Tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi diện tích mặt nước ở quảng ninh bằng công nghệ địa không gian nhằm cung cấp cơ sở cho công tác quản lý tài nguyên nước bền vững​ (Trang 53 - 54)

a. Tài nguyên rừng

Năm 2014, Quảng Ninh hiện có 355.767,47 ha đất có rừng; trong đó đất rừng sản xuất 230.676,02 ha chiếm 64,8% diện tích đất có rừng, rừng phòng hộ có 102.838,33 ha chiếm 28,9% diện tích rừng, rừng đặc dụng có 22.253,12 ha chiếm 6,2% diện tích đất có rừng.

Rừng Quảng Ninh phong phú về chủng loại động, thực vật.

Về lâu dài Quảng Ninh có khả năng phát triển rừng không nh ng để bảo vệ cảnh quan môi trƣờng thiên nhiên, sinh thái cho vùng du lịch nổi tiếng mà còn cung cấp gỗ cho sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp mỏ và phục vụ đời sống nhân dân.

b. Thảm thực vật

Vùng đồi núi: Có điều kiện tự nhiên đa dạng, hệ sinh thái phong phú nên đã hình thành và phát triển một thảm thực vật phong phú có nhiều lớp

thực vật sinh trƣởng. Thảm thực vật có thời gian đã bị cạn kiệt, hiện đang ở giai đoạn phục hồi có thể chia thành 4 cấp thảm thực vật sau:

Thảm rừng gỗ xanh quanh năm: Là vùng gỗ có tr lƣợng lớn, lớp phủ thực vật thƣờng xanh và nhiều tầng, độ che phủ lớn còn lại ở các đảo Ba Mùn (Vân Đồn), Kỳ Thƣợng (Hoành Bồ) và một số nơi hác.

Thảm thực vật rừng tái sinh: Đƣợc phục hồi sau khi bị sự khai phá bừa bãi đất nƣơng rẫy của con ngƣời, thảm thực vật này cây thấp, đƣờng kính nhỏ, tr lƣợng ít, mật độ thƣa.

Rừng hỗn giao tre nứa: Hình thành sau khi bị hai thác, đốt cháy, các loại thân gỗ tái sinh chậm đƣợc thay thế bằng các loại tre, nứa... độ ẩm và tầng dày ém hơn rừng non tái sinh.

Rừng cây bụi, đồi cỏ: Là các vùng đồi tiếp giáp với đồng bằng, các loại cây lùm cây bụi nhƣ: Sim, mua, cỏ tranh. Hiện nay một số vùng đã hai thác đƣa vào trồng cây ăn quả, hiệu quả kinh tế cao và tăng độ che phủ cho đất.

Vùng đồng bằng: Thảm thực vật chủ yếu là cây trồng do con ngƣời tạo ra chủ yếu là cây hàng năm và cây ăn quả.

Vùng cửa sông, ven biển: Thảm thực vật chủ yếu là thông, phi lao và cây ngập mặn, trong lòng sông, biển có các loại rong tảo sinh sống, đây cũng là vùng chịu tác động trực tiếp của con ngƣời đối với môi trƣờng, nhất là môi trƣờng nƣớc vì vậy cần đƣợc quan tâm bảo vệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi diện tích mặt nước ở quảng ninh bằng công nghệ địa không gian nhằm cung cấp cơ sở cho công tác quản lý tài nguyên nước bền vững​ (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)