Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi diện tích mặt nước ở quảng ninh bằng công nghệ địa không gian nhằm cung cấp cơ sở cho công tác quản lý tài nguyên nước bền vững​ (Trang 50)

3 2 à n u n đất

Địa hình của tỉnh Quảng Ninh há đa dạng (vùng đồi núi cao xen lẫn là đồng bằng, bãi bồi ven biển), bị ảnh hƣởng nhiều yếu tố tự nhiên, đặc biệt là tác động của hệ thống sông đổ ra biển và quá trình tích tụ, xâm thực của thuỷ triều đã làm cho quá trình hình thành các loại đất khá phong phú. Theo kết quả chƣơng trình điều tra xây dựng bản đồ đất và đánh giá đất đai chung toàn tỉnh xây dựng năm 2004 theo phƣơng pháp phân loại đất của FAO-UNESCO (Viện Quy hoạch và TKNN tiến hành), trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 12 nhóm đất, 24 đơn vị và 80 đơn vị đất phụ (theo báo cáo thuyết minh bản đồ thổ nhƣỡng nông hoá tỉnh Quảng Ninh năm 2005 và bản đồ phân hạng thích nghi tại các vùng sản xuất tập trung năm 2014)…

3 2 2 à n u n nước

a. Nước mặt

Quảng Ninh có số lƣợng sông suối khá lớn, mật độ trung bình biến đổi từ 1 đến 1,9 km/km2 , có nơi tới 2,4 km/km2 . Phần nhiều các sông đều nhỏ, ngắn và dốc, thung lũng sâu và hẹp, xâm thực mạnh nhƣng xâm thực ngang yếu và hầu nhƣ hông có bồi tụ. Các sông, suối đều bắt nguồn từ các vùng núi cánh cung Đông Triều ở độ cao 500 - 1.300m, chảy theo hƣớng Tây bắc - Đông nam, vuông góc với bờ biển. Các sông phần lớn hông có trung lƣu, cửa sông đổ ra biển có dạng vịnh cửa sông. Nh ng đặc điểm này có ảnh hƣởng đến mực nƣớc trên các sông, hi mƣa nƣớc lũ lên rất nhanh, sau mƣa rút kiệt cũng nhanh, hệ thống sông ở Quảng Ninh, bao gồm:

Sông Đá Bạch: Là phụ lƣu cấp I của sông Kinh Thầy chảy qua địa phận Quảng Ninh từ TX.Đông Triều, TP.Uông Bí, TX.Quảng Yên rồi đổ ra vịnh Bắc Bộ, dài khoảng 60 km, từ TX. Đông Triều qua TP. Uông Bí, TX. Quảng Yên rồi đổi ra vịnh Bắc Bộ. Các đoạn sông lớn có các tên nối tiếp gồm: Kinh Thầy, Đá Bạc và Bạch Đằng. Sông Bạch Đằng tới phà Rừng tách làm 2 nhánh lớn là sông Chanh và Sông Nam bao quanh đảo Hà Nam đổ ra phía Cát Bà, Cát Hải, còn dòng chính là nhánh Bạch Đằng đổ ra cửa Nam Triệu.

Phía tả ngạn sông Kinh Thầy trong địa phận Quảng Ninh có 2 nhánh cấp 2 đó là:

Sông Cầu Bằng và Sông Cầu Cầm đổ vào sông Kinh Thầy.

Sông Hả, sông Hinh và sông Thất Khê đổ vào sông Đá Bạc. Sông Hả còn gọi là sông Tràng Bảng. Các sông đều bắt nguồn từ dãy núi Yên Tử ở độ cao 500 - 700m chảy theo hƣớng bắc nam. Diện tích lƣu vực các phụ lƣu này thƣờng nhỏ hi có lũ thƣờng lên nhanh nhƣng rút chậm, do cửa thoát nhỏ. Đoạn sông từ TP. Uông Bí ra biển cửa sông mở rộng hơn, thoát nƣớc thuận lợi nên nƣớc lũ rút nhanh hơn.

