của hệ sinh thái núi đá vôi. Độ cao trung bình từ 700 – 900m, độ dốc từ 10 – 450 và nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

3.1.2.2. Địa chất thổ nhưỡng

Đất Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động đƣợc hình thành từ các loại đá Granit, Riolit, Phiến thạch sét, Sa thạch sét và Sạn kết, đá Vôi gồm các nhóm đất sau:

- Nhóm đất feralít màu vàng đỏ phát triển trên đá Granit phân bố ở vùng núi trung bình.

- Nhóm đất feralít màu đỏ vàng phát triển trên đá Sa Thạch, Phiến thạch phân bố ở những vùng núi thấp đồi cao.

- Nhóm đất feralít mùn phát triển trên đá Phiến thạch sét và đá Sa thạch có kết cấu mịn phân bố trên vùng núi cao.

- Đất dốc tụ nằm dọc theo chân núi. Tổ hợp đất thung lũng bao gồm đất dốc tụ, lũy tích và sản phẩm hỗn hợp. Tổ hợp đất thung lũng lẫn nhiều sỏi sạn và các cấp hạt.

* Đặc điểm các nhóm lập địa chủ yếu Khu bảo tồn

- Dạng lập địa N2IVFHs; N2IVFHa, chiếm 29,5% diện tích. Phân bố trên vùng sƣờn núi cao với độ cao lớn. Đất Feralit trên đá Granit. Hƣớng sử dụng phòng hộ đầu nguồn và bảo vệ đa dạng sinh học.

- Dạng lập địa N3IVFs; N3IVFa, chiếm 24,4% diện tích. Phân bố ở độ cao dƣới 700m và độ dốc < 25 độ. Đất feralit với độ dày tầng đất không lớn.

- Dạng lập địa N3IIIFs; N3IIIFa, chiếm 18,5% diện tích. Đất Feralit phân bố trên các xã thuộc phân khu phục hồi sinh thái, độ dốc 16-20 độ, tầng dầy trung bình từ 50 - 70cm. Hƣớng sử dụng bảo vệ đa dạng sinh học.

- Dạng lập địa N2IIIFHs; N2IIIFHa, chiếm 11% diện tích. Phân bố ở vùng núi cao và độ dốc >25 độ. Đất Feralit trên Granit. Tầng đất từ trung bình đến dày, hƣớng sử dụng vào bảo vệ đa dạng sinh học.

- Dạng lập địa T1IVFs; T1IVFa, chiếm 6,4% diện tích, dạng lập địa này phân bố trên vùng sƣờn suối và độ dốc khá lớn, đất Feralits màu đỏ vàng, hƣớng sử dụng cho mục đích Lâm nghiệp.

- Dạng lập địa T1IIIFs; T1IIIFa, chiếm 5,2% diện tích, phân bố trên sƣờn, độ dốc vừa phải tầng đất dày đến trung bình, đất Feralit, hƣớng sử dụng cho mục đích Lâm nghiệp.

Nhìn chung đất ở Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động chủ yếu là các đá tạo đất đơn giản và nghèo chất dinh dƣỡng, chỉ có vài ba loại đá quen thuộc thƣờng gặp ở các vùng núi nhƣ: Granit, Đá sét, phiến thạch sét và đá cát, các loại đất đƣợc hình thành trong khu vực thƣờng nằm trên các địa hình có độ dốc cao từ 16-350

(cấp III và cấp IV), những năm trƣớc đây rừng che phủ còn khá, chu kỳ nƣơng rãy dài nên độ dày tầng đất thƣờng ở cấp trung bình (51-100 cm).

3.1.3. Khí hậu, thủy văn

- Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động nằm trong vùng khí hậu núi cao phía Tây Bắc của tỉnh nên có khí hậu lục địa chia làm hai mùa rõ rệt (mùa mƣa và mùa khô). Tổng nhiệt độ khoảng 8.0000C/năm; lƣợng mƣa dao động từ 1.600 – 1.900 mm tùy theo từng vùng.

+ Độ ẩm: Độ ẩm thấp nhất thƣờng xảy ra vào đầu tháng 1 hoặc tháng 12 (xuống tới 19 – 40%); từ tháng 5 -10 độ ẩm thấp do gió Tây khô nóng gây ra

hạn hán ở nhiều nơi, có khi hạn hán nghiêm trọng kéo dài vào những năm gió Tây kéo dài và mƣa đến chậm.

+ Nhiệt độ: Khí hậu nhiệt đới vùng cao, đặc điểm khí hậu ảnh hƣởng của khu vực Tây Bắc Bộ nhiều hơn là Trung Bộ và khu bốn cũ. Nhiệt độ trung bình từ 23 - 250C, trung bình thấp nhất là 140 C, cao nhất là 380C. Biên độ nhiệt độ ngày đêm giao động từ 4 -100

C.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm nam động, huyện quan hóa, tỉnh thanh hóa​ (Trang 28)