Các dạng sinh cảnh khác nhau có ảnh hưởng đến thành phần loài côn trùng Cánh cứng. Để thể hiện rõ hơn về sự khác nhau về phân bố của các loài theo sinh cảnh ta thể hiện trong bảng 4.5.
Bảng 4.5.Thành phần loài côn trùng Cánh cứng theo các dạng sinh cảnh
STT Sinh cảnh Số loài % Loài
1 Sinh cảnh nông nghiệp cũ 31 64,58
2 Sinh cảnh rừng sản xuất 27 56,25
3 Sinh cảnh cây gỗ 22 45,83
4 Sinh cảnh ven khe suối 12 31,25
5 Sinh cảnh cây bụi rừng tre nứa 15 35,42
Qua bảng, có thể dễ dàng nhận thấy, các loài côn trùng bộ Cánh cứng phân bố ở sinh cảnh nông nghiệp cũ và sinh cảnh rừng sản xuất là chủ yếu với 64,58% và 56,25% tương ứng với mỗi sinh cảnh. Kế đến là sinh cảnh cây gỗ với 45,83%, sinh cảnh cây bụi rừng tre nứa chiếm 35,42% và sinh cảnh ven khe suối là nơi có số loài tìm thấy ít nhất với 31,25%. Ta có thể thấy rõ hơn sự khác biệt qua hình dưới đây.
Hình 4.2. Tỷ lệ các loài cánh cứng theo sinh cảnh
0 10 20 30 40 50 60 70 Sinh cảnh nông nghiệp cũ Sinh cảnh rừng sản xuất
Sinh cảnh cây gỗ Sinh cảnh ven khe suối
Sinh cảnh cây bụi rừng tre nứa
Ngoài ra, qua điều tra nhóm các loài thường gặp có những loài xuất hiện ở tất cả những sinh cảnh và nhóm các loài gặp ngẫu nhiên có những loài chỉ gặp ở một sinh cảnh. Để thấy rõ hơn thể hiện vào bảng 4.6 và 4.7.
Bảng 4.6. Các loài xuất hiện ở tất cả các dạng sinh cảnh
STT Tên loài Họ
1 Stromatium longicorne Cerambycidae
2 Tytthaspis sedecimpunctata Coccinellidae
3 Cyrtotrachelus longimanus Curculionidae
4 Allissonotum impressicolle Scarabaeoidea
5 Holotrichia sauteri Scarabaeoidea
Bảng 4.7. Các loài chỉ xuất hiện ở một dạng sinh cảnh
STT Tên loài Họ Sinh cảnh
1 Hylotrupes bajulus Cerambycidae Sinh cảnh nông nghiệp cũ
2 Aulacophora sp. Chrysomelidae Sinh cảnh ven suối
3 Chrysocoris stollii Chrysomelidae Cây gỗ
4 Synonycha grandis Coccinellidae Sinh cảnh cây bụi rừng tre
nứa
5 Harmonia
octomaculata Coccinellidae Sinh cảnh nông nghiệp cũ
6 Hippodamiavariegata Coccinellidae Sinh cảnh nông nghiệp cũ
7 Anelastes druryi Elateridae Sinh cảnh nông nghiệp cũ
Qua bảng 4.6 ta thấy liệu chỉ có 5 loài trong 4 họ là những loài phân bố rộng rãi, trong quá trình điều tra nhóm nghiên cứu gặp ở cả 5 dạng sinh cảnh, hay tại bảng 4.7, cho thấy có 7 loài côn trùng cánh cứng chỉ gặp tại 1 dạng sinh cảnh, liệu đây có phải là những loài phân bố hẹp, có yều cầu nhất định nào đó về sinh thái? Để trả lời câu hỏi này cần có thêm nhiều thời gian và nhiều nghiên cứu thêm nữa về côn trùng thuộc bộ Cánh cứng tại VQG Vũ Quang.
