Thực trạng kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm nam động, huyện quan hóa, tỉnh thanh hóa​ (Trang 44 - 47)

Kinh tế, thu nhập của các hộ gia đình thuộc 12 thôn của 4 xã vùng đệm KBT các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động chủ yếu dựa vào khai thác các sản phẩm từ rừng, cơ cấu kinh tế chủ yếu là kinh tế Lâm nghiệp chiếm 57% (năm 2013), quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình. Thu nhập của hộ gia đình trong khu vực chƣa khai thác hiệu quả, đúng tiềm năng và lợi thế khu vực. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao với 324 hộ/947 hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới, chiếm 34,3%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời từ 5,8 triệu đồng/ngƣời/năm, mới chỉ đạt 0,67 lần thu nhập bình quân đầu ngƣời toàn tỉnh. Các xã vùng đệm của KBT các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động thuộc đối tƣợng đƣợc hƣởng các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP và chƣơng trình hỗ trợ cho đồng bào vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định 135 của Chính phủ.

3.2.2.1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp

- Trồng trọt:

Cùng với sự phát triển của ngành Nông nghiệp của tỉnh, huyện nói chung, hoạt động trồng trọt của các xã vùng đệm Khu bảo tồn trong những năm gần đây đã đƣợc quan tâm đầu tƣ đạt kết quả khá cao. Trồng trọt đang chuyển dần từ phƣơng thức quảng canh sang thâm canh gắn với áp dụng, chuyển giao giống mới vào sản xuất, giảm dần diện tích canh tác nƣơng rẫy, tập trung khai hoang, phục hóa ruộng lúa nƣớc và các bãi chuyên màu.

Nhận thức về chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi có những chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất, năng suất cây trồng năm sau cao hơn năm trƣớc, một số sản phẩm Nông nghiệp không chỉ cung cấp tại chỗ mà còn cung cấp ra các vùng phụ cận. Một số giống lúa lai, ngô lai đƣợc đƣa vào sản

xuất góp phần ổn định an ninh lƣơng thực trên địa bàn. Năm 2010 tổng sản lƣợng lƣơng thực (cây có hạt) trung bình của 04 xã là 1.280 tấn, đến năm 2014 dự kiến tăng lên 1.680 tấn, bình quân tăng 80 tấn/năm. Bình quân lƣơng thực đạt 387kg/ngƣời/năm.

Diện tích đất sản xuất Nông nghiệp với quy mô nhỏ, manh mún; hệ thống thủy lợi phục vụ cho tƣới tiêu chủ yếu là tự chảy, số lƣợng đập, mƣơng thủy lợi đƣợc bê tông hóa không đáng kể, nên việc tƣới tiêu còn phụ thuộc nhiều ở tự nhiên, chủ động chƣa cao. Hoạt động trồng trọt trong khu vực còn nặng về thói quen tập quán canh tác truyền thống, địa bàn chƣa có mô hình sản xuất tập trung, quy mô vừa và lớn, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất chƣa nhiều; công tác vệ sinh, tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, còn trông chờ nhiều vào chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc.

Bảng 3.4. Sản lƣợng lƣơng thực và mức sống bình quân tại các xã thuộc vùng đệm KBT

Hạng mục

ĐVT Tổng Động Nam Sơn Lư Điện Sơn Thượng Trung

1. Diện tích lúa nƣớc Ha 91,1 85,6 5,5

2. Diện tích lúa nƣơng Ha 102,5 55 23 13 11,5

3. Diện tích Ngô Ha 59,5 12,5 17 18 12

4. Diện tích Sắn Ha 31,5 6 10,5 8 7

5. Năng xuất lúa nƣớc Tấn 66 46 20

6. Năng xuất lúa nƣơng Tấn 675 675 675 675 675 7. Năng xuất Ngô Tấn 4.500 4.500 4.500 4.500 4.500 8 Năng xuất Sắn Tấn 3.500 3.500 3.500 3.500 3.500 9. Sản lƣợng lúa nƣớc Tấn 4.087,6 3.937,6 150

