Khí hậu, thủy văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm nam động, huyện quan hóa, tỉnh thanh hóa​ (Trang 38)

- Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động nằm trong vùng khí hậu núi cao phía Tây Bắc của tỉnh nên có khí hậu lục địa chia làm hai mùa rõ rệt (mùa mƣa và mùa khô). Tổng nhiệt độ khoảng 8.0000C/năm; lƣợng mƣa dao động từ 1.600 – 1.900 mm tùy theo từng vùng.

+ Độ ẩm: Độ ẩm thấp nhất thƣờng xảy ra vào đầu tháng 1 hoặc tháng 12 (xuống tới 19 – 40%); từ tháng 5 -10 độ ẩm thấp do gió Tây khô nóng gây ra

hạn hán ở nhiều nơi, có khi hạn hán nghiêm trọng kéo dài vào những năm gió Tây kéo dài và mƣa đến chậm.

+ Nhiệt độ: Khí hậu nhiệt đới vùng cao, đặc điểm khí hậu ảnh hƣởng của khu vực Tây Bắc Bộ nhiều hơn là Trung Bộ và khu bốn cũ. Nhiệt độ trung bình từ 23 - 250C, trung bình thấp nhất là 140 C, cao nhất là 380C. Biên độ nhiệt độ ngày đêm giao động từ 4 -100

C.

+ Gió: nhìn chung yếu, tốc độ gió trong bão không quá 25m/s. Ảnh hƣởng của gió Tây khô nóng không đáng kể. Hàng năm có từ 3 – 5 ngày có sƣơng muối, đặc biệt xuất hiện băng giá ở một vài nơi.

+ Lƣợng mƣa trung bình năm từ 1.600 – 1.760 mm. m độ không khí trung bình năm là 86%, nhƣng phân bố không đồng đều ở các tháng trong năm.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên: Tiểu vùng này có nền nhiệt độ thấp, mùa hè mát và mƣa nhiều, mùa đông rất lạnh và ít mƣa. Thiên tai chủ yếu là rét đậm và sƣơng muối, sƣơng giá. Nhìn chung khí hậu và thời tiết khu vực này tƣơng đối thuận lợi cho việc phát triển trồng trọt và chăn nuôi, nhất là phát triển nghề rừng.

3.1.4. Đặc trưng cơ bản về tài nguyên rừng KBT 3.1.4.1. Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng

Qua kết quả điều tra, rà soát hiện trạng các loại đất, loại rừng của KBT các loài hạt trần quý hiếm Nam Động bằng việc khoanh vẽ lô hiện trạng thực địa kết hợp với số liệu cập nhật diễn biến rừng đƣợc công bố hàng năm, kết quả hiện trạng rừng và sử dụng đất KBT đƣợc tổng hợp nhƣ sau:

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất, sử dụng rừng KBT

Đơn vị tính: ha

STT Loại đất loại rừng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

I Đất có rừng 644,71 99,65 1 IIIa2 44,54 6,88 2 IIIa1 33,62 5,20 3 IIa 23,08 3,57 4 IIb 20,63 3,19 5 Rừng núi đá 502,84 77,72 6 Rừng nứa 0 0,00 7 Rừng trồng 20 3,09 II Đất trống 2,24 0,35 1 Ia 2,24 0,35 Tổng diện tích 646,95 100

(Nguồn: Số liệu báo cáo dự án xác lập Khu bảo tồn và kết quả điều tra bổ sung đến tháng 01/2017)

Từ kết quả đƣợc tổng hợp tại bảng 1.1 cho thấy:

- Đất có rừng: KBT các loài hạt trần quý hiếm Nam Động có 644,71 ha

rừng, đạt độ che phủ là 99,65%, đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá để bảo tồn và phát triển các loài hạt trần quý, hiếm cùng các hệ sinh thái đặc thù:

+ Diện tích rừng trên núi đá là 502,84 ha chiếm 77,72% bao gồm toàn bộ diện tích rừng núi đá vôi tự nhiên.

