Về kết quả sinh thiết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,cận lâm sàng ở người già lao phổi (Trang 40 - 45)

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh nhân có hình ảnh mô bệnh học nang lao cao nhất khi làm sinh thiết phế quản (nang lao điển hình: 83%; nang lao không điển hình: 9,8%) và khi làm sinh thiết màng phổi (nang lao điển hình 74,4%; nang lao không điển hình 10,3%). Khi làm sinh thiết xuyên thành ngực có kết quả mô bệnh học nang lao với tỷ lệ thấp hơn (nang lao điển hình: 39,2%; nang lao không điển hình: 11,5%); thấp nhất khi làm sinh thiết hạch (nang lao điển hình 21,1%; nang lao không điển hình 5,3%).

Kết quả này có thể giải thích khi xem xét tổ chức sinh thiết lấy bệnh phẩm xét nghiệm. Soi phế quản cho phép tiếp cận tổn thương ở một vị trí gần hơn cả và khá trực tiếp bởi ưu điểm của phương pháp này là cho phép quan sát bằng mắt thường vị trị và hình thái tổn thương, do đó tạo thuận lợi lớn khi sinh thiết lấy bệnh phẩm ở những tổn thương nghi ngờ và có thể sinh thiết nhiều mảnh khác ở những vùng tổn thương khác nhau. Chính vì thế làm tăng khả năng chẩn đoán bệnh. Kết quả này cũng khá tương xứng với kết quả AFB, PCR, MGIT dịch phế quản, các xét nghiệm này với mẫu bệnh phẩm là dịch phế quản đều cho kết quả dương tính cao hơn hẳn các bệnh phẩm khác như dịch màng phổi hoặc đờm. Sinh thiết màng phổi và sinh thiết xuyên thành ngực cho phép tiếp cận tổn thương nhưng không chính xác như trong soi phế quản do những nhược điểm của của các phương pháp này chỉ cho phép quan sát tổn

thương gián tiếp, do đó sinh thiết đôi khi không lấy được bệnh phẩm thật sự nên bỏ sót tổn thương.

Kết quả nghiên của chúng tôi có sự khác biệt với nghiên cứu của Trần Anh Đào và Cs (2009) cho rằng tỷ lệ hình ảnh nang lao trong mẫu

bệnh phẩm thu được khi sinh thiết màng phổi là 62,8% [11].

KẾT LUẬN

Phân tích kết quả nghiên cứu 377 bệnh nhân lao phổi được chẩn đoán và điều trị tại khoa Hô Hấp BV Bạch Mai trong khoảng thời gian từ tháng 6 năm 2008 đến tháng 6 năm 2010, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Đặc điểm lâm sàng

− Tỷ lệ nam giới bị bệnh cao hơn so với nữ giới, tỷ lệ nam/nữ là 1,3.

− Tuổi trung bình là: 50,51 ± 18,33. Cao nhất : 88 tuổi; thấp nhất: 16

tuổi; 70,4% bệnh nhân có tuổi trên 40. Tỷ lệ bị bệnh cao nhất ở độ tuổi trên 60.

− Thời gian bị bệnh trước vào viện dưới 60 ngày chiếm tỷ lệ chủ yếu (88,8%).

− Lí do vào viện hay gặp là ho khạc đờm (30%), sốt nhẹ (29,7).

− Triệu chứng toàn thân hay gặp là sốt: 51,2%; gầy sút : 27,1%.

− Triệu chứng cơ năng hay gặp là ho khạc đờm: 50,7%; đau ngực:

41,9%; ho khan: 27,9%; ho máu: 18,3%.

− Triệu chứng thực thể hay gặp nhất là nhịp thở tăng ≥ 20 Ck/phút:

35,8%; ran nổ: 19,6%.

− Tiền sử tiếp xúc nguồn lây: 97,6% bệnh nhân không có tiền sử tiếp

xúc nguồn lây.

− Tiền sử bị bệnh, bệnh nhiễm trùng hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất:

14,1%; sau đó là bệnh đái tháo đường: 10,9%.

Đặc điểm cận lâm sàng

− Xét nghiệm máu :

Có 35,4% số bệnh nhân có số lượng HC thấp hơn giới hạn bình thường và 34,4% số bệnh nhân số lượng bạch cầu tăng.

Máu lắng giờ 1 tăng chiếm 85,7%, máu lắng giờ 2 tăng chiếm 98,2%. Máu lắng trung bình giờ 1: 44,76 ± 31,53 mm. Máu lắng trung bình giờ 2: 68,86 ± 39,39 mm.