4.2.3. Vai trò của côn trùng Cánh cứng tại khu vực nghiên cứu
Côn trùng thuộc bộ Cánh cứng chiếm một số lượng lớn với nhiều dạng sống khác nhau trong HST rừng nói chung và HST rừng ở VQG Vũ Quang nói riêng nên chúng có vai trò quan trọng trong chu trình tuần hoàn vật chất. Vai trò của chúng thể hiện ở cả 2 mặt có ích và có hại.
4.2.3.1. Vai trò của các loài có ích:
- Trong các nghiên cứu trước đây thường xuyên thấy sự có mặt của Hành trùng dưới dạng sâu trưởng thành trong đất, thức ăn của chúng thường là sâu non của các loài sâu hại bộ cánh vẩy và một số loài sâu hại khác nên hạn chế sự phát triển của loài sâu này. Các loài Bọ rùa là loài ăn rệp nên rất có ích trong việc hạn chế tác hại của nhóm sâu có miệng chích hút này. Do đó, tại khu vực điều tra ít thấy sự xuất hiện của rệp sáp trên chồi non hay ngọn non cây rừng.
- Một số loài có tác dụng cải tạo đất như họ Bọ hung, họ Hành trùng làm tơi xốp những phần cứng bằng việc mang chúng lên bề mặt, đưa chúng phơi để phản ứng với nước và những tác động của thời tiết. Một số lượng lớn các đường hầm do côn trùng tạo ra thuận tiện cho việc thông thoáng khí trong đất. Vận động của nước mao dẫn làm tăng độ mùn và chất hữu cơ trong đất. Các cơ thể côn trùng đã chết tự tập trung trên lớp bề mặt đất tạo thành phân bón hữu cơ, chất tiết của côn trùng cũng có giá trị làm phân bón tốt.
- Mọt và các loài côn trùng ăn gỗ khác tham gia tích cực trong việc phân giải các lớp thảm mục rừng...
4.2.3.2. Tác hại của các loài có hại
-Nhóm hại lá gồm: Bọ hung nâu nhỏ, Bọ hung nâu lớn, Bọ lá, Cầu cấu xanh. Nhìn chung, nhóm cánh cứng hại lá này có mức độ gây hại nhỏ, vì vậy hiện tại chưa cần phải phong trừ. Các loài sâu hại này phá hoại cây lá rộng là chủ yếu và có thể ăn các loại thức ăn khác nhau khi chúng ở pha trưởng thành.
- Nhóm hại rễ và cây con gồm: Sâu non, Bọ hung, Bổ củi, Vòi voi. Trong khu vực nghiên cứu các loài này có nhiều loài nhưng mật độ không cao nên mức độ hại nhẹ.
- Nhóm hại thân, cành như: Xén tóc, Mọt...
Kết quả điều tra vai trò của các loài côn trùng trong khu vực điều tra được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.8.Vai trò của côn trùng bộ Cánh cứng tạiVQG Vũ Quang
STT Vai trò Số loài Tỷ lệ (%)
1 Hại lá và quả non 24 50,00
2 Ăn xác chết, xác động -
thực vật mục nát 10 20,83
3 Hại rễ, cành và mầm non 3 6,25
4 Thiên địch, ăn thịt 13 27,08
5 Hại thân, cành 6 12,50
6 Hại nông sản (lúa mì, ngô, gạo) 1 2,08
7 Chưa xác định 2 4,17
Để nhìn rõ hơn về sự chênh lệch giữa vai trò của các nhómloài trong HST ta nhìn vào biểu đồ sau đây:
Qua bảng 4.8 và biểu đồ dạng cột 4.4, ta thấy số loài hại lá và quả non 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00 45.00 50.00 Hại lá và quả non Ăn xác chết, xác động - thực vật mục nát Hại rễ, cành và mầm non Thiên địch, ăn thịt Hại thân, cành Hại nông sản (lúa mì, ngô, gạo) Chưa xác định
Qua hình 4.3, cho thấy nhóm hại lá và quả nonlà nhóm loài chiếm nhiều nhất với 24 loài với 50,00%, số loài có vai trò thiên địch, ăn thịt với 13 loài chiếm 27,08%, tiếp theo là nhóm ăn xác động vật, thực vật, cải tại môi trường 10 loài chiếm 20,83% vàcó 2 loài chưa xác định được vài tròlà loài
Lucanus swinhoei vàloài Lucanus maculifemoratus.
