Các điều kiện hòa đồng bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thuật toán xác định và duy trì điểm làm việc có công suất cực đại của hệ thống lai điện gió và điện mặt trời nối lưới​ (Trang 38 - 39)

Điều kiện về tần số: Hai nguồn phải cùng tần số với nhau, hoặc tần số nguồn điện phải bằng tần số lưới.

Điều kiện về điện áp: Hai nguồn phải cùng điện áp với nhau, hoặc điện áp nguồn phải bằng điện áp lưới.

Điều kiện về pha: Hai nguồn phải cùng thứ tự pha nếu số pha lơn hơn 1và góc pha phải trùng nhau.

Ta thấy điều kiện 1 và điều kiện 3 có vẻ như mâu thuẫn với nhau vì nếu muốn cho góc pha của hai phía trùng nhau thì phải điều chỉnh tần số, mà đã điều chỉnh tần số thì tần số không thể bằng nhau. Còn nếu muốn giữ nguyên cho hai tần số bằng nhau thì khó có thể điều chỉnh được góc pha. Do đó, điều kiện thực tế là:

a. Điều kiện về tần số

Tần số của hai nguồn xấp xỉ bằng nhau. Sai lệch nằm trong khoảng Δf cho phép. Gía trị Δf này là bao nhiêu tùy thuộc vào việc chỉnh định bộ điều tốc và rơ le hòa điện tự động hoặc rơ le chống hòa sai.

Thông thường, người ta điều chỉnh sao cho Δf có trị số lớn hơn 0 một chút, nghĩa là tần số nguồn điện cao hơn tần số lưới một chút. Như vậy, khi hòa vào lưới nguồn điện sẽ bị tần số lưới giữ lại, nghĩa là nguồn điện sẽ phát một công suất nhỏ ra lưới ngay thời điểm đóng máy cắt.

b. Điều kiện về điện áp

Đối với điện áp thì có thể điều chỉnh cho điện áp nguồn điện bằng điện áp lưới chính xác mà không có vấn đề gì. Người ta cũng cho phép điện áp có sai lệch chút ít so với điện áp lưới và người ta cũng chỉnh định sao cho điện áp nguồn điện bằng hoặc hơn điện áp lưới một chút để khi đóng điện thì công suất và công của nguồn điện lớn hơn 0 một chút.

c. Điều kiện về pha

Đây là điều kiện bắt buộc và phải tuyệt đối chính xác. Thứ tự pha thường chỉ kiểm tra khi lắp đặt máy hoặc sau khi có thao tác sửa chữa, bảo trì mà phải tháo rời các điểm nối. Vì phải điều chỉnh tần số nên hai tần số không bằng nhau. Do đó, góc pha sẽ thay đổi liên tục theo tần số phách bằng hiệu của hai tần số. Các rơ le phải dự đoán chính xác các thời điểm góc pha bằng không, biết trước thời gian đóng của máy cắt và phải cho ra tín hiệu đóng máy cắt trước thời điểm đồng bộ bằng đúng thời gian đó. Thường khoảng dưới 100ms đến vài trăm ms.

Các điều kiện về điện áp và điều kiện về tần số có thể kiểm tra bằng các dụng cụ đo trực tiếp như vôn kế, tần số kế nhưng các điều kiện về pha như: thứ tự pha và đồng vị góc pha( góc lệch pha) cần phải kiểm tra nghiêm ngặt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thuật toán xác định và duy trì điểm làm việc có công suất cực đại của hệ thống lai điện gió và điện mặt trời nối lưới​ (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)