− X quang phổi và chụp CLVT: Tổn thương phổi phải gặp nhiều hơn

phổi trái (50% khi chụp Xquang phổi, 51,9% khi chụp CT Scanner). Tỷ lệ tổn thương phổi phải/trái trên phim chụp X quang là 1,8; trên phim chụp cắt lớp vi tính phổi là 2,1.

− Trên phim x quang phổi hay gặp tổ thương hạ đòn: 29,8% ; sau đó

là tổn thương dạng chấm nốt. Trên phim chụp CT Scanner phổi hay gặp hơn cả là tổn thương dạng chấm nốt 37,5%.

− Xét nghiệm AFB đờm: Tỷ lệ dương tính thấp (20,7%).

− Phản ứng Mantoux: âm tính chiếm 71,4%; từ 10-15 mm chiếm

11,9%; từ 16-20 chiếm 8,2%; trên 20 mm chiếm 3,4%.

− Soi phế quản: tổn thương phế quản phân bố khá đồng đều ở hai

bên, tổn thương bên phải chiếm 47%, tổn thương bên trái chiếm 41,9%.

− Hình thái tổn thương hay gặp nhất là viêm mủ phế quản (20,1%), u

lồi vào lòng phế quản (19,4%); phù nề, chít hẹp (18,6%).

− Xét nghiệm vi sinh dịch phế quản: đó tỷ lệ dương tính khi làm

PCR là 44,8% cao nhất.

− Kết quả mô bệnh học nang lao điển hình khi làm sinh thiết phế

quản là 83%; sinh thiết màng phổi là 74,4%; sinh thiết xuyên thành ngực là 39,2%; sinh thiết hạch là 21,1%.

KIẾN NGHỊ

− Cần làm xét nghiệm máu lắng ở tất cả bệnh nhân nghi lao.

− Cần soi phế quản lấy dịch làm PCR và sinh thiết phế quản làm xét

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ...1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU...3

1.1. TÌNHHÌNHBỆNHLAOHIỆNNAY...3

1.1.1. Tình hình bệnh lao trên thế giới...3

1.1.2. Tình hình bệnh lao ở Việt Nam...5

1.2. ĐẶCĐIỂMLÂMSÀNGVÀCẬNLÂMSÀNGLAOPHỔI...6

1.2.1. Đặc điểm lâm sàng [24]...6

1.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng [24]...7

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...8

2.1. ĐỐITƯỢNGNGHIÊNCỨU...8

2.2. TIÊUCHUẨNCHẨNĐOÁN...8

2.3. PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU...8

2.4. NỘIDUNGNGHIÊNCỨU...9

2.4.1. Đặc điểm lâm sàng...9

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...18

3.1. ĐẶCĐIỂMLÂMSÀNG...18

3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi, giới, nghề nghiệp và địa dư...18

3.1.2. Lý do vào viện và thời gian bị bệnh trước vào viện, chẩn đoán tuyến dưới...19

3.1.3. Triệu chứng lâm sàng khi bệnh nhân vào viện...22

3.1.4. Tiền sử tiếp xúc nguồn lây, tiền sử bệnh tật khác kèm theo...22

3.2. ĐẶCĐIỂMCẬNLÂMSÀNG...24

3.2.1. Kết quả xét nghiệm máu...24

3.2.2. Kêt quả chụp X - quang phổi và CT Scanner lồng ngực...25

3.2.3. Kết quả xét nghiệm AFB đờm...27

3.2.4. Kết quả phản ứng Mantoux...28

3.2.5. Kết quả xét nghiệm dịch màng phổi...28

3.2.6. Kết quả soi phế quản...28

3.2.7. Kết quả mô bệnh học sinh thiết phế quản (STPQ), sinh thiết xuyên thành ngực (STXTN), sinh thiết màng phổi (STMP)...30

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN...31

4.1. ĐẶCĐIỂMLÂMSÀNG...31

4.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi, giới, địa dư, nghề nghiệp...31

4.1.2. Về thời gian bị bệnh trước vào viện, lý do vào viện, chẩn đoán trước vào viện...33

4.1.3. Về triệu chứng lâm sàng khi bệnh nhân vào viện...34

4.1.4. Về tiền sử...35

4.2. ĐẶCĐIỂMCẬNLÂMSÀNG...36

4.2.1. Về kết quả xét nghiệm máu...36

4.2.2. Về X-quang phổi và chụp cắt lớp vi tính lồng ngực...37

4.2.3. Về xét nghiêm AFB đờm và phản ứng Mantoux...38

4.2.4. Xét nghiệm vi sinh dịch màng phổi, dịch phế quản...38

4.2.5. Kết quả soi phế quản :...39

4.2.6. Về kết quả sinh thiết ...40

KẾT LUẬN...41

KIẾN NGHỊ...43

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,cận lâm sàng ở người già lao phổi (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w