+ Diện tích rừng trên núi đất là 121,87ha chiếm 18,8% bao gồm các trạng thái rừng IIIa2, IIIa1, IIa, IIb.

+ Diện tích rừng trồng là 20ha chiếm 3,09% gồm các loài Lim xanh + Lát Hoa.

- Đất chưa có rừng: Diện tích 2,24 ha, chiếm 0,35% diện tích tự nhiên

của khu bảo tồn, thực vật tái sinh chủ yếu là các loài cây ƣa sáng.

3.1.4.2. Hiện trạng rừng phân bố theo các phân khu chức năng

- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Diện tích 502,84ha, bao gồm toàn bộ

diện tích rừng núi đá vôi tự nhiên liền vùng có sự phân bố gần nhƣ nguyên sinh. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt đƣợc thiết lập nhằm mục đích bảo tồn các khu rừng nguyên sinh chƣa bị tác động, bảo vệ nguyên vẹn hệ sinh thái tự nhiên.

- Phân khu phục hồi sinh thái: Diện tích 144,11ha là diện tích núi đất,

liền kề với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, thuộc đai độ cao trên 700m. Phân khu này đƣợc xác lập nhằm phục hồi rừng, khôi phục sự ĐDSH tạo môi trƣờng sinh thái cho các loài cây hạt trần quý hiếm tái sinh và phát tán.

- Phân khu hành chính - dịch vụ: Trƣớc mắt đặt Văn phòng Khu bảo

tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động tại Trạm Kiểm lâm Nam Động và khu vực dự kiến xây dựng 3 Trạm Kiểm lâm. Nhƣng về lâu dài để đảm bảo tính ổn định, liên tục, thuận lợi cho công tác bảo vệ, thực thi các chƣơng trình nghiên cứu khoa học... Hiện nay đã xây dựng và sẽ nâng cấp Trạm Kiểm lâm Bản Bâu thành Văn phòng Khu bảo tồn.

- Vùng đệm: Tổng diện tích 3.315,53 ha là hành lang để giảm áp lực tiếp

cận trực tiếp đến vùng lõi và tránh những hoạt động sản xuất ảnh hƣởng đến sinh cảnh của khu bảo tồn. Vùng đệm đƣợc xác định phạm vi 12 thôn, bản giáp ranh giới khu bảo tồn gồm 7 thôn bản thuộc xã Nam Động, huyện Quan Hóa; 5 thôn bản thuộc 3 xã Sơn Lƣ, Sơn Điện, Trung Thƣợng, huyện Quan Sơn.

3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh

3.2.1. Dân số, dân tộc ở các xã vùng đệm khu bảo tồn 3.2.1.1. Dân số 3.2.1.1. Dân số

Quan Sơn: xã Sơn Lƣ (bản Hẹ và bản Bìn), xã Sơn Điện (bản Na Hồ và bản Xủa), xã Trung Thƣợng (bản Bàng). Dân số toàn vùng hiện nay là 4.333 khẩu, chi tiết thể hiện tại bảng 1.2.

Bảng 3.2. Tổng hợp dân số và lao động các xã vùng đệm KBT

TT Tên huyện/xã Số hộ Số khẩu Lao động

Tổng 947 4.333 2.723

I Huyện Quan Hóa 565 2.471 1.540

1 Xã Nam Động 565 2.471 1.540

II Huyện Quan Sơn 382 1.862 1.183

1 Xã Sơn Điện 111 647 411

2 Xã Sơn Lƣ 177 773 491

3 Xã Trung Thƣợng 94 442 281

(Nguồn: UBND huyện Quan Hóa, Quan Sơn và kết quả điều tra tháng 10/2014)

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn vùng là 0,94%, trong đó tỷ lệ tăng dân số tự nhiên thấp nhất ở xã Sơn Điện (0,8%). Phân bố dân số bình quân trong toàn vùng 412 ngƣời/km2, khu vực đông nhất ở xã Nam Động, thấp nhất ở xã Sơn Điện. So với các khu vực miền núi khác, đây là khu vực mật độ dân cƣ cao, trong khi diện tích đất canh tác Nông nghiệp không lớn, thời gian nông nhàn nhiều làm gia tăng áp lực trong công tác bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học.