Sông Ka Long: Bắt nguồn ở độ cao 700 m, chảy dọc biên giới Việt - Trung một đoạn 65 km từ Pò Hèn, Thán Phún theo hƣớng Tây bắc - Đông Nam rồi đổ ra vịnh Bắc bộ tại địa phận TP. Móng Cái, gồm 5 nhánh tƣơng đối lớn đó là: Ka Long, Bắc Luân, Lục Lầm, Vạn Ninh và Xuân Ninh. Diện tích lƣu vực trên địa phận Quảng Ninh là 99 km2. Thƣợng lƣu sông nhỏ, độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, phía hạ lƣu sông rộng và nhiều cửa sông nên thoát lũ nhanh ít gây úng lụt.

Sông Tiên Yên: Có diện tích lƣu vực 1.070 km2, bắt nguồn từ sƣờn tây dãy núi Quảng Nam Châu thuộc địa phận huyện Bình Liêu. Sông dài 82 km, thƣờng thay đổi hƣớng chảy theo địa hình: Gồm 7 nhánh, nhánh lớn nhất là sông Phố Cũ, lƣu vực sông Tiên Yên có dạng hình tam giác, thủy lƣu rộng, hạ

lƣu thu hẹp lại nên độ dốc lƣu vực lớn, lũ thƣờng xảy ra nhanh và do ảnh hƣởng của thủy triều nhƣ vùng thị trấn Tiên Yên đến hu Mũi Chùa thƣờng xảy ra lũ lớn. Sông Ba Chẽ: Bắt nguồn từ rừng Bo, ở độ cao 275m, diện tích lƣu vực 978 km2

với chiều dài sông chính 78,5 km, chạy quanh co, uốn khúc và đổ ra vịnh Bắc Bộ. Sông Ba Chẽ có 11 nhánh cấp 1, phân bố há đều. Mật độ lƣới sông là 1,1 km/km2

lòng sông hẹp, nhiều thác nghềnh, độ dốc lƣu vực nhỏ, thƣợng nguồn ít mƣa nên tác hại của lũ phía hạ lƣu hông lớn.

Hệ thống các sông nhỏ trong tỉnh: Quảng Ninh có 11 con sông nhỏ, chiều dài các con sông từ 15 - 35 km, diện tích lƣu vực thƣờng nhỏ hơn 300 m2, chúng phân bố theo dọc bờ biển theo thứ tự từ bắc xuống nam gồm: Sông Tràng Vinh (sông Tín Coóng); sông Hà Cối, sông Đầm Hà, sông Đồng Cái Xƣơng, Sông Hà Thanh, Đồng Mỏ, Mông Dƣơng, Diễn Vọng, Sông Man, Sông Trới và sông Míp. Các sông này đều bắt nguồn từ phía sƣờn đón gió biển của cánh cung Đông Triều - Móng Cái ở độ cao 500m đổ ra vịnh Bắc Bộ theo hƣớng vuông góc với bờ biển. Phía thƣợng lƣu có độ dốc lớn, nhiều ghềnh thác, trắc diện hẹp, hông có trung lƣu độ dài sông ngắn, nơi cửa sông thƣờng mở rộng dƣới dạng vịnh cửa sông. Hầu hết các sông nằm trong vùng mƣa lớn trên 2000 mm nên hay hình thành lũ thất thƣờng, lũ lên nhanh và xuống cũng nhanh.

b. Về chất lượng nước mặt

Chất lƣợng nƣớc mặt sông Đá Bạc ở khu vực Uông Bí - Đông Triều có chiều hƣớng suy giảm mạnh do các hoạt động dân sinh và nƣớc thải công nghiệp của khu vực, điển hình là hệ thống cấp nƣớc cho TX.Đông Triều trƣớc đây lấy từ sông Đạm Thuỷ đã buộc phải loại bỏ vì chất lƣợng nƣớc nguồn quá ô nhiễm. Sông Cầm, sông Kinh Thầy bị nhiễm mặn do thuỷ triều xâm nhập. Suối Vàng Danh cũng bị ô nhiễm do các hoạt động dân sinh và khai thác than phía thƣợng nguồn.

