Các giải pháp cụ thể để quản lý côn trùng gây hại và bảo tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất một số giải pháp quản lý côn trùng bộ cánh cứng (coleoptera) tại vườn quốc gia vũ quang, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 69 - 79)

trùng thiên địch

Qua quá trình điều tra, kết quả thu tại VQG Vũ Quang thì côn trùng gây hại chiếm tỉ lệ lớn nhưng mức độ bắt gặp còn ít, chưa có khả năng gây dịch hại. Tuy nhiên, việc đưa ra biện pháp quản lý côn trùng gây hại và bảo tồn côn trùng thiên địch là rất cần thiết.

Với mỗi loại sinh cảnh khác nhau, tiến hành áp dụng các biện pháp phù hợp như rừng phục hồi cần tiếp tục khoanh nuôi bảo vệ để trạng thái rừng có thể tự điều chỉnh cân bằng, là tiền đề cho rừng phát triển bền vững; đất trống đồi núi trọc, cần nghiên cứu và đưa ra các loại cây trồng phù hợp để mở rộng diện tích rừng, có thể trồng xen kẽ nhiều loài cây để tạo nên sự đa dạng, phong phú. Sau khi nghiên cứu được loài cây trồng phù hợp, cần kiểm soát, quản lý các loại côn trùng gây hại và bảo tồn côn trùng thiên địch. Cụ thể:

+ Quản lý côn trùng gây hại:

- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh: Cần chọn giống cây có khả năng chống chịu sâu hại tại Vũ Quang như bọ lá, Xén tóc, Mọt, Bọ hung, Vòi voi hại măng... đồng thời thích hợp với các điều kiện đất đai, khí hậu, nhiệt độ, lượng mưa... để cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, không tạo môi trường cho sâu hại phát triển.

- Thường xuyên tiến hành công tác điều tra để thu thập thông tin về các loài côn trùng gây hại có thể gây ra dịch và thiên địch của chúng, nhằm cung cấp thông tin cho dự tính dự báo và các nghiên cứu cơ bản khác. Thống kê số liệu điều tra qua nhiều năm, tìm ra quy luật phát dịch, thiên địch để tìm ra quy

luật của côn trùng gây hại chính xác hơn, chủ động xây dựng kế hoạch phòng trừ hợp lý. Với các loài họ Vòi voi, họ Bọ sừng cần điều tra sâu trưởng thành theo phương pháp điều tra dưới đất.

Các biện pháp phòng trừ và tiêu diệt được tiến hành như sau: *Với các loài họ Bọ hung ăn lá, họ Cánh cứng ăn lá:

- Cần sử dụng chất dẫn dụ sinh học để bẫy sâu trưởng thành.

- Chặt toàn bộ cây bị bệnh, đốt, ngâm nước hoặc phun thuốc hóa học để tiêu diệt sâu non, sâu trưởng thành.

- Thu thập, bắt, tiêu hủy.

- Tỉa thưa cây, dọn vệ sinh và đốt để tiêu diệt mầm bệnh. * Với các loài họ Vòi voi.

- Kết hợp việc chăm sóc rừng trồng (chủ yếu là rừng trồng tre nứa) với tiêu diệt nhộng bằng cách cuốc đất lật xung quanh gốc bán kính 1m.

- Lấp kín vị trí đẻ trứng của chúng và tiêu diệt sâu trưởng thành, cần bọc ngay măng mới nhú khỏi mặt đất bằng túi ni lông.

- Tập trung thu bắt chúng ở pha sâu non và pha trưởng thành.

- Sử dụng kết hợp với các loài côn trùng thiên địch của sâu hại Tre là các loài bọ ngựa, Bọ xít ăn sâu.

*Với các loài họ Xén tóc: Có thể sử dụng chất dẫn dụ sinh học và chặt cây tươi để bẫy sâu trưởng thành.

+ Quản lý và bảo tồn côn trùng thiên địch:

Để phát huy vai trò khống chế các loài côn trùng gây hại, sử dụng có hiệu quả côn trùng thiên địch là biện pháp vừa hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí. Cụ thể như sau:

• Với các loài gây hại như sâu non Bọ hung, sâu non một số loài bộ Cánh phấn, sâu thép, sên... có thể sử dụng các loài họ Đom đóm (Lampyridae), Hành trùng (Carabidae) làm thiên địch.

