Xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừngcộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng cộng đồng tại thôn mõ, xã kim sơn, huyện kim bôi, tỉnh hòa bình​ (Trang 69 - 74)

Từ các kết quả nghiên cứu, để bảo vệ tốt diện t ch rừng hiện c n và phát triển những khu rừng mới trên địa bàn góp phần vào sự nghiệp chung, phù hợp với ch nh sách, pháp luật của Nhà nước, vừa đảm bảo được lợi ch về kinh tế xã hội, môi trường do rừng mang lại cho cộng đồng dân cư thôn có cuộc sống gắn bó với rừng, chúng tôi đề xuất một số giải pháp bảo vệ có hiệu quả tài nguyên rừng trên địa bàn xã Kim Sơn như sau:

4.4.1. Các giải pháp về chính sách và tổ chức

4.4..1.1. Xây dựng chính sách hưởng lợi đối với cộng đồng được giao rừng để quản lý bảo vệ

Cần xác định rõ quyền lợi đối với cộng đồng khi nhận rừng để bảo vệ và chăm sóc, điều này cần căn cứ đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn. Quyền hưởng lợi cần dựa trên nguyên tắc: Đảm bảo lợi ch hài hoà giữa Nhà nước và cộng đồng dân cư thôn trực tiếp bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng, giữa lợi ch kinh tế của rừng với lợi ch ph ng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo tồn thiên nhiên.

- Quyền hưởng lợi trên đất rừng được giao bao gồm: Gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ, sản phẩm trồng xen tương ứng với công sức của cộng đồng dân cư thôn đã đầu tư vào rừng.

- Quyền hưởng lợi chỉ được thực hiện trong thời hạn được giao rừng.

4.4.1.2. Tổchức thực hiện quy ước bảo vệ phát triển rừng

Xây dựng và tổ chức thực hiện quy ước BV&PTR trong cộng đồng dân cư thôn là rất cần thiết. Để mọi người dân trong cộng đồng dân cư thôn thực hiện nghiêm chỉnh quy ước QLBVR do tự người dân xây dựng và các quy định về bảo vệ, phát triển rừng trong quy ước phải phù hợp với chủ trương, ch nh sách của đảng, tuân thủ những quy định của Nhà nước. Kế thừa, phát huy những thuần phong, mỹ tục, những phong tục, tập quán tốt của địa phương. Nội dung trong quy ước bảo vệ, phát triển rừng phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện, mang t nh cộng đồng hơn là nặng về

pháp lý. Đồng thời những nghĩa vụ, quyền lợi của cộng động phải thể hiện thật cụ thể và có it nhất 2/3 đại diện số hộ gia đình hoặc dân số trong thôn đồng ý thông qua.

Các bước xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng thôn thônđược thực hiện theo các bước:

Bước 1: Chuẩn bị (Tổ chức họp xã; thu thập tài liệu liên quan; Tổ chức họp đại diện hộ gia đình trong cộng đồng dân cư .

Bước 2: Dự thảo và thông qua nội dung của quy ước BV&PTR cộng đồng. Những nội dung chủ yếu cần thảo luận trong bước 2, bao gồm:

- Quyền lợi, nghĩa vụ, hưởng lợi của của thành viên cộng đồng trong việc bảo vệ, phát triển rừng, khuyến kh ch đưa những tập quán tốt về QLBVR vào trong quy ước.

- Những quy định về QLBVR và việc quy định về nội lực để chăm sóc, nuôi dưỡng, phát triển những khu rừng của cộng đồng thôn, thônlàm chủ rừng những khu rừng quan trọng như: khu rừng ma, rừng thiêng, rừng mó nước của cộng đồng thôn, bản.

- Về khai thác, vận chuyển, mua bán gỗ và lâm sản. - Về bảo vệ, săn bắn, bẫy bắt và sử dụng động vật rừng. - Về chăn thả gia súc trong rừng.

- Về PCCCR và canh tác nương rẫy.

- Vấn đề phát triển, ngăn chặn những tác nhân xâm hại đến rừng, người từ các địa phương khác đến địa bàn thôn, thônthực hiện hành vi xâm hại tài nguyên rừng trái phép và hành vi chứa chấp những việc làm sai trái đó.

- Việc phối hợp giữa các cộng đồng thôn, thônđể đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ, phát triển rừng.

- Vấn đề quy định về giải quyết của cộng đồng đối với những vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ, phát triển rừng như các quy định về bồi thường thiệt hại và xử phạt. Việc này cần lưu ý việc giải quyết ở thôn, thônchủ yếu bằng

giáo dục, thuyết phục và hoà giải phù hợp với tình hình cụ thể của từng thôn, thôn không được quy định xử phạt trái với quy định của pháp luật.

Bước 3: Phê duyệt quy ước BV&PTR cộng đồng.

Sau khi thực hiện thông qua dự thảo quy ước với các hộ gia đình trong cộng đồng, Trưởng thôn, thôngửi thôndự thảo quy ước và biên thônhọp dân gửi lên UBND xã, sau đó UBND xã xem xét và trình lên UBND huyện (thông qua ph ng tư pháp để thẩm định trình Chủ tịch UBND huyện quyết định cộng nhận và ban hành quy ước Bảo vệ và phát triển rừng.

Bước 4: Tổ chức thực hiện quy ước BV&PTR cộng đồng (Phổ biến quy ước; Giám sát kết quả thực hiện; Đánh giá thực hiện quy ước .

