Đánh giá hiệu quả quản lý rừngcộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng cộng đồng tại thôn mõ, xã kim sơn, huyện kim bôi, tỉnh hòa bình​ (Trang 48 - 53)

4.2.2.1. Hưởng lợi từ rừng của cộng đồng

Tạo ra thu nhập để cải thiện đời sống kinh tế cho các HGĐ là một trong những vấn đề then chốt để đảm bảo vừa bảo vệ được tài nguyên rừng vằ phát triển cộng đồng một cách bền vững. Người dân được hưởng lợi từ việc thu hái lâm sản ngoài gỗ (LSNG , tuy nhiên, chủ yếu người dân thu hái phục vụ nhu cầu gia đình (tre nứa, củi, rau măng, mật ong, cây dược liệu, các sản phẩm từ cây chuối … . Săn bắt động vật (gà rừng, chồn hôi, chim,… và khai thác tỉa gỗ để làm các vật liệu trong quá trình xây dựng nhà cửa, c ng như một số cây gỗ lớn cho các cá nhân có nhu cầu xin chặt để phục vụ nhu cầu cá nhân. Cơ cấu thu nhập nhóm hộ gia đình thể hiện ở các hình 4.2; hình 4.3; hình 4.4.

Hình 4.3. Cơ cấu thu nhập nhóm hộ trung bình

Qua các hình 4.2; 4.3; 4.4 cho thấy, cơ cấu thu nhập giữa nhóm hộ khá, nhóm hộ nghèo, nhóm hộ trung bình có sự khác biệt. Đối với nhóm hộ nghèo nguồn thu nhập ch nh là các sản phẩm từ rừng chiếm 37%, tiếp đến là nhóm hộ trung bình chiếm 13% và cuối cùng là hộ khá chỉ 4%. Điều này chứng tỏ sự phát triển của rừng ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế hộ gia đình thuộc nhóm hộ nghèo.

Đặc biệt rừng cộng đồng c n được dự án Khoanh nuôi bảo vệ chi trả hỗ trợ tiền khoanh nuôi bảo vệ qua các năm. Đối với tiền hỗ trợ sẽ được chia làm 4 phần như sau: 70% được đưa vào quỹ thôn để sử dụng vào các hoạt động của thôn phục vụ cho người dân trong thôn; 10% chi trả cho tổ tuần tra bảo vệ rừng thôn; 10% chi trả cho Ban chỉ đạo bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã; 10% chỉ trả cho các cá nhân đứng ra ký hợp đồng Khoanh nuôi bảo vệ c ng là những người nằm trong BQL và tổ giúp việc thôn.

Bảng 4.6. Chi trả kinh phí hỗ trợ Dự án khoanh nuôi, bảo vệ rừng

Năm

Đối tƣợng

Quỹ thôn Tổ BVR Ban chỉ đạo BQL và tổ giúp việc thôn 2014 21.444.000 3.063.000 3.063.000 3.063.000 2015 58.229.000 7.162.000 7.162.000 7.162.000 2016 55.802.000 7.971.000 7.971.000 7.971.000 2017 96.934.000 13.844.000 13.844.000 13.844.000 2018 55.488.000 7.926.000 7.926.000 7.926.000

4.2.2.2. Sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ rừng

Qua quá trình phỏng vấn cá nhân thu được số liệu như sau:

Bảng 4.7. Sự tham gia của ngƣời dân đến công tác bảo vệ rừng cộng đồng

Hoạt động Sự tham gia của ngƣời dân

và cộng đồng Cách tổ chức hoạt động

Tuần tra Bảo vệ rừng

- Tuần tra, kiểm tra BVR. - Phát hiện, ngăn chặn, báo cáo các hành vi vi phạm Luật BV & PTR.

- Tham gia giải tỏa các diện tích đât lâm nghiệp bị lấn chiếm; các vị trí khai thác khoáng sản trái phép trong rừng.

- Tổ chức các nhóm BVR để phối hợp cùng triển khai hoạt động với các lực lượng chức năng khác.

- Tự phát từ người dân.

Phòng chống cháy rừng

- Nhận khoán xây dựng Pa Nô tuyên truyền; làm đường

PCCCR, thu gom vật liệu cháy. - Sẵn sang tham gia chữa cháy rừng khi có cháy rừng xảy ra.

- Hợp đồng thuê nhân công theo tổ, nhóm, cá nhân. - Tập huấn kỹ thuật cho các nhóm người dân.

- Ban quản lý thôn và Ban chỉ đạo xã giám sát thi công và nghiệm thu công trình. Phát triển

rừng

- Cung cấp nhân công để thực hiện các công trình lâm sinh.

- Các hộ dân được giao khoán bảo vệ rừng.