4.2.4. Đa dạng về hình thái của côn trùng Cánh cứng
Đây là bộ lớn nhất trong lớp côn trùng. Bộ cánh cứng đã có trên 25.000 loài đã được mô tả. Côn trùng bộ này có kích thước có thể thay đổi từ rất nhỏ (nhỏ hơn 1 mm) đến rất lớn (hơn 75 mm), một số loài thuộc vùng nhiệt đới chiều dài cơ thể có thể lên đến 125 mm. Côn trùng bộ Cánh cứng có vùng phân bố rất rộng, hầu như có sự hiện diện khắp mọi nơi.
Hình thái bộ Cánh cứng rất đa dạng nhưng đặc điểm cơ bản để nhận diện chúng là đôi cánh. Chúng có một cặp cánh cứng trên lưng để bảo vệ bộ cánh thật bên trong). Cánh cứng rất bền và không thấm nước, đóng vai trò là một lớp bảo vệ chống lại những tác động từ bên ngoài. Loài côn trùng này thường giấu cánh thật bên dưới lớp vỏ cứng và nó chỉ hoạt động khi cánh cứng mở hoàn toàn. Cặp cánh thật thường được cấu tạo bằng chất màng, thường dài hơn cặp cánh cứng. Hầu hết côn trùng bộ Cánh cứng đều có một đường thẳng phía sau lưng, chia cắt đôi cánh làm hai phần.Về hình thái, điểm chung của côn trùng là cơ thể được bao bọc bởi lớp vỏ cứng (Cuticula), cơ thể phân đốt và chia làm 3 phần đầu, ngực và bụng.
4.2.4.1. Phần đầu
Là một khối cứng đồng nhất gồm 5 -6 đốt dính liền vào nhau và có nhiều ngấn, chia thành nhiều khu vực, phía trước đầu từ trên xuống gồm có: đỉnh đầu, trán, chân môi, lá môi trên. Đầu mang nhiều phần phụ như râu, miệng, mắt đơn, mắt kép. Các phần phụ này có nhiều biến đổi tuỳ theo loài côn trùng.
- Râu đầu: là cơ quan khứu giác và xúc giác, ở một số loài (kiến, mối) râu đầu còn là cơ quan thính giác làm nhiệm vụ tìm kiếm và báo hiệu cho nhau. Râu đầu gồm 3 phần là chân râu, cuống râu và roi râu, trong đó roi râu là phần dài nhất và gồm nhiều đốt.
Hình dạng râu thay đổi tuỳ theo loài và chia ra các dạng râu sợi chỉ (họ Xén tóc - Cerambyciade) , râu lông cứng (xén tóc), râu chuỗi hạt (mối thợ, một số bướm), râu răng cưa (Ban miêu và đom đóm), râu đầu gối như (vòi voi) , râu hình lá lợp (Bọ hung...), hình dùi trống hay hình chùy (một số loài họ Bọ rùa, họ Mọt…).
- Miệng: Có 2 dạng miệng cơ bản là miệng nhai và miệng hút. Côn trùng bộ Cánh cứng thường gặp có miệng nhai. Miệng nhai là dạng miệng nguyên thuỷ, thích hợp với các thức ăn là động - thực vật ở dạng rắn. Miệng nhai gồm các bộ phận môi trên, môi dưới, hàm trên và hàm dưới.
- Mắt đơn và mắt kép:là cơ quan thị giác của côn trùng, mắt kép gồm nhiều mắt đơn gộp chung lại.
4.2.4.2. Phần ngực
Ngực là phần giữa đầu và bụng, gồm 3 đốt là ngực trước, ngực giữa và ngực sau. Đây được coi là phần trung tâm cơ thể vì có chứa ba đôi chân ngực và hai cặp cánh dùng để bay. Còn những loài vận động như Xén tóc, Bọ hung thì chân cánh ngực rất phát triển. Phần ngực của côn trùng bộ Cánh cứng có những đặc điểm nổi bật như sau: mảnh lưng ngực trước có thể kéo dài dạng sừng, chân trước dài có dạng bới như Bọ hung (Scarabacdae), giữa hai cánh có mảnh thuẫn với kích thước khác nhau. Mảnh thuẫn phần lớn có hình tam giác.
