Hình thức tổ chức quản lý rừngcộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng cộng đồng tại thôn mõ, xã kim sơn, huyện kim bôi, tỉnh hòa bình​ (Trang 40 - 48)

4.2.1.1. Cơ cấu tổ chức lực lượng về QLBVR

Cơ cấu tổ chức lực lượng về QLBVR được thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 4.1. Cơ cấu tổ chức lực lƣợng QLBVR ở xã Kim Sơn Ghi chú:Quan hệ trực tiếp →

Quan hệ hỗ trợ UBND huyên BCĐ BV&PTR Hạt Kiểm lâm Thường trực BCĐ Chủ rừng UBND xã Tổ đội quần chúng BVR Tổ, đội BVR Lực lượng

công an, dân quân tự vệ

* UBND huyện: Thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn. Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước UBND cấp tỉnh về việc QLBVR, phát triển rừng, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện; Lập kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn; Tổ chức mạng lưới QLBVR và huy động mọi lực lượng trên địa bàn ngăn chặn mọi hành vi huỷ hoại rừng, cùng với chủ rừng PCCCR, ph ng trừ sinh vật hại rừng; Ban hành các văn bản chỉ đạo việc thực hiện công tác QLBVR trên địa bàn; Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về quản lý BVR, tổ chức theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trên địa bàn, xử phạt vi phạm trong lĩnh vực vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng đối với các vụ vượt thẩm quyền của Hạt Kiểm lâm.

* UBND xã: Thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn. Chủ tịch UBND xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện về việc BVR và phát triển rừng, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn xã; quản lý rừng, đất lâm nghiệp và chỉ đạo các thônxây dựng và thực hiện các qui ước quản lý, bảo vệ, xây dựng và sử dụng các khu rừng trên địa bàn xã phù hợp với pháp luật hiện hành.

- Phối hợp với Kiểm lâm và các lực lượng Công an, Quân đội trên địa bàn tổ chức lực lượng quần chúng BVR trên địa bàn xã, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi huỷ hoại rừng.

- Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp PCCCR, huy động các lực lượng giúp chủ rừng chữa cháy rừng trên địa bàn xã và xử phạt vi phạm hành ch nh trong lĩnh vực QLBVR theo thẩm quyền.

* Chủ rừng: Chủ rừng trên địa bàn có trách nhiệm QLBVR của mình; xây dựng và thực hiện phương án, biện pháp bảo vệ hệ sinh thá rừng; ph ng chống chặt phá rừng, săn bắt bẫy động vật rừng trái phép; PCCCR; ph ng trừ sinh vật gây hại rừng theo qui định của pháp luật hiện hành.

* Hạt Kiểm lâm: Tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện xây dựng các văn thôn quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn; Huy

động các đơn vị v trang, lực lượng quân sự, phương tiện khác trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn, ứng cứu những vụ cháy rừng và những vụ phá rừng nghiêm trọng trong những tình huống cần thiết và cấp bách; Phối hợp với các cơ quan liên quan, lực lượng BVR của chủ rừng thực hiện BVR trên địa bàn. Trong nhiều năm qua, Hạt Kiểm lâm huyện Kim Bôi đã ngăn chặn có hiệu quả các hành vi xâm hại tài nguyên rừng và thực hiện tốt công tác PCCCR trên địa bàn.

* Trạm Kiểm lâm: Trạm Kiểm lâm là bộ phận thuộc Hạt Kiểm lâm và trực tiếp quản lý, chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của Kiểm lâm địa bàn. Đến nay, trạm Kiểm lâm không chỉ đơn thuần để Kiểm tra, kiểm soát vận chuyển lâm sản mà c n thực hiện chức năng về QLBVR và ph ng cháy chữa cháy rừng, là nơi nghỉ ngơi sinh hoạt của cán bộ Kiểm lâm địa bàn. Trên địa bàn huyện Kim Bôi hiện nay có 01 trạm (BVR và PCCCR .

* Lực lượng công an, dân quân tự vệ: Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể xã hội liên quan hướng dẫn cộng đồng dân cư thôn tuyên truyền, giáo dục pháp luật về QLBVR, tham gia kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi phạm lâm luật.