Chất lƣợng nƣớc của các sông Ba Chẽ, Tiên Yên, Ka Long và các sông suối nhỏ hác trên địa bàn tỉnh nhìn chung biến đổi theo hƣớng càng về phía hạ lƣu chất lƣợng nƣớc càng giảm và bị nhiễm mặn do ảnh hƣởng của thuỷ triều.

c. Nước ngầm

Theo kết quả báo cáo đánh giá nguồn nƣớc ngầm do Trung tâm Nghiên cứu Môi trƣờng Địa chất - Trƣờng Đại học Mỏ Địa chất thực hiện thì Quảng Ninh là khu vực nghèo nƣớc ngầm. Tr lƣợng nƣớc dƣới đất một số khu vực nhƣ sau:

Về chất lƣợng nƣớc ngầm: ở các đô thị phía tây nhƣ Đông Triều có hàm lƣợng sắt tƣơng đối cao, trong hi đó các giếng khai thác ở khu vực Hòn Gai, Cẩm Phả có chất lƣợng khá tốt. Tuy vậy hiện một số giếng có độ pH thấp từ 4-5, một vài giếng khác có chứa NH3, NO2 và PO4 chứng tỏ chúng đã bị nhiễm bẩn các chất h u cơ.

3.2.3. Tài nguyên rừng

a. Tài nguyên rừng

Năm 2014, Quảng Ninh hiện có 355.767,47 ha đất có rừng; trong đó đất rừng sản xuất 230.676,02 ha chiếm 64,8% diện tích đất có rừng, rừng phòng hộ có 102.838,33 ha chiếm 28,9% diện tích rừng, rừng đặc dụng có 22.253,12 ha chiếm 6,2% diện tích đất có rừng.

Rừng Quảng Ninh phong phú về chủng loại động, thực vật.

Về lâu dài Quảng Ninh có khả năng phát triển rừng không nh ng để bảo vệ cảnh quan môi trƣờng thiên nhiên, sinh thái cho vùng du lịch nổi tiếng mà còn cung cấp gỗ cho sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp mỏ và phục vụ đời sống nhân dân.

b. Thảm thực vật

Vùng đồi núi: Có điều kiện tự nhiên đa dạng, hệ sinh thái phong phú nên đã hình thành và phát triển một thảm thực vật phong phú có nhiều lớp

thực vật sinh trƣởng. Thảm thực vật có thời gian đã bị cạn kiệt, hiện đang ở giai đoạn phục hồi có thể chia thành 4 cấp thảm thực vật sau:

Thảm rừng gỗ xanh quanh năm: Là vùng gỗ có tr lƣợng lớn, lớp phủ thực vật thƣờng xanh và nhiều tầng, độ che phủ lớn còn lại ở các đảo Ba Mùn (Vân Đồn), Kỳ Thƣợng (Hoành Bồ) và một số nơi hác.

Thảm thực vật rừng tái sinh: Đƣợc phục hồi sau khi bị sự khai phá bừa bãi đất nƣơng rẫy của con ngƣời, thảm thực vật này cây thấp, đƣờng kính nhỏ, tr lƣợng ít, mật độ thƣa.

Rừng hỗn giao tre nứa: Hình thành sau khi bị hai thác, đốt cháy, các loại thân gỗ tái sinh chậm đƣợc thay thế bằng các loại tre, nứa... độ ẩm và tầng dày ém hơn rừng non tái sinh.

Rừng cây bụi, đồi cỏ: Là các vùng đồi tiếp giáp với đồng bằng, các loại cây lùm cây bụi nhƣ: Sim, mua, cỏ tranh. Hiện nay một số vùng đã hai thác đƣa vào trồng cây ăn quả, hiệu quả kinh tế cao và tăng độ che phủ cho đất.

Vùng đồng bằng: Thảm thực vật chủ yếu là cây trồng do con ngƣời tạo ra chủ yếu là cây hàng năm và cây ăn quả.

Vùng cửa sông, ven biển: Thảm thực vật chủ yếu là thông, phi lao và cây ngập mặn, trong lòng sông, biển có các loại rong tảo sinh sống, đây cũng là vùng chịu tác động trực tiếp của con ngƣời đối với môi trƣờng, nhất là môi trƣờng nƣớc vì vậy cần đƣợc quan tâm bảo vệ.