4.2.4.3. Phần bụng
Bụng là phần cuối của cơ thể, gồm 8 - 9 đốt, ở bộ cánh cứng chỉ thấy 5 - 6 đốt, chứa các cơ quan đồng hóa và dị hóa, cơ quan sinh sản của côn trùng. Bộ phận này được nối liền các đốt bụng với nhau bằng một màng mỏng nên cơ thể co giãn và linh hoạt.
Qua mô tả sơ bộ ở trên, ta thấy cấu tạo hình thái của côn trùng cũng rất đa dạng và phức tạp. Sự biến đổi đa dạng này chủ yếu để thích ứng với điều kiện sống ngày càng thay đổi.
4.2.5. Đa dạng về tập tính của côn trùng cánh cứng
Để thích nghi với điều kiện ngoại cảnh như săn mồi, duy trì nòi giống hay lẩn trốn kẻ thù thì mỗi loài côn trùng nói riêng đều có cho mình những tập tính khác nhau để có thể tồn tại, sinh trưởng và phát triển.
- Họ Vòi voi (Curculionidae): thành trùng và ấu trùng đều ăn phá là và quả non, tấn công nhiều bộ phận khác nhau như rễ, thân…
- Họ bọ Hung (Scarabaeidae): Chúng bay đi bay lại là là trên mặt đất để tìm phân tươi, khi phát hiện ra một đống phân, chúng liền hạ xuống, lấy đầu tựa như cái xẻng và chân trước xúc phân ướt và đất ướt gộp lại với nhau rồi ve thành viên bi rồi đẩy về phía trước, thường bọ hung đực ở phía trước và lấy chân sau đẩy viên phân về phía sau theo kiểu bò lùi lại còn bọ hung cái bám ở phía bên. Sau khi đã chọn được địa điểm thích hợp, chúng mới dừng lại, đào đất chỗ dưới viên phân tạo thành cái lỗ và lấp viên phân lại. Sau đó bọ hung cái đào một cái lỗ trên viên phân, đẻ trứng vào đó rồi cẩn thận lấp lớp đất dày sao cho cuối cùng bằng với mặt đất mới thôi. Tiếp đó chúng lại vội vàng làm viên phân thứ hai ở chỗ khác để đẻ trứng. Những viên phân chính là chất dinh dưỡng chuẩn bị cho con non sắp ra đời.
- Họ bọ chân chạy (Carabidae): phần lớn là nhóm côn trùng có ích, có tập tính sống trên cạn, cư trú ở mọi nơi, rất ít khi bay và hoạt động về đêm.
- Họ ánh kim (Chrysomelidae): kiếm ăn trên cây bụi nhỏ nên thường hoạt động vào ban ngày là chủ yếu, nhất là những ngày thời tiết nắng ấm.
4.3. Đặc điểm hình thái một số loài côn trùng cánh cứng tại khu vực nghiên cứu
4.3.1. Vòi voi lớn chân dài (Cyrtotrachelus longimanus)
- Đặc điểm nhận dạng: Vòi voi lớn chân dài trưởng thành là côn trùng Cánh cứng dài từ 21 đến 35 mm, màu nâu đỏ, có ánh kim. Mặt trên mảnh
lưng ngực trước có vân đen hình tứ giác. Cánh trước có hai đốm vàng ở đầu và cuối cánh. Sâu non hình chữ C không có chân, đầu mầu nâu, thân béo mập và có màu trắng.