Từ số liệu tổng hợp ở bảng 4.7cho thấy, sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ và phát triển rừng như sau:

- Sự tham gia của cộng đồng trong việc tuần tra bảo vệ rừng (QLBVR): Tại thôn Mõ sự tham gia của cộng đồng vào việc tuần tra bảo vệ rừng tùy thuộc vào từng thời điểm, đối với thời điểm xảy ra nhiều việc xâm hại rừng thì công tác tuần tra diễn ra liên tục chứ thôn không cố định lịch tuần tra bảo vệ. Người đi tuần tra là những người trong tổ an ninh thôn và đặc biệt có sự theo dõi của toàn bộ người dân trong quá trình họ đi thu hái các sản phẩm lâm sản ngoài

gỗ, c ng như săn bắt động vật trên rừng. Khi phát hiện các vi phạm người dân sẽ báo cho tổ BVR và Ban quản lý thôn nắm để xử lý theo thẩm quyền c ng như báo lên UBND xã, Kiểm lâm địa bàn để kịp thời ngăn chặn và giải quyết.

- Sự tham gia của người dân vào công tác phòng chống cháy rừng:

Kiểm lâm địa bàn tham mưu UBND xã và Ban quản lý thôn Mõ tuyên truyền cho cộng đồng về ph ng chống cháy rừng. Tổ BVR c ng ch nh là lực lượng xung kích PCCCR của thôn, trực gác ở những vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng, phát các ranh cản lửa và huy động toàn bộ người dân tham gia chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra. Với sự tham gia của cộng đồng vào công tác PCCCR như xây dựng các Pano tuyên truyền, thu gom các vật liệu dễ cháy khi cần thiết. Đặc biệt nhận thức của cộng đồng về PCCCR tốt nên thôn Mõ là một trong những thôn luôn thực hiện tốt công tác PCCCR.

- Sự tham gia vào công tác phát triển rừng: Các hoạt động phát triển rừng được giao của cộng đồng chủ yếu là phát dây leo, bụi rậm, chặt tỉa thưa cây phi mục đ ch. Các hộ dân được giao khoán bảo vệ rừng đã tiến hành trồng bổ sung các loài cây bản địa và các loài cây có giá trị kinh tế cao như Lát hoa, Keo tai tượng trên những diện t ch có t cây, độ tàn che thấp.

4.2.2.3. Sự thay đổi chất lượng rừng

Chất lượng rừng thay đổi không nhiều, chủ yếu là độ tàn che, độ che phủ và số cây tái sinh tăng lên tương đối và trong đó có loài cây gỗ có giá trị kinh tế như Vàng Anh,…

Ông Bùi Văn Thư – Trưởng thôn Mõ, cho biết: “Rừng trước đây khi mới được giao khoán rất t diện t ch có cây to, diện t ch được che phủ chủ yếu bởi cây bụi và thảm tươi, diện t ch đất trống nhiều. Nhưng hiện nay, hầu hết diện t ch mà cộng đồng quản lý đều có cây gỗ che phủ, có nhiều cây to vanh lên tới 200 cm loài cây chủ yếu là Vàng Anh và Sâng rồi đến Ngát và Bồ Đề. Ngoài ra c n có một số loài thuộc khác như Dẻ, Chẹo,… tầng cây tái sinh phát triển tốt.”

4.2.3.4. Hiệu quả của Dự án Khoanh nuôi, bảo vệ rừng tự nhiên

Dự án khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên tại thôn Mõ được triển khai từ năm 2014, kết thúc giai đoạn năm 2019 với kết quả sơ lược đạt được như sau: Tổng diện t ch Khoanh nuôi bảo vệ là 428,38 ha với tổng kinh ph hỗ trợ 450.969.003 đồng.

Hằng năm tổ chức các lớp tập huấn theo định kỳ cho Ban quản lý thôn, Tổ BVR và một số hộ gia đình trong thôn về kỹ thuật trồng rừng, chăm sóc rừng, bảo vệ và PCCCR. Dự án Hỗ trợ xây dựng 01 biển báo Rừng ph ng hộ đầu nguồn và 01 biển báo Bảo vệ và phát triển rừng. Dự án sẽ kết thúc vào cuối năm 2019 và kế hoạch tiếp theo là sẽ bảo vệ 228,25 ha trong 5 năm với kinh ph hỗ trợ thôn bảo vệ là 50.892.903 đồng.

Bảng 4.8. Kết quả Dự án khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên Năm thực hiện Diện tích (ha) Kinh phí (đồng)

2014 179,35 30.632.980 2015 428,38 71.627.805 2016 428,38 79.715.776 2017 428,38 138.466.035 2018 428,38 79.266.558 2019 249,03 51.260.349

Nguồn: Báo cáo Dự án Khoanh nuôi, bảo vệ rừng tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng cộng đồng tại thôn mõ, xã kim sơn, huyện kim bôi, tỉnh hòa bình​ (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)