Nhìn chung, từ khi có ch nh sách phụ cấp ưu đãi nghề, đời sống của cán bộ Kiểm lâm địa bàn đã được cải thiện, thường xuyên bám cơ sở, tham mưu kịp thời và có hiệu quả cho Chủ tịch UBND xã trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

* Tổ đội QLBVR của thôn, xóm: Mỗi Thôn đều thành lập tổ QLBVR và thực hiện nhiệm vụ QLBVR theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBND xã, thôn và chủ rừng, hàng năm trên địa bàn xã đã tổ chức được 04 tổ, đội QLBVR cấp thôn với 28 người tham gia, lực lượng tham gia vào tổ đội này bao gồm cán bộ thôn, xóm và người dân. Tuy nhiên, ch nh sách, chế độ bồi dưỡng cho tổ đội QLBVR chưa rõ ràng, chưa khuyến kh ch các thành viên tham gia, do đó hạn chế đến kết quả hoạt động của tổ đội QLBVR.

Hàng năm từ cấp huyện tới cấp xã đều thực hiện việc ký cam kết về bảo vệ rừng và PCCCR giữa 3 lực lượng là Kiểm lâm, Công an, Quân sự. Hàng quý có các cuộc họp rút kinh nghiệm và kế hoạch triển khai.

4.2.1.2. Thực trạng công tác QLBVR ở xã Kim Sơn

Thực hiện Quyết định 245/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Ch nh Phủ về trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất Lâm nghiệp, Quyết định 83/QĐ- BNN của Bộ NN&PTNT về nhiệm vụ công chức Kiểm lâm địa bàn cấp xã; Các hoạt động QLBVR ở xã Kim Sơn, bao gồm các việc: Tuyên truyền giáo dục về BVR, ngăn chặn các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng, PCCCR, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng, ph ng trừ sâu bệnh hại rừng, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác QLBVR.

a. Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật:

Công tác tuyên truyền luôn được xem là nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng Kiểm lâm, trong quá trình hoạt động cho công tác tuyên truyền, Kiểm lâm địa bàn chủ động lên kế hoạch tuyên truyền và phối hợp với các cán bộ, công chức như: Công chức Văn hoá, cán bộ Đài Phát thanh xã, các Trường học, tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật về QLBVR bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú. Hạt Kiểm lâm chỉ đạo Kiểm lâm địa bàn xã bám sát cơ sở tuyên truyền bằng nhiều hình thức như tuyên truyền miệng, bằng loa đài truyền thanh, lồng ghép với các Hội nghị, giao ban...Từ năm 2015 đến 2018 công công tác tuyên truyền đã đạt kết quả như sau:

Bảng 4.3. Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền từ năm 2015 – 2018

Hình thức tuyên truyền Năm thực hiện Cộng

2015 2016 2017 2018

Họp dân 7 7 5 4 23

Số buổi tuyên truyền 6 8 4 10 28

Số Lượt người tham gia 451 614 410 728 2.203

Hàng năm cán bộ của xã, thôn và Kiểm lâm địa bàn được tập huấn nghiệp vụ xử lý vi phạm hành ch nh trong lĩnh QLBVR và tập huấn nghiệp vụ về ph ng cháy, chữa cháy rừng. Qua mỗi đợt tập huấn đã giúp cho cán bộ Kiểm lâm địa bàn nâng cao kỹ năng nghiệp vụ Kiểm lâm, kỹ năng tuyên truyền giáo dục pháp luật về công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn.

Cán bộ Kiểm lâm địa bàn cho biết: Thực tế cho thấy trong năm gần đây, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về QLBVR ngày càng được đẩy mạnh, phương pháp, hình thức và nội dung tuyên truyền từng bước phù hợp với tình hình thực tế ở xã, thôn và một điểm đáng lưu ý đó là đã mở rộng đối tượng tuyên truyền từ các em học sinh đến những người cao tuổi trong cộng đồng đều được tiếp cận, nên đã dần nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong công tác QLBVR. Khuyến kh ch người dân t ch cực tham gia QLBVR, cung cấp những thông tin về các vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp (trước đây là Luật Bảo vệ và phát triển rừng , giúp cho UBND xã và cơ quan chức năng đấu tranh, ngăn chặn kịp thời, hiệu quả các hành vi tiêu cực đến tài nguyên rừng trên địa bàn xã.

