Sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất một số giải pháp quản lý côn trùng bộ cánh cứng (coleoptera) tại vườn quốc gia vũ quang, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 40 - 41)

Đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong đó đất lâm nghiệp là chủ yếu (544.947 ha), đất sản xuất nông nghiệp chỉ có 33 ha, đất phi nông nghiệp có 78 ha (chiếm0,1% diện tích vườn).

3.2.2.1. Trồng trọt

Các xã nằm trong VQG Vũ Quang là các xã vùng sâu, vùng xa và biên giới nên điều kiện kinh tế - xã hội nhìn chung còn nhiều khó khăn. Các xã thuộc vùng đệm có diện tích sản xuất nông nghiệp hơn 5.900 ha, chủ yếu trồng cây lúa nước và một số loài cây hoa màu. Nhìn chung, diện tích sản xuất nông nghiệp vẫn còn ít (trung bình 1,5 - 2 sào/1 lao động) phân bố phân tán, ngoài ra còn có một số ruộng bậc thang nên khó khăn cho việc tưới tiêu. Một số xã hiện nay đã có nước tưới của công trình thủy lợi nhỏ nên chỉ có ½ diện tích đủ nước tưới. Diện tích còn lại phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.

Lúa là một trong những nguồn thu nhập chính của người dân, năng suất còn thấp và không đồng đều. Do vậy, các hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên rừng diễn ra ảnh hưởng rất lớn đến rừng đặc dụng.

3.2.2.2. Chăn nuôi

Các xã vùng đệm tiếp giáp với vùng đồi núi thấp, có nhiều đồng cỏ nên chăn nuôi ở trong vùng tương đối phát triển, nhất là chăn nuôi đại gia súc. Toàn vùng có 9.329 con Trâu, 6.789 con Bò, 21.241 con Lợn, 2.831 con Hươu, 275 con Dê, 1.514 tổ Ong và nhiều con gia cầm khác. Đây cũng là một trong những nguồn thu nhập chủ yếu của nông dân. Các hộ gia đình chủ yếu phát triển đàn trâu bò,trung bình mỗi hộ có từ 2 - 3 con, có nhiều gia đình nuôi từ 10 - 15 con...Tỷ lệ chăn thả trâu bò ở một số xã tương đối cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất một số giải pháp quản lý côn trùng bộ cánh cứng (coleoptera) tại vườn quốc gia vũ quang, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)