3.3. Các nguồn lực điều kiện kinh tế-xã hội

3.3.1. Khái quát v tình hình kinh t của tỉnh

a. Tổng sản phẩm xã hội và tăng trưởng kinh tế

Trong giai đoạn từ 2010 - 2014, Quảng Ninh đã đạt đƣợc các thành tựu quan trọng làm tiền đề cho phát triển sau. GDP toàn tỉnh (theo giá CĐ 2010) năm 2010 đạt 50.195 tỷ đồng; năm 2014 đạt 67.034 tỷ đồng (đạt tốc độ tăng trƣởng 7,5%/năm giai đoạn 2010 - 2014). Sự tăng trƣởng kinh tế của tỉnh thể

hiện ở cả 3 lĩnh vực trong sản xuất, trong đó hu vực dịch vụ có mức tăng trƣởng cao nhất (10,2%/năm); khu vực nông lâm nghiệp thủy sản có tốc độ tăng trƣởng thấp nhất (4,2%/năm). Nhìn chung tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh Quảng Ninh luôn đạt mức cao trong số các tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Hồng và vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc bộ, tăng gần gấp 1,2 lần so với tăng trƣởng trung bình cả nƣớc (6,5%/năm) trong cùng ỳ. Hy vọng với xu thế lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh, đủ sức hỗ trợ cho nông nghiệp phát triển một cách bền v ng đồng thời nông, lâm nghiệp sẽ làm hậu phƣơng v ng chắc cho công nghiệp, dịch vụ phát triển.

Cùng với tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế, GDP bình quân đầu ngƣời trong tỉnh cũng tăng há nhanh. Năm 2005 GDP/ngƣời của tỉnh (giá thực tế) mới chỉ đạt 11,525 triệu đồng; năm 2010 đạt 36,107 triệu đồng (gấp 3,13 lần so với năm 2005; gấp 1,6 lần so với GDP bình quân đầu ngƣời vùng ĐBSH và 1,4 lần so với cả nƣớc). Năm 2014 đạt 71,724 triệu đồng (gấp 2,01 lần so với năm 2010; gấp 1,3 lần so với GDP bình quân đầu ngƣời vùng ĐBSH và 1,4 lần so với cả nƣớc).

b. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cùng với sự tăng trƣởng kinh tế, cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch hợp lý theo hƣớng tích cực, phù hợp với xu thế chung của cả nƣớc và phát huy đƣợc lợi thế so sánh về vị trí địa lý và tiềm năng của tỉnh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng nhẹ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm nông lâm nghiệp thủy sản. Năm 2005 cơ cấu ngành nông lâm nghiệp và thủy sản là 7,2%, Công nghiệp - xây dựng 54,3%; dịch vụ 38,5%. Năm 2010 tƣơng tự là: 7,4%; 53,4 %; 39,3%. Năm 2014 tỷ trọng tƣơng ứng là: 6,6%; 50,5%; 42,9%.

c. Đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước

Năm 2014, tổng vốn đầu tƣ thực hiện cho các ngành kinh tế là 45.638.000 triệu đồng, tăng 6.697.100 triệu đồng so với năm 2010 (chiếm 52,2% so với GDP toàn tỉnh, trong đó đầu tƣ cho ngành nông lâm nghiệp thủy sản chỉ là 298.636 triệu đồng (chiếm 0,7% tổng vốn đầu tƣ toàn tỉnh và chỉ bằng 7,4% so với GDP ngành nông lâm nghiệp và thủy sản).

Trong nhiều thập kỷ qua, Quảng Ninh là điểm đến của các nguồn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI). Mặc dù kinh tế thế giới tiếp tục hó hăn, nhƣng tỉnh Quảng Ninh đã mời gọi và đón nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đến nghiên cứu, khảo sát đầu tƣ ( trong đó chủ yếu đến từ khu vực châu Á nhƣ: Nhật Bản, hàn Quốc, Đài Loan, UEA.. và một số quốc gia châu Âu nhƣ: Đức, Tây ban Nha..) . Kết quả thu hút vốn FDI tăng cao: Ƣớc năm 2014, cấp mới và điều chỉnh 39 dự án FDI, với tổng vốn 819,8 triệu USD, bằng 200% so với năm 2013. Đặc biệt, ngày 15/11/2014 Tập đoàn Texhong đã hởi công dự án đầu tƣ hạ tầng khu công nghiệp Hải Hà tạo tiền đề để các dự án đầu tƣ thứ cấp sẽ đƣợc triển khai trong nh ng năm tiếp theo. Trên địa bàn tỉnh có 105 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tƣ đăng ý xấp xỉ 5 tỷ USD.

