Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực trong công ty cổ phần tiêu dùng quốc tế nam thành (Trang 26 - 27)

Hạn chế :

- Đội ngũ nhân viên chưa đáp ứng được hết các yêu cầu về chất lượng của công ty. Do đó cơng ty tốn chi phí cũng như thời gian để đào tạo cho họ về kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ.

- Mặc dù kết quả đào tạo là khả quan nhưng cơng ty vẫn chưa có chiến lược, nội quy, quy chế cho việc đào tạo và phát triển.

- Đối với nhiều công nhân viên, việc học tập trở nên rất khó khăn và việc đào tạo để đáp ứng nhu cầu trong tương lai còn rất hạn chế.

- Công tác tổ chức cho người lao động được trực tiếp ra nước ngoài đào tạo cả dài hạn và ngắn hạn đều chưa có.

- Số người được tham gia học tại chức tại các trường đại học chưa nhiều, chưa đáp ứng được hết nhu cầu đào tạo của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty.

- Quy mơ và chất lượng của các chương trình đào tạo nguồn nhân lực chưa được lớn và cao do kinh phí tổ chức cơng tác đào tạo nguồn nhân lực cịn hạn hẹp.

- Cơng ty chưa có nhiều biện pháp để khuyến khích, tạo động lực cho người lao động tham gia công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty.

- Việc đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo sau mỗi khóa học chưa được thường xuyên.

Nguyên nhân:

- Do kinh phí tổ chức cơng tác đào tạo nguồn nhân lực của cơng ty cịn hạn hẹp - Chưa có chính sách cụ thể cho đào tạo nên rất khó khăn cho cơng tác đào tạo

và phát triển nguồn nhân lực của công ty

- Do cơng ty chưa thực hiện được nhiều các chương trình đào tạo nguồn nhân lực, nên vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện

- Do công ty chưa chưa đầu tư thật sự nhiều cho các chương trình đào tạo nguồn nhân lực cả về nguồn nhân lực, thời gian và kinh phí đào tạo

- Do nhận thức của người lao động về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chưa đúng đắn, còn mang tư tưởng coi trọng bằng cấp nên nhiều người đi học chỉ mang tính thủ tục, hình thức chứ khơng quan tâm nhiều đến kiến thức, kĩ năng.

- Do phương pháp, kiến thức đào tạo còn lạc hậu, đào tạo tách rời, không gắn với thực tiễn dẫn đến sau khi đào tạo khơng thể vận dụng vào q trình sản xuất kinh doanh của cơng ty.

- Do các trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu nên người học khó có thể tiếp cận được các kiến thức mới, bắt kịp với khoa học công nghệ đang phát triển và thay đổi từng ngày trên thế giới.

- Chất lượng giáo dục của Việt Nam còn hạn chế: các cơ sở đào tạo lại không kịp đáp ứng nên phải thưởng tổ chức các khóa đào tạo tại các địa phương khác gây

tốn kém; nhiều cơ sở mới mọc lên nhưng không đạt được tiêu chuẩn cần thiết, gây khó khăn cho cơng ty trong việc lựa chọn các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty.

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực trong công ty cổ phần tiêu dùng quốc tế nam thành (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)