- Đặc điểm sinh học:Chúng sợ ánh sáng, hoạt động mạnh lúc chiều tối. Mỗi năm có một thế hệ, trởng thành qua đông trong đất, xuất hiện vào tháng 5 gặp phổ biến vào tháng 7 - 8. Mới đầu trưởng thành gặm đỉnh măng để ăn, vài ngày sau đẻ trứng vào vết thương của măng, mỗi chỗ một trứng. Một con cái có thể đẻ 25 - 30 trứng, sau khoảng 3 ngày sâu non xuất hiện và đục sâu vào trong măng, ăn măng non để lớn lên. Khoảng 15 ngày sau sâu non thành thục cắn thủng đỉnh măng để chui ra ngoài, rơi xuống dưới và chui vào đất để hoá nhộng. Sau 14 ngày nhộng hoá trởng thành. Măng bị hại chết thối. Đây là loài sâu hại phổ biến nhất của các loài mọc thành bụi (khóm).
Hình 4.5.Vòi voi lớn chân dài (Cyrtotrachelus longimanus)
4.3.2. Bọ dƣa (Aulacophora similis)
- Đặc điểm nhận dạng:
+ Sâu non dạng con sùng, màu trắng ngà, đầu màu nâu, chân ngực phát triển. Nhộng nằm trong đất có màu nâu nhạt, bên ngoài có lớp kén tơ bao phủ.
+ Bọ trưởng thành có cánh cứngmàu vàng cam, hình bầu dục, dài khoảng 6 - 7 mm, mắt đen, râu dài rất linh động. Đời sống của Bọ dưa rất dài,khoảng 100 - 200 ngày.
- Đặc điểm sinh học: Một cá thể Bọ dưa cái trưởng thành đẻ khoảng
200 trứng.Trứng rất nhỏ, dài khoảng 0,8 mm và rộng 0,3 mm, màu vàng xanh khi mới đẻ và màu vàng nâu khi sắp nở. Thời gian ủ trứng từ 8 - 15 ngày.
Ấu trùng mới nở màu trắng sữa, sau thành màu vàng nâu, đầu màu nâu, điểm đặc biệt là có 1 đôi chân giả. Ấu trùng có 3 tuổi với thời gian phát triển từ 18 đến 35 ngày. Nhộng màu nâu nhạt, thời gian nhộng từ 5 - 14 ngày. Nhộng được hình thành trong đất, bên ngoài bao phủ bằng một kén tơ rất dày và phát triển trong thời gian từ 4 - 14 ngày
Bọ dưa phát triển gây hại nhiều vào mùa khô. Chúng phá hại vào sáng sớm và chiều tối, ban ngày trời nắng ẩn dưới tán lá hoặc trong đất. Trứng đẻ rải rác trên mặt đất quanh gốc cây. Bọ trưởng thành hại mạnh khi cây dưa có 4-5 lá, mật độ bọ cao có thể làm trụi hết lá, cây phát triển kém hoặc chết. Khi cây dưa lớn, bọ dưa không phá hoại nữa. Bọ non sống trong đất ăn rễ và cắn gốc cây kể cả khi cây đã lớn, làm cây sinh trưởng kém có thể làm cây héo chết.
4.3.3. Synonycha grandis
- Đặc điểm nhận dạng
Dài từ 10,5 đến 13 mm, kích thước chiều rộng 9 - 11,5 mm. Cơ thể có hình tròn, rất to; màu đỏ tươi, cam và vàng.
- Đặc điểm sinh học
Mỗi lần đẻ trứng, bọ rùa cái đẻ từ 15 - 20 trứng và chúng có thể đẻ hàng ngàn trứng trong suốt quá trình sống của mình. Trứng có hình khối bầu dục màu vàng, dài từ 1 - 1.5 mm và bám chặt vào dưới lá cây. Sau từ 1 - 2 tuần trứng nở thành ấu trùng, ấu trùng tìm các loại rệp và côn trùng khác để ăn thịt. Càng lớn chúng ăn càng nhiều và được xem là loài thiên địch cho các loài gây hại khác
Hình 4.7. Bọ rùa (Synonycha Grandis)
4.3.4. Kiến vƣơng hai sừng (Xylotrupes gideon)
- Đặc điểm nhận dạng
Con trưởng thành có chiều dài lên đến 6 cm. Người ta thường dùng màu