Tuy nhiên công tác tuyên truyền vẫn c n những hạn chế sau: 1 Công tác tuyên truyền chủ yếu là do Kiểm lâm địa bàn phụ trách, trình độ chưa chuyên sâu về nghiệp vụ và kỹ năng tuyên truyền c n nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, trình độ dân tr của bà con nhân dân c n hạn chế, không đồng đều, ngoài ra việc tuyên truyền phải phối hợp với các cuộc tổ chức họp thôn để triển khai nhiệm vụ khác của cộng đồng, chỉ tranh thủ vào buổi tối số lượng người đi dự họp đôi lúc không được đông đủ, do đó việc tiếp thu pháp luật nói chung và pháp luật về Bảo vệ và phát triển rừng nói riêng c n chưa cao.2) Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về QLBVR tập trung ở thôn Mõ và Muôn, chưa rải đều trên 4 thôn, hầu hết các đối tượng vi phạm lâm luật đều là dân ở địa bàn thôn khác. Nhận thức về QLBVR của cán bộ, nhân dân có chuyển biến theo hướng t ch cực nhưng chưa mạnh, chưa sâu, vẫn c n một số bộ phận cán

bộ, nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hành vi xâm hại tài nguyên rừng. Do vậy, công tác tuyên truyền về QLBVR cần được tăng cường và tổ chức thường xuyên hơn, mở rộng đối tượng tuyên truyền, không chỉ tập trung ở các thôn c n nhiều rừng mà nên phổ biến sâu rộng trên địa bàn toàn xã.

b. Ngăn chặn hành vi xâm hại tài nguyên rừng

Những năm qua thực hiện các ch nh sách pháp luật của nhà nước về bảo vệ tài nguyên rừng, xã Kim Sơn thường xuyên tổ chức kiểm tra, truy quét các tổ chức, cá nhân phá hoại tài nguyên rừng, nhằm có biện pháp kịp thời ngăn chặn và hạn chế thấp nhất các hành vi xâm hại tài nguyên rừng. Tổ bảo vệ rừng và PCCCR ở các thôn, thường xuyên tổ chức kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến lâm sản để kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm. Từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn xã Kim Sơn xảy ra 11 vụ vi phạm về Luật Lâm nghiệp (trước đây là Luật Bảo vệ và phát triển rừng , các vụ vi phạm nằm ở mức độ xử phạt hành chính.

UBND xã tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về QLBVR, để ý thức, trách nhiệm QLBVR của người dân được nâng cao, đồng thời t ch cực xây dựng, củng cố lực lượng QLBVR. Trong đó chú trọng việc xây dựng đội ng thông tin 2 chiều giữa người dân và cán bộ Kiểm lâm địa bàn để cung cấp kịp thời thông tin về các vụ vi phạm, đẩy mạnh và thay đổi nhiều phương thức đấu tranh các hành vi xâm hại tài nguyên rừng.

Bảng 4.4. Tổng hợp các vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp từ năm 2015 - 2018

Hình thức vi phạm Năm thực hiện Cộng

2015 2016 2017 2018

Lấn chiếm đất rừng 2 3 2 1 8

Phá rừng 2 1 3

(Nguồn UBND xã Kim Sơn) c. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng.

Cùng chung với nhiều địa phương, những năm gần đây, thời tiết trên địa bàn xã Kim Sơn diễn biến phức tạp, vào mùa khô hanh, nắng nóng thường

kéo dài, cùng với gió Lào thổi mạnh, nhiệt độ cao, có ngày lên tới 420C, độ ẩm không kh thấp, thảm thực vật dày, nguy cơ cháy rừng luôn ở cấp IV, cấp V – cấp nguy hiểm, cấp cực kỳ nguy hiểm.