KBT các loài hạt trần quý, hiếm Nam Đông có diện tích tiếp giáp với 12 thônthuộc 4 xã của 2 huyện Quan Sơn và Quan Hóa, thể hiện cụ thể:

Bảng 3.3. Thống kê dân số các thôn giáp ranh KBT

TT Thôn/Bản Số hộ Số nhân khẩu

I Huyện Quan Hóa 565 2.471

1 Xã Nam Động Bản Lở 139 648 Bâu 60 265 Nót 37 136 Bất 88 375 Chiềng 170 735 Làng 28 120 Khƣơng 43 192

II Huyện Quan Sơn 382 1.862

1 Xã Sơn Lƣ Hẹ 93 420 Bìn 84 353 2 Xã Sơn Điện Na Hồ 43 249 Xủa 68 398 3 Xã Trung Thƣợng Bàng 94 442 Tổng cộng 947 4.333

(Nguồn: UBND huyện Quan Hóa, Quan Sơn và kết quả điều tra bổ sung tháng 10/2014)

Bố trí, phân bố dân cƣ vùng đệm mang đậm nét đặc thù của các xã miền núi với nhiều dân tộc sinh sống và phân bố không đều giữa các thôn, xã; tập quán chăn nuôi đại gia súc (trâu bò) thả rông, khai thác gỗ, củi là những nguyên nhân trực tiếp ảnh hƣởng đến sự phát triển bền vững của các giống loài động, thực vật. Trong thời gian tới cần thiết phải có chƣơng trình, dự án mang tính chất lâu dài hơn, góp phần hỗ trợ, tạo sinh kế cho ngƣời dân vùng đệm gắn với thúc đẩy, thực hiện chƣơng trình chia sẻ lợi ích trong công tác

3.2.1.2. Dân tộc

Trên địa bàn 4 xã của 02 huyện có 3 dân tộc sinh sống, chủ yếu là dân tộc Thái (chiếm 75,3%), dân tộc Mƣờng (chiếm 19,5%), dân tộc Kinh (chiếm 5,2%).

3.2.2. Thực trạng kinh tế

Kinh tế, thu nhập của các hộ gia đình thuộc 12 thôn của 4 xã vùng đệm KBT các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động chủ yếu dựa vào khai thác các sản phẩm từ rừng, cơ cấu kinh tế chủ yếu là kinh tế Lâm nghiệp chiếm 57% (năm 2013), quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình. Thu nhập của hộ gia đình trong khu vực chƣa khai thác hiệu quả, đúng tiềm năng và lợi thế khu vực. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao với 324 hộ/947 hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới, chiếm 34,3%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời từ 5,8 triệu đồng/ngƣời/năm, mới chỉ đạt 0,67 lần thu nhập bình quân đầu ngƣời toàn tỉnh. Các xã vùng đệm của KBT các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động thuộc đối tƣợng đƣợc hƣởng các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP và chƣơng trình hỗ trợ cho đồng bào vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định 135 của Chính phủ.

3.2.2.1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp

- Trồng trọt:

Cùng với sự phát triển của ngành Nông nghiệp của tỉnh, huyện nói chung, hoạt động trồng trọt của các xã vùng đệm Khu bảo tồn trong những năm gần đây đã đƣợc quan tâm đầu tƣ đạt kết quả khá cao. Trồng trọt đang chuyển dần từ phƣơng thức quảng canh sang thâm canh gắn với áp dụng, chuyển giao giống mới vào sản xuất, giảm dần diện tích canh tác nƣơng rẫy, tập trung khai hoang, phục hóa ruộng lúa nƣớc và các bãi chuyên màu.