• Với các loài như rệp ống, rệp muội, rệp sáp...sử dụng phần lớn các loài họ Bọ rùa (Coccinellidae) làm thiên địch.

Trước khi sâu hại bùng nổ, cần bảo vệ, giữ mật độ thiên địch luôn ổn định bằng các biện pháp bảo vệ tầng cây bụi thảm tươi, bổ sung nguồn thức ăn, làm tổ nhân tạo cải tạo nơi ở. Khi sâu hại xuất hiện với số lượng lớn, có nguy cơ xảy ra dịch hại, cần ngừng cung cấp thức ăn bổ sung để thiên địch tập trung vào sâu hại chính. Khi nguồn thức ăn không được cung cấp nữa, các loài thiên địch sẽ ăn các loài côn trùng gây hại. Biện pháp sinh học này làm số lượng, mật độ quần thể sâu hại giảm một cách nhanh chóng, đẩy lùi sự phát triển thành dịch của sâu hại. Tuy nhiên, việc xác định đúng thời điểm xảy ra dịch hại để phát bỏ thực bì hay trồng bổ sung là rất quan trọng. Nó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của biện pháp phòng trừ sâu hại. Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến địa điểm, vị trí những khu vực cần ưu tiên.

Như vậy, côn trùng thiên địch mang lại lợi ích lớn cho việc phòng trừ sâu hại. Hơn thế nữa, các loài côn trùng có ích tại khu vực có điều kiện phát triển quanh năm (đặc biệt là các loài thuộc họ Bọ rùa). Điều đó làm giảm bớt sức lực và thời gian cho việc duy trì, gây và nhân giống, chỉ cần một số hoạt động như:

• Điều tra nắm bắt số lượng, mật độ loài qua các pha;

• Bảo vệ, ngăn cấm việc chặt phá tầng cây bụi, thảm tươi để chúng có điều kiện để phát triển;

• Tập trung, thu thập các ổ trứng để làm tăng mật độ thiên địch vào các ổ dịch sâu hại

• Gây nuôi một số loài thiên địch khi số lượng thiên địch quá ít, không thể dập tắt dịch hại.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Sau thời gian nghiên cứu về côn trùng Cánh cứng tại VQG Vũ Quang,– tỉnh Hà Tĩnh trong thời giantừ tháng 12 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019 đã thu được những kết quả như sau:

- Xác định được 48 loài côn trùng Cánh cứng thuộc 10 họ, trong đó họ Bọ rùa (Coccinellidae) là họ có số loài chiếm nhiều nhất với 12 loài chiếm đến 25,00% số lượng loài đã điều tra được, tiếp đến là họ Ánh kim (Chrsomelidae) và họ Bọ hung (Scarabaeoidea) với 10 loài chiếm 20,83%, họ Vòi voi (Curculionidae) có 5 loài chiếm 10,42%, họ Xén tóc (Cerambycidae) có 3 loài chiếm 6,25%, các họ Kẹp kìm (Lucanidae), Họ Ban miêu (Meloidae), họ Bổ củi (Elateridae) đều có 2 loài chiếm 4,17%, Họ Hành trùng (Carabidae) và Bổ củi giả (Buprestidae) chỉ có 1 loài chiếm 2,08%

- Các loài côn trùng bộ Cánh cứng phân bố ở sinh cảnh nông nghiệp cũ và sinh cảnh rừng sản xuất là chủ yếu với 64,58% và 56,25% tương ứng với mỗi sinh cảnh. Kế đến là sinh cảnh cây gỗ với 45,83%, sinh cảnh cây bụi rừng tre nứa chiếm 35,42% và sinh cảnh ven khe suối là nơi có số loài tìm thấy ít nhất với 31,25%.

- Các loài Cánh cứng thu thập được trong quá trình nghiên cứu chủ yếu là loài hại lá và quả nonvới 24 loài với 50,00%, số loài có vai trò thiên địch, ăn thịt với 13 loài chiếm 27,08%, tiếp theo là nhóm ăn xác động vật, thực vật, cải tại môi trường 10 loài chiếm 20,83% vàcó 2 loài chưa xác định được vài tròlà loài Lucanus swinhoei vàloài Lucanus maculifemoratus.

