Để thích nghi với điều kiện ngoại cảnh như săn mồi, duy trì nòi giống hay lẩn trốn kẻ thù thì mỗi loài côn trùng nói riêng đều có cho mình những tập tính khác nhau để có thể tồn tại, sