Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi, giới, địa dư, nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,cận lâm sàng ở người già lao phổi (Trang 31 - 33)

nghiệp

4.1.1.1. Tuổi – giới

Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận được tỷ lệ mắc lao của bệnh nhân nam chiếm 59,9% trong khi tỷ lệ bệnh nhân nữ chiếm 40,1%, tỷ lệ nam/nữ khoảng 1,3. Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho rằng số lượng bệnh nhân lao gặp ở nam cao hơn nữ. Theo

quốc gia cho thấy tỷ lệ nữ/nam nhỏ hơn 0,5 ở khu vực Đông Nam Á và

Tây Thái Bình Dương, tỷ lệ này xấp xỉ bằng 1 ở khu vực Châu Phi [31].

Theo số liệu của WHO (1999) tại 25 nước Châu Phi có số bệnh nhân lao

nam cao hơn nữ với tỷ lệ nam/ nữ là 1,49 [46]. Nghiên cứu của Martinez

A về sự khác biệt giới tính trong bệnh lao ở San Francisco từ năm 1991

đến năm 1996 cho thấy tỉ lệ mắc lao giữa nam và nữ là 2,1 [39]. Bùi Đức

Dương (1996) nghiên cứu ở 284 bệnh nhân thấy tỉ lệ nam/nữ là 1,7 [10].

Hà Thị Lan tỉ lệ nam/nữ là 2,6 [17]. Nguyễn Thị Lan Anh (2002) tỷ lệ

nam/nữ là 3,2 [2]. CTCLQG đã tổng kết số liệu năm 2000 cho thấy tỉ lệ

mắc lao phổi mới nam cao hơn nữ là 2,16 lần [8]. Theo Đào Thị Hà

(2005) tỷ lệ này là 1,87 [13].

Về tuổi, tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng

tôi là: 50,51± 18,33; cao nhất: 88 tuổi; thấp nhất: 16 tuổi. Ở tuổi dưới 20

tuổi tỷ lệ mắc lao của nam và nữ là như nhau (1,6%); ở tuổi từ 30 – 39 tỷ lệ mắc lao của nữ (7,7%) cao hơn nam (6,1%). Tỷ lệ mắc lao cao nhất ở tuổi trên 60: nam chiếm 18,8%, nữ chiếm 16,2%. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đào Thị Hà (2005) cho rằng tỷ lệ mắc lao cao

nhất ở lứa tuổi 60-74 [13].

4.1.1.2. Về nghề nghiệp và địa dư:

Bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi gặp chủ yếu ở nông

thôn (69%) gấp 2,3 lần so với thành thị (29,4%) và hay gặp ở nông dân

(37,7%). Kết quả này khá phù hợp với kết quả các nghiên cứu từ lâu nay về lao cho rằng đa số bệnh nhân mắc lao là những người lao động ở vùng nông thôn nơi điều kiện cơ sở y tế còn hạn chế cũng như điều kiện kinh

Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ đáng kể bệnh nhân là trí thức (chiếm 35,8%). Điều này có thể giải thích do tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn lao và sự phát sinh của nhiều bệnh nhiễm khuẩn khác trong thời điiểm hiện nay làm cơ cấu bệnh tật trong lao cũng có nhiều sự thay đổi. Mặt khác là sự phối hợp của lao với các bệnh nội tiết nhất là bệnh đái tháo đường type 2, mà bệnh lí này lại thường gặp nhiều hơn ở những người ít lao động chân tay.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,cận lâm sàng ở người già lao phổi (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w