2. Tồn tại

Mặc dù đã cố gắng hoàn thành các nội dung khóa luận nhưngđiều kiện về thời gian và trình độ còn hạn chế nên khóa luận vẫn còn những tồn tại nhất định:

Thời tiết trong thời gian nghiên cưu không thuận lợi nên việc điều tra, thu thập mẫu gặp khó khăn. Do đó, sự đa dạng về thành phần loài còn chưa nhiều.

• Thu bắt được một số mẫu côn trùng có kích thước nhỏ, nhưng do điều kiện về thời gian và tài liệu tham khảo ít nên không tra cứu hết được.

• Chỉ nghiên cứu về đặc điểm sinh học của các loài thường gặp trong khu vực nghiên cứu, mà chưa điều tra về các pha phát triển của nó.

• Còn thiếu kinh nghiệm trong việc bảo quản và thu bắt mẫu.

3. Kiến nghị

• Nên tiến hành điều tra vào đúng mùa hoạt động của các loài côn trùng bộ Cánh cứng (Coleoptera) để thu thập mẫu đa dạng hơn, đồng thời đánh giá đúng hơn sự tác động của chúng đến khu vực nghiên cứu

• Thời gian thực tập dài hơn để nghiên cứu chuyên sâu đặc điểm sinh học của các loài côn trùng thu được.

• Cần tiếp tục điều tra, nghiên cứu để có những hiểu biết cụ thể hơn về sự phân bố của các loài côn trùng bộ Cánh cứng, từ đó đưa ra các biện pháp quản lý, bảo tồn phù hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ NN&PTNT (2004). Chương trình bảo tồn ĐDSH Trung Trường Sơn giai đoạn 2004-2010

2. Nguyễn Doãn Bình (2008), Nghiên cứu hiện trạng đa dạng sinh học côn trùng bộ Cánh cứng (Coleoptera) và bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) tại khu vực Bảo tồn thiên nhiên Rừng Sến – Tam Quy – Hà Trung – Thanh Hóa.

3. Đặng Vũ Cẩn (1973), Sâu hại rừng và cách phòng trừ, NXB Nông nghiệp. 4. Lê Thị Diên, Nguyễn Hợi, Nguyễn Văn Trọng (2012), Nghiên cứu đa dạng

sinh học của bộ cánh cứng (Coleoptera) tại vườn quốc gia Bạch Mã, Thừa Thiên – Huế. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Số 16, tr.94 - 99

5. Nguyễn Anh Diệp (chủ biên) (2005). Côn trùng học - tập 1: Cấu trúc, chức

năng sinh lý, sinh học, sinh thái học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội

6. Đặng Thị Đáp (chủ biên) (2008). Hướng dẫn tìm hiểu về các loài bướm Vườn Quốc gia Tam Đảo và giá trị bảo tồn của chúng, VQG Tam Đảo -

Vĩnh Phúc

7. Đặng Thị Đáp, Trần Thiếu Dư (2003), “Những loài và phân loài bọ cặp kìm (Coleoptera, Lucanidae) đã được phát hiện ở Việt Nam”, Tạp chí Sinh học, 25(4): 11-17.

7. Đặng Thị Đáp và cộng sự (2007), Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Phân tích số lượng côn trùng cánh cứng (Insecta: Coleoptera), Đề tài Thạc sĩ, Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật.

8. Đặng Thị Đáp và cộng sự, Phân tích số lượng côn trùng cánh cứng

(Coleoptera) theo sinh cảnh, thời gian, thời thiết và độ cao ở VQG Tam Đảo – Vĩnh Phúc”. Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật.

9. Đặng Thị Đáp, Trần Thiếu Dư, Kết quả nghiên cứu côn trùng cánh cứng ăn

Phăng, Hang Kia – Pà Cò và VQG Ba Bể. Tạp chí sinh học, đặc tính

nghiên cứu về côn trùng.