Nhận thức về chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi có những chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất, năng suất cây trồng năm sau cao hơn năm trƣớc, một số sản phẩm Nông nghiệp không chỉ cung cấp tại chỗ mà còn cung cấp ra các vùng phụ cận. Một số giống lúa lai, ngô lai đƣợc đƣa vào sản

xuất góp phần ổn định an ninh lƣơng thực trên địa bàn. Năm 2010 tổng sản lƣợng lƣơng thực (cây có hạt) trung bình của 04 xã là 1.280 tấn, đến năm 2014 dự kiến tăng lên 1.680 tấn, bình quân tăng 80 tấn/năm. Bình quân lƣơng thực đạt 387kg/ngƣời/năm.

Diện tích đất sản xuất Nông nghiệp với quy mô nhỏ, manh mún; hệ thống thủy lợi phục vụ cho tƣới tiêu chủ yếu là tự chảy, số lƣợng đập, mƣơng thủy lợi đƣợc bê tông hóa không đáng kể, nên việc tƣới tiêu còn phụ thuộc nhiều ở tự nhiên, chủ động chƣa cao. Hoạt động trồng trọt trong khu vực còn nặng về thói quen tập quán canh tác truyền thống, địa bàn chƣa có mô hình sản xuất tập trung, quy mô vừa và lớn, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất chƣa nhiều; công tác vệ sinh, tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, còn trông chờ nhiều vào chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc.

Bảng 3.4. Sản lƣợng lƣơng thực và mức sống bình quân tại các xã thuộc vùng đệm KBT

Hạng mục

ĐVT Tổng Động Nam Sơn Lư Điện Sơn Thượng Trung

1. Diện tích lúa nƣớc Ha 91,1 85,6 5,5

2. Diện tích lúa nƣơng Ha 102,5 55 23 13 11,5

3. Diện tích Ngô Ha 59,5 12,5 17 18 12

4. Diện tích Sắn Ha 31,5 6 10,5 8 7

5. Năng xuất lúa nƣớc Tấn 66 46 20

6. Năng xuất lúa nƣơng Tấn 675 675 675 675 675 7. Năng xuất Ngô Tấn 4.500 4.500 4.500 4.500 4.500 8 Năng xuất Sắn Tấn 3.500 3.500 3.500 3.500 3.500 9. Sản lƣợng lúa nƣớc Tấn 4.087,6 3.937,6 150

10. Săn lƣợng lúa nƣơng Tấn 69.187,5 37.125 15.525 8.775 7.762,5 11. Sản lƣợng Ngô Tấn 267.750 56.250 76.500 81.000 54.000 12. Săn lƣợng sắn Tấn 110.250 21.000 36.750 28.000 24.500 13. Tổng sản lƣợng Tấn 451.275 118.312 128.775 117.92 5 86.262, 5

- Chăn nuôi gia súc gia cầm:

Các loài gia súc, gia cầm đƣợc nuôi trong vùng là trâu, bò, dê, lợn, ngan, vịt, gà và chủ yếu là các loài giống địa phƣơng, tuy chất lƣợng ngon nhƣng năng xuất, sản lƣợng thịt không cao, bình quân hộ gia đình nuôi các loại gia súc từ 3-4 con/hộ.

Tổng số đàn gia súc, gia cầm nhƣ sau: Trâu 559 con, bò 743 con, đàn lợn 1.659 con và gia cầm, thủy cầm 8.518 con, dê 636 con.

Ngoài ra, trong vùng còn có một số hộ gia đình đang phát triển chăn nuôi nhím, dúi… nhƣng do đặc điểm xa các trung tâm tiêu thụ, giá cả bấp bênh, kinh nghiệm chăn nuôi còn mới nên chủ yếu cung cấp tại chỗ, chƣa trở thành sản phẩm hàng hóa.