10. Săn lƣợng lúa nƣơng Tấn 69.187,5 37.125 15.525 8.775 7.762,5 11. Sản lƣợng Ngô Tấn 267.750 56.250 76.500 81.000 54.000 12. Săn lƣợng sắn Tấn 110.250 21.000 36.750 28.000 24.500 13. Tổng sản lƣợng Tấn 451.275 118.312 128.775 117.92 5 86.262, 5

- Chăn nuôi gia súc gia cầm:

Các loài gia súc, gia cầm đƣợc nuôi trong vùng là trâu, bò, dê, lợn, ngan, vịt, gà và chủ yếu là các loài giống địa phƣơng, tuy chất lƣợng ngon nhƣng năng xuất, sản lƣợng thịt không cao, bình quân hộ gia đình nuôi các loại gia súc từ 3-4 con/hộ.

Tổng số đàn gia súc, gia cầm nhƣ sau: Trâu 559 con, bò 743 con, đàn lợn 1.659 con và gia cầm, thủy cầm 8.518 con, dê 636 con.

Ngoài ra, trong vùng còn có một số hộ gia đình đang phát triển chăn nuôi nhím, dúi… nhƣng do đặc điểm xa các trung tâm tiêu thụ, giá cả bấp bênh, kinh nghiệm chăn nuôi còn mới nên chủ yếu cung cấp tại chỗ, chƣa trở thành sản phẩm hàng hóa.

3.2.2.2. Sản xuất lâm nghiệp a. Trồng rừng

Công tác trồng rừng trên địa bàn đƣợc thực hiện nhiều năm nay. Những năm gần đây đƣợc sự đầu tƣ của các dự án trồng rừng sản xuất, trồng rừng thay thế..., diện tích rừng trồng đƣợc nâng lên rõ rệt. Đến nay, vùng đệm đã có trên 1.000ha rừng trồng, gồm các loài cây Keo, Luồng, Lát hoa, Xoan ta.

Nhìn chung, chất lƣợng rừng trồng thấp, trữ lƣợng rừng không cao, một số diện tích chƣa đảm bảo mật độ. Đối với rừng phòng hộ, cơ cấu loài cây chƣa đáp ứng mục tiêu phục hồi sinh thái ở vùng đệm. Đối với rừng sản xuất, hiệu quả kinh tế từ rừng chƣa cao chính sách đầu tƣ vốn, giải quyết đầu ra chƣa hấp dẫn ngƣời trồng rừng.

b. Giao đất giao rừng

Công tác giao đất giao rừng theo Nghị định 02/NĐ-CP, Nghị định 163/NĐ-CP và nay là Nghị định số 181/NĐ-CP của Chính phủ đƣợc tiến hành nhiều năm nay. Phần lớn diện tích đất đã có chủ do vậy rừng đƣợc bảo vệ, khoanh nuôi, trồng rừng, xây dựng trang trại ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên,

công tác giao đất giao rừng tồn tại một số bất cập, ranh giới giao đất không rõ ràng, vẫn còn tranh chấp đất đai, sử dụng không đúng quy hoạch và mục đích trên đất đƣợc giao.

c. Khai thác và chế biến lâm sản

+ Lâm sản khai thác trên địa bàn chủ yếu là sản phẩm từ rừng Luồng, hàng năm khai thác gần 50 vạn cây Luồng, khu vực các xã vùng đệm là một trong những địa phƣơng có diện tích rừng Luồng tập trung, diện tích lớn. Ngoài sản phẩm rừng Luồng là chủ đạo thì các sản phẩm khác nhƣ nứa, vầu thanh, cây dƣợc liệu cũng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn.

+ Chế biến: Trên địa bàn hiện có 3 cơ sở sản xuất đũa và các sản phẩm

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm nam động, huyện quan hóa, tỉnh thanh hóa​ (Trang 44 - 47)