10. Lê Thi Thanh Hải (2011), Nghiên cứu một số đặc điểm của côn trùng

thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera) tại VQG Pù Mát và đề xuất biện pháp quản lý.

11. Bùi Trung Hiếu (2008), “Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của loài Vòi voi lớn (Cystotrachelus buqueti) và đề xuất các biện pháp phòng trừ tại khu vực Mai Châu – Hòa Bình”. Thông tin khoa học Lâm nghiệp số 2 năm

2008, khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường.

12. Hoàng Thị Hương (2010), “Nghiên cứu biện pháp quản lý các loài côn

trùng thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera) tại phân khu phục hồi sinh thái dưới cốt 400 m VQG Ba Vì”.

13. Phạm Thị Mến (2011), Nghiên cứu tính đa dạng loài và phương pháp bảo

tồn côn trùng thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera) tại VQG Vũ Quang – Hà Tĩnh.

14.Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh (1997), Côn trùng rừng (Giáo trình

Đại học lâm nghiệp).

15. Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh, Trần Văn Mão (2001), Điều tra, dự

tính, dự báo sâu bệnh trong lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp.

16. Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh (2002), Bài giảng Kỹ thuật phòng trừ

sâu bệnh. NXB Nông nghiệp.

17. Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh (2002), Sử dụng côn trùng và vi sinh

vật có ích. NXB Nông nghiệp.

18. Hoàng Đức Nhuận (1982), Bọ rùa ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp.

19. Bùi Quang Tiếp (2011), Điều tra thành phần loài côn trùng bộ Cánh cứng

(Coleoptera) ở rừng keo lai, thong caribe và bạch đàn dòng PN2, U6 bằng phương pháp bẫy, Luận văn thạc sỹ

Tài liệu nƣớc ngoài

20. Bey-Bienko G.Ya., 1954: : Insecta: Orthoptera: Tettigoniidae:

Phaneropterinae. Fauna SSSR. 388 pp.

21. Bey-Bienko G. Ya., 1962 Об общей классификации насекомых (On the general classification of insects). Энтомологическое обозрение (Entomol. Rev. URSS) 49 (1): 6–21

22. Carolus Linnaeus (1758), Systema nature.

23. Christian Konrad Sprengel (1793), Discovered the part played by nectaries, insects and the wind in the polination of flower.

24. Dương Tử Kỳ (2002). Giám định và phòng trừ sâu bệnh hại cây lâm viên

bằng hình ảnh, NXB Lâm nghiệp Trung Quốc

25.Hiệp hội Bảo vệ động vật hoang dã Trung Quốc, Hình ảnh các loài côn trùng quý hiếm Trung Quốc.

26. Lamarck, J. B. (1914). Zoological Philosophy. London.

27. Phòng Nghiên cứu động vật, Viện Khoa học Trung Quốc. Tập tranh về côn trùng thiên địch.

28. Jiang Shunam (1988), Sâu non xén tóc Trung Quốc. NXB Trùng Khánh. Trung Quốc.

29. Lý Tương Tào (2006), Bảo tàng côn trùng, NXB Thời sự, Trung Quốc. 30. Ren Wei (1992), Sâu bệnh cây rừng Vân Nam. NXB KHKT Vân Nam,

Trung Quốc.

31. Yang Ziqi và Cs (2001), Tập tranh phòng trừ sâu bệnh hại thực vật. NXB Lâm nghiệp, Trung Quốc.

32. Zhao Meijun (2004), Tập tranh sinh thái 600 loài côn trung Trung quốc. NXB KHKT Thượng Hải, Trung Quốc.

Tài liệu web

33. http://vi.wikipedia.org. 34. http://google.com.vn

PHỤ LỤC 01

Các loài côn trùng cánh cứng tại VQG Vũ Quang

Elateridae Saladera sp

Cyrtotrachelus longimanus Copris lunaris

Holotrichia sauteri (mặt sau)

Holotrichia sauteri (mặt trƣớc)

Lucanus swinhoei (mặt trƣớc) Lucanus swinhoei (mặt sau)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất một số giải pháp quản lý côn trùng bộ cánh cứng (coleoptera) tại vườn quốc gia vũ quang, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 69 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)