3.2.2.2. Sản xuất lâm nghiệp a. Trồng rừng

Công tác trồng rừng trên địa bàn đƣợc thực hiện nhiều năm nay. Những năm gần đây đƣợc sự đầu tƣ của các dự án trồng rừng sản xuất, trồng rừng thay thế..., diện tích rừng trồng đƣợc nâng lên rõ rệt. Đến nay, vùng đệm đã có trên 1.000ha rừng trồng, gồm các loài cây Keo, Luồng, Lát hoa, Xoan ta.

Nhìn chung, chất lƣợng rừng trồng thấp, trữ lƣợng rừng không cao, một số diện tích chƣa đảm bảo mật độ. Đối với rừng phòng hộ, cơ cấu loài cây chƣa đáp ứng mục tiêu phục hồi sinh thái ở vùng đệm. Đối với rừng sản xuất, hiệu quả kinh tế từ rừng chƣa cao chính sách đầu tƣ vốn, giải quyết đầu ra chƣa hấp dẫn ngƣời trồng rừng.

b. Giao đất giao rừng

Công tác giao đất giao rừng theo Nghị định 02/NĐ-CP, Nghị định 163/NĐ-CP và nay là Nghị định số 181/NĐ-CP của Chính phủ đƣợc tiến hành nhiều năm nay. Phần lớn diện tích đất đã có chủ do vậy rừng đƣợc bảo vệ, khoanh nuôi, trồng rừng, xây dựng trang trại ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên,

công tác giao đất giao rừng tồn tại một số bất cập, ranh giới giao đất không rõ ràng, vẫn còn tranh chấp đất đai, sử dụng không đúng quy hoạch và mục đích trên đất đƣợc giao.

c. Khai thác và chế biến lâm sản

+ Lâm sản khai thác trên địa bàn chủ yếu là sản phẩm từ rừng Luồng, hàng năm khai thác gần 50 vạn cây Luồng, khu vực các xã vùng đệm là một trong những địa phƣơng có diện tích rừng Luồng tập trung, diện tích lớn. Ngoài sản phẩm rừng Luồng là chủ đạo thì các sản phẩm khác nhƣ nứa, vầu thanh, cây dƣợc liệu cũng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn.

+ Chế biến: Trên địa bàn hiện có 3 cơ sở sản xuất đũa và các sản phẩm từ cây Luồng, tập trung chủ yếu ở xã Nam Động, ngoài ra còn một số tổ mộc tại gia, các sản phẩm khác chủ yếu đƣợc cung cấp ở dạng thô, bán cho các cơ sở chế biến trên địa bàn Hà Tây nay là TP. Hà Nội và tỉnh Nam Định.

3.3. Vài nét về thực vật khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm NamĐộng Động

Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động, huyện Quan Hóa đƣợc thành lập tại Quyết định số 87/QĐ-UBND ngày 08/01/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa với tổng diện tích là 646,96ha.

3.3.1. Hiện trạng rừng phân bố theo các phân khu chức năng

- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Diện tích 502,84ha, bao gồm toàn bộ

diện tích rừng núi đá vôi tự nhiên liền vùng.

- Phân khu phục hồi sinh thái: Diện tích 144,11ha là diện tích núi đất,

liền kề với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, thuộc đai độ cao trên 700m.

- Phân khu hành chính - dịch vụ: Trƣớc mắt đặt Văn phòng Khu bảo tồn

- Vùng đệm: Tổng diện tích 3.315,53 ha là hành lang để giảm áp lực tiếp cận

trực tiếp đến vùng lõi và tránh những hoạt động sản xuất ảnh hƣởng đến sinh cảnh của khu bảo tồn. Vùng đệm đƣợc xác định phạm vi 12 thôn, bản giáp ranh giới khu bảo tồn gồm 7 thôn bản thuộc xã Nam Động, huyện Quan Hóa; 5 thôn bản thuộc 3 xã Sơn Lƣ, Sơn Điện, Trung Thƣợng, huyện Quan Sơn.

3.3.2. Đa dạng hệ thực vật rừng

Theo kết quả điều tra sơ bộ của Viện Sinh thái và bảo vệ công trình tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm nam động, huyện quan hóa, tỉnh thanh hóa​ (Trang 38)