Xét nghiệm vi sinh dịch màng phổi, dịch phế quản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,cận lâm sàng ở người già lao phổi (Trang 38 - 39)

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ dương tính thấp khi làm các xét nghiệm tìm vi khuẩn lao trong dịch màng phổi: AFB và PCR là 5,1%; MGIT là 2,5%. Trong khi đó tỷ lệ dương tính khi làm các xét nghiệm này với bệnh phẩm dịch phế quản cho kết quả cao hơn nhiều: khi

làm PCR là 44,8%; khi làm AFB là 9,3%; khi làm MGIT là 7,2%. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với thực tế lâm sàng vì ta biết rằng tỷ lệ tìm thấy vi khuẩn lao trong bệnh phẩm tỷ lệ thuận với số lượng vi khuẩn lao có trong mẫu bệnh phẩm đó. Một mẫu đờm chỉ có thể cho kết quả dương

tính khi có ít nhất 5000 vi khuẩn trong 1 ml bệnh phẩm [3].

Kết quả của chúng tôi hoàn toàn tương đồng với kết quả nghiên cứu cuả Quang Văn Trí (2007) cho rằng tỷ lệ dương tính PCR dịch màng phổi là 5,1%. Độ nhạy của PCR trong dịch màng phổi thấp được ghi nhận là do màng phổi có chứa những chất có khả năng ức chế phản ứng khuyếch đại của PCR và do bản chất dịch màng phổi phần lớn được tạo ra là do phản ứng quá mẫn chậm chứ không phải do trực khuẩn lao vào

khoang màng phổi [30]. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của chúng tôi có

sự khác biệt với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thu Hà và Cs (2008): với bệnh phẩm dịch màng phổi tỷ lệ PCR dương tính là 33,3%, tỷ lệ

MGIT dương tính là 29,7%, tỷ lệ AFB dương tính là 9% [12]. Kết quả

nghiên cứu của chúng tôi cũng khác biệt với nghiên cứu của Trần Anh Đào và Cs (2009) cho rằng tỷ lệ dương tính với bệnh phẩm dịch màng

phổi khi làm: PCR 6,1%, MGIT 18,2%, AFB 0% [11].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,cận lâm sàng ở người già lao phổi (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w