Để phối phó với những tình huống xấu có thể xẩy ra, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy rừng c ng như các thiệt hại do cháy rừng gây ra. Qua nghiên cứu thực tế, ngay từ đầu mùa khô hanh hàng năm, được sự chỉ đạo của UBND huyện Kim Bôi, sự tham mưu của Kiểm lâm địa bàn UBND xã xây dựng, tổ chức thực hiện phương án PCCCR trên địa bàn toàn xã, xác định vùng trọng điểm cháy, thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của xã, tổ đội PCCCR tại bản, tổ chức trực 24/24 giờ vào những tháng cao điểm. UBND chỉ đạo các thôn và các chủ rừng tăng cường biện pháp PCCCR trong mùa khô hanh, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền về PCCCR.

4.2.1.3. Các hình thức quản lý rừng trên địa bàn

Thực hiện Nghị định 02/CP ngày 15/1/1994 của Ch nh phủ về giao đất lâm nghiệp; Nghị định 163/1999/NĐ-CP của Ch nh phủ về giao đất, cho thuê đất Lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đ ch Lâm nghiệp; . Từ năm 2000 đến nay Hạt Kiểm lâm huyện Kim Bôi phối hợp với Ph ng Địa ch nh (nay là ph ng Tài nguyên và môi trường , các đơn vị tư vấn trong và ngoài tỉnh và UBND các xã đã tiến hành giao đất lâm nghiệp, đất rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện. Tổng hợp diện t ch đất lâm nghiệp được giao cho các chủ thể quản lý sau khi quy hoạch ba loại rừng:

Bảng 4.5. Diện tích rừng phân theo chủ quản lý trên địa bàn

TT Chủ quản lý Tổng diện tích Trong đó Rừng tự nhiên Rừng trồng 1 Hộ gia đình, nhóm hộ 255,65 43,32 212,33 2 Cộng đồng (UBND xã 688,67 627,88 60,79

3 Doanh nghiệp nhà nước 12,48 11,74 0,74

a. Rừng do cộng đồng quản lý

Trong khu vực nghiên cứu có t nh cộng đồng cao, diện t ch đất có rừng trải qua các thế hệ đều được sử dụng chung cho cả cộng đồng thôn. Đến nay, diện t ch giao cho cộng đồng thôn quản lý trên pháp luật vẫn là Hộ gia đình đứng ra nhận khoán theo Nghị Quyết 02. Mặc dù các hộ đã có đơn xin trả lại đất nhưng hiện tại vẫn chưa được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, đất rừng cho cộng đồng thôn.

b. Rừng do tổ chức, doanh nghiệp quản lý

Trên địa bàn xã hiện nay, đang có Công ty TNHH Lâm trường Kim Bôi quản lý có diện t ch có rừng là 12,48 ha nằm ở thôn Bái và thôn Muôn. Đối với diện t ch rừng giao cho Công ty TNHH Lâm trường Kim Bôi quản lý thì công tác QLBVR được quản lý tốt.

c. Rừng do nhóm hộ và hộ gia đình quản lý

Hình thức hộ gia đình và nhóm hộ quản lý, nhóm hộ là nhóm một số hộ gia đình cùng quản lý và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp nhưng có hạn chế một số quyền so với hộ gia đình như không được chuyển nhượng, không được thế chấp, tặng cho. Trên địa bàn xã, rừng và đất rừng do hộ gia đình và nhóm hộ quản lý chủ yếu là đất rừng sản xuất và đất trống để trồng rừng, những diện t ch rừng trên chủ yếu do các hộ và nhóm hộ gia đình tự bỏ vốn để đầu tư, một số t được đầu tư, hỗ trợ từ các dự án về giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc. Riêng đối với loại rừng được giao cho các hộ để quản lý người dân có quyền được sở hữu như một tài sản và c ng được công nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp tương đương với với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, thổ cư…do đó trách nhiệm và quyền lợi của các chủ rừng này đã được xác định rõ ràng hơn về quyền hưởng lợi từ tài nguyên rừng và c ng như từ các lợi ch khác do tài nguyên rừng mang lại (từ các dự án khoanh nuôi, bảo vệ rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng… , điều này đã thúc đẩy người dân t ch cực hơn để tham gia quản lý bảo vệ tốt hơn, hạn chế tình trạng khai thác, phá rừng trái phép.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng cộng đồng tại thôn mõ, xã kim sơn, huyện kim bôi, tỉnh hòa bình​ (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)