3.3.2. Ngu n nhân lực

a. Dân số

Tính đến 31/12/2014 tổng dân số trên địa bàn tỉnh là 1.219 nghìn ngƣời, trong đó dân số thành thị là 748 nghìn ngƣời chiếm 61,4% dân số toàn tỉnh. Bình quân số ngƣời trong hộ gia đình là 3,67 ngƣời/hộ. Tỷ lệ tăng tự nhiên hàng năm hoảng 1,24%. Mật độ dân số toàn tỉnh là 190 ngƣời/km2. Trong đó: TP.Hạ Long mật độ dân số cao nhất với 817 ngƣời/km2, huyện Ba Chẽ mật độ dân số thấp nhất là 32 ngƣời/km2, có sự chênh lệch khá lớn gi a các địa phƣơng đồng bằng với miền núi của tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh có 22 dân tộc đang sinh sống trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số là 86,6%, dân tộc Dao (5,5%), Tày (2,98%), Sán Dìu (1,58%), Sán Chay (1,2%) và dân tộc Hoa (0,46%)... Theo đánh giá, hiện tại đội ngũ lao động dân tộc chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông lâm nghiệp còn có trình độ chƣa cao.

Cơ cấu dân số Quảng Ninh tƣơng đối trẻ: Gần 30% có độ tuổi từ 15 đến 29; 25% có độ tuổi từ 30 đến 39; 24% có độ tuổi từ 40 đến 49 và 22% trên 50 tuổi.

. Lao động

Số ngƣời trong độ tuổi lao động của tỉnh năm 2014 là 753 nghìn ngƣời (chiếm 61,2% dân số toàn tỉnh), đạt tốc độ tăng bình quân 3,1%/năm giai đoạn 2005 - 2014. Số lao động đƣợc tạo việc làm là 28,7 nghìn ngƣời, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 62%.

Chuyển dịch cơ cấu lao động theo xu hƣớng tích cực: cơ cấu lao động lĩnh vực nông lâm nghiệp thủy sản có xu hƣớng giảm dần (năm 2005 là 48,7%; năm 2010 là 43,5% và năm 2014 là 36,4%); Cơ cấu lao động lĩnh vực công nghiệp - xây dựng: năm 2005 là 25,2%; năm 2010 là 27,3% và năm 2014 là 38,0%; Cơ cấu lĩnh vực dịch vụ: năm 2005 là 26,1%; năm 2010 là 29,2% và năm 2013 là 35,6%.

c. Chất lượng nguồn nhân lực

Hiện nay lực lƣợng lao động nhìn chung có trình độ đào tạo cao hơn so với 10 năm trƣớc. Năm 2004, có 37% lao động tốt nghiệp bậc THPT, 40% tốt nghiệp bậc trung học cơ sở (THCS) và 23% có trình độ từ tiểu học trở xuống. Đến năm 2014, có 41% lao động tốt nghiệp bậc THPT (3%); có 39% trình độ THCS và có 20% trình độ tiểu học trở xuống. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh năm 2014 đạt 62%.

Năm 2004 có hoảng 34% lao động ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tốt nghiệp THPT và con số này tăng lên mức 35% vào năm 2014.

Tuy nhiên, đối với lao động lĩnh vực nông lâm nghiệp thì trình độ văn hóa phổ biến mới tốt nghiệp THCS nên hạn chế nhiều đến năng lực tiếp cận khoa học công nghệ và tiến bộ k thuật; sản xuất vẫn mang nặng tƣ tƣởng tiểu nông, manh mún. Nhƣng quan trọng hơn là mối liên kết gi a nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân còn rất lỏng lẻo (hiện nay trên địa bàn tỉnh mới chỉ có mối quan hệ gi a các nhà quản lý, nhà khoa học và nông dân, các doanh nghiệp hầu nhƣ chƣa tham gia vào mối liên kết 4 nhà). Vì thế, nông dân tỉnh Quảng Ninh chủ yếu vẫn nặng về sản xuất tự phát, lúng túng trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi diện tích mặt nước ở quảng ninh bằng công nghệ địa không gian nhằm cung cấp cơ sở cho công tác quản lý tài nguyên nước bền vững​ (Trang 50)