Sau đó thôn, thôntổ chức hội nghị toàn dân để thông báo nội dung của quy ước và bàn biện pháp thực hiện, đồng thời niêm yết công khai quy ước và phổ biến đến tận người dân để thực hiện. Giám sát việc thực hiện, trưởng thôn, thônchịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện quy ước theo đúng nội dung trước UBND xã.

4.4.1.3. Xây dựng quỹ Bảo vệ và phát triển rừng

Để phát huy nội lực và nâng cao trách nhiệm của cộng đồng QLBVR trong công tác thì việc thành lập quỹ BV&PTR là hết sức cần thiết. Quỹ do cộng đồng tự thành lập, có sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, phục vụ cho các hoạt động về lâm nghiệp của cộng đồng: QLBVR, trồng rừng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, làm giàu rừng, khai thác lâm sản, quản lý, tuần tra bảo vệ rừng cộng đồng, một cách bền vững. Nguồn tài ch nh để hình thành quỹ được huy động từ nhiều nguồn khác nhau: nguồn tài trợ, do ngân sách Nhà nước hỗ trợ, Chi trả dịch vụ môi trường rừng, nguồn bồi thường khi vi phạm quy ước BV&PTR, và các nguồn đóng góp khác…

Cần đề ra cơ chế hoạt động và tổ chức quản lý quỹ, tức là: Kế hoạch hoạt động của quỹ phục vụ cho kế hoạch QLBVR, xác định nguồn vốn hiện có, khả năng thu, cân đối thu chi, công khai báo cáo thu chi của quỹ trước cộng đồng. Để thực hiện tốt việc này thì phải có Ban quản lý quỹ bản: Ban

quản lý quỹ thôn có từ 3-5 người, có t nhất 1 thành viên là nữ. Trong đó: 1 lãnh đạo thôn làm trưởng ban, 1 phó ban kiêm kế toán, 1 thủ quỹ do cộng đồng bầu ra.

Trách nhiệm của ban quản lý quỹ phải huy động và phát triển quỹ, thực hiện thu chi quỹ trước cộng đồng và chịu sự kiểm tra, giám sát về quỹ của ch nh quyền, các tổ chức đoàn thể. Để quỹ được mọi người tham gia, ủng hộ phải xây dựng quy chế quản lý, cần xác định rõ các nguồn thu chi, trách nhiệm và quyền lợi của các thành viên cộng đồng về việc sử dụng quỹ, trách nhiệm của ban quản lý quỹ, cơ chế hoạt động và các định mức chi khác.

4.4.1.4. Giải quyết nhu cầu đất sản xuất cho cộng đồng

Nhằm hạn chế tình trạng phá rừng làm nương, lấn chiếm đất rừng, một trong những vấn đề đặt ra cần được quan tâm đó là công tác quy hoạch vùng kết hợp với công tác quy hoạch ngành phải phù hợp, đồng bộ. Trong đó đặc biệt lưu ý quy vùng sản xuất nương rẫy, chăn thả gia súc cho cộng đồng dân cư. Hiện nay, trên địa bàn công tác rà soát quy hoạch 3 loại rừng đã hoàn thành. Đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả quy hoạch 3 loại rừng của huyện, những diện t ch đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp, rừng sản xuất gần thôn có khả năng trồng xen các cây nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, chăn thả gia súc. Cần mạnh dạn chuyển đổi những diện t ch sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng rừng sản xuất, rừng ph ng hộ có hỗ trợ về lương thực (gạo theo chương trình mục tiêu quốc gia.

4.4.1.5. Chi trả dịch vụ môi trường rừng

Dịch vụ môi trường rừng là việc cung ứng và sử dụng bền vững các giá trị sử dụng môi trường rừng (điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống bồi lắng l ng hồ, ngăn chặn l lụt, l quét, cảnh quan, đa dạng sinh học … , nhằm thực hiện xã hội hoá nghề rừng, từng bước tạo lập cơ sở kinh tế bền vững cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái, nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ, đặc biệt là đảm bảo nguồn nước cho sản xuất thuỷ điện, nước và các hoạt động kinh doanh du lịch.

4.4.1.6. Thành lập ban quản lý rừng cấp thôn, xóm

Để xây dựng và thành lập BQL rừng của thôn, bản cần thực hiện các bước theo sơ đồ sau:

Hình 4.6. Các bƣớc tiến hành xây dựng ban quản lý rừng thôn và tổ chức thực hiện.

* Cách tổ chức Ban quản lý rừng cộng đồng thôn như hình sau:

UBND xã Các tổ chuyên trách Nhóm tư vấn, giám sát, hỗ trợ Các chủ rừng, tổ chức đoàn thể. Ban quản lý rừng thôn, bản Bƣớc 1: Họp thôn, bản thống nhất. Bƣớc 2: Xác định ranh giới và đánh giá tài nguyên

rừng Bƣớc 3: Thành lập BQL và xây dựng quy chế hoạt động Bƣớc 4: Trình phê duyệt thành lập BQL Bƣớc 7: Chỉnh

sửa, bổ sung quy chế hành năm Bƣớc 6: Theo dõi, giám sát, đánh giá Bƣớc 5: Tổ chức thực hiện BVR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng cộng đồng tại thôn mõ, xã kim sơn, huyện kim bôi, tỉnh hòa bình​ (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)