Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng cộng đồng tại thôn mõ, xã kim sơn, huyện kim bôi, tỉnh hòa bình​ (Trang 26 - 29)

a. Vị trí địa lý

Xã Kim Sơn, huyện Kim Bôi, có tổng diện t ch đất tự nhiên 2452,38 ha, Địa giới hành ch nh được xác định, ph a Bắc giáp xã Lập Chiệng, ph a Nam giáp xã Nam Thượng, ph a Đông giáp các xã của huyện Lương Sơn, phía Tây giáp xã Hợp Kim.

b. Địa hình, địa mạo

Kim Sơn là xã miền núi của huyện Kim Bôi, nằm ở độ cao khoảng 310m so với mặt nước biển. Địa hình của xã chủ yếu là những cánh đồng được bao bọc bởi những dãy núi, đồi thấp.

c. Khí hậu, thủy văn

Kim Sơn có kh hậu mang t nh chất của vùng kh hậu nhiệt đới gió mùa, được chia thành 2 mùa rõ rệt:

- Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa tập trung từ tháng 7 đến tháng 9, bình quân có 122 ngày mưa/năm, cao nhất 146 ngày/năm, mưa thường có dông kéo dài và chịu ảnh hưởng nhiều của bão lốc và gió Tây Nam.

- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, kh hậu khô hanh, độ ẩm thấp, có sương muối, sương mù và mưa phùn giá rét. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cao có lúc lên tới 80

- 90C.

Số liệu quan trắc của trạm kh tượng thuỷ văn Kim Bôi cho thấy:

- Nhiệt độ bình quân năm là: 220C tháng nóng nhất là tháng 7 nhiệt độ có thể lên tới 37-380C, tháng lạnh nhất thường là tháng 1 nhiệt độ có thể xuống tới 4 - 60

- Lượng mưa cả năm là 2743mm, nhưng mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10. Hàng năm vào mùa mưa hay xảy ra l quét ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của người dân.

- Số giờ nắng trong ngày: Mùa hè 5 – 6 giờ, mùa đông 3 – 4 giờ

- Độ ẩm không kh : Độ ẩm không kh trung bình năm 85%, giữa các tháng trong năm biết thiên từ 78% - 88%.

- Lượng bốc hơi: Bình quân năm là 910,1mm, bằng khoảng 53% so với lượng mưa trung bình năm.

- Về chế độ gió: Chủ yếu có 3 loạigió ch nh

Gió mùa Đông Bắc là hướng gió thịnh hành về mùa khô, xuấthiện từ tháng 11 đếntháng 3 năm sau, thường kéo theo không kh lạnh và khô hanh.

+ Gió Đông Nam, xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10 gió mang theo độ ẩm và hơi nước nhiều, cường độ gió mạnh khá mạnh.

- Gió Tây Nam (Gió Lào , thường xuất hiện trong tháng 4 - 5. Gió Tây Nam rất nóng, khô đó là nguyên nhân ch nh làm cho kh hậu Kim Bôi thay đổi thất thường giữa các tháng trong năm, gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

- Sương muối, thường xuyên xuất hiện vào tháng 12 năm trước và tháng 1 năm sau, cùng với các yếu tố kh hậu khác trong thời kỳ này, ảnh hưởng xấu đến trồng trọt.

d. Tài nguyên đất và nước * Thổ nhưỡng

Do địa hình chia cắt phức tạp, độ dốc lớn nên đất đai của xã không đồng nhất. Đất được hình thành trên nền đất cổ phát triển trên các loại núi đá trầm t ch biến chất như phiến thạch, sa thạch, đá vôi mắc ma trung t nh. Ngoài ra c n có đất xói m n trơ sỏi đá, các loại đất Feralit biến đổi do trồng lúa nước và các loại đất phù sa sông suối.

Đánh giá theo địa hình và mức độ th ch nghi đối với loại cây trồng, vật nuôi, đất đai của xã bao gồm:

- Đất đỏ vàng trên đá sét.

- Đất nâu đỏ trên đá Macma trung t nh và Bazic. - Đất nâu vàng trên đá phù sa cổ.

Nhìn chung đất đồi núi của xã chịu ảnh hưởng của quá trình Feralitic nên đất thường chua, đất có độ dốc hay bị xói m n, đất có khả năng lớn về sản xuất nông, lâm nghiệp và có vai tr quan trọng trong việc quyết định độ ẩm của đất và chế độ nước của toàn vùng.

- Đất ruộng phổ biến là đất thung l ng chua. Nguồn đất trên có độ mùn khá, độ pH phổ biến từ 4,5-5,5 phù hợp với nhiều loại cây trồng, có khả năng đạt năng xuất lúa cao ở loại đất Feralitic biến đổi do trồng lúa nước.

* Nước mặt

Nguồn nước mặt của xã Kim Sơn được hình thành bởi hồ đập chứa nước và nhiều suối nhỏ. Kim Sơn có 1 hồ chứa ở thôn Muôn và mỗi thôn có 1 con suối nhỏ bắt nguồn từ các khe đồi. Hệ thống suối, hồ đập phục vụ chủ yếu cho việc tưới tiêu cây trồng như lúa nước, cây màu và cây ăn quả.

e. Tài nguyên rừng và khoáng sản * Tài nguyên rừng

Năm 2018, xã Kim Sơn có 2095,37 ha đất lâm nghiệp, trong đó diện t ch đất lâm nghiệp có rừng là 964,55 ha, chiếm 39,31 % diện t ch tự nhiên, diện t ch rừng tự nhiên là 688,3 ha, rừng trồng có 276,25 ha. Những năm qua công tác khoanh nuôi, bảo vệ và trồng mới rừng đã được ch nh quyền và nhân dân chú trọng, đặc biệt rừng ph ng hộ tại thôn Mõ và thôn Muôn vẫn là rừng thứ sinh. Nhiều dự án đã được thực hiện như: chương trình 661, dự án Khoanh nuôi bảo vệ, dự án tăng cường phục hồi rừng bằng phương thức nông lâm kết hợp, đã đạt được những kết quả to lớn, song các hiện tượng khai thác rừng trái phép vẫn c n xảy ra đang gây ra những tác động không tốt tới tài nguyên rừng.

Bảng 3.1. Hiện trạng rừng phân theo chức năng

Loại rừng Diện tích (ha)

Phân theo chức năng Rừng đặc dụng Rừng sản xuất Rừng Phòng hộ Rừng tự nhiên 688,3 70,44 617,86 Rừng trồng 276,25 216,31 59,94 Tổng 964,55 286,75 677,8

(Nguồn: Hạt kiểm lâm huyện Kim Bôi)

* Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản của xã Kim Sơn có vàng sa khoáng nằm rải rác các thôn Lột, Bái, đặc biệt có nhiều ở thôn Muôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng cộng đồng tại thôn mõ, xã kim sơn, huyện kim bôi, tỉnh hòa bình​ (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)