Xây dựng kịch bản mô phỏng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tạo ảnh siêu âm sử dụng sóng biến dạng trong môi trường có nhiễu​ (Trang 42 - 44)

Để khảo sát ảnh hưởng của hiện tượng phản xạ sóng biến dạng trong ước lượng độ đàn hồi và độ nhớt của mô mềm sinh học, tác giả xây dựng kịch bản mô phỏng trên Matlab như sau:

Môi trường 2D (vùng mô mềm sinh học) có kích thước 120×120 mm, chứa một khối xơ gan hình tròn ở vị trí (40 mm, 40 mm), bán kính khối xơ gan là 15 mm. Độ đàn hồi và độ nhớt của môi trường lần lượt là µ1 = 6000 Pa và η1 =1. 2 Pa.s, độ đàn hồi và độ nhớt của khối xơ gan lần lượt là µ2 = 8900 Pa và η2 = 2.7 Pa.s. Vùng mô mềm sinh học được mô phỏng như hình 3.1 và hình 3.2.

Hình 3.1 Ảnh đàn hồi lý tưởng

Tần số rung của kim f = 200 Hz, mật độ khối của môi trường 𝜌 = 1.000 kg/m3, biên độ của kim rung 5 mm. Vận tốc hạt của sóng trượt được ước tính trên toàn bộ mặt phẳng môi trường 2D tại các vị trí cách đều nhau 1 mm theo cả hai trục X và Y. Bước thời gian 7028.

Giả sử trên đường truyền, khi sóng biến dạng gặp bề mặt của khối xơ gan sẽ tạo ra sóng biến dạng phản xạ. Sóng phản xạ đồng pha và có biên độ nhỏ hơn sóng tới.

Sóng tới và sóng phản xạ gặp nhau xảy ra hiện tượng giao thoa sẽ làm thay đổi vận tốc sóng hạt mà siêu âm Doppler đo được. Do vận tốc sóng hạt chính là cơ sở để ước lượng CSM độ đàn hồi và độ nhớt của mô theo công thức (2.16) và (2.17) nên khi vận tốc sóng hạt thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến độ chính xác của ước lượng CSM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tạo ảnh siêu âm sử dụng sóng biến dạng trong môi trường có nhiễu​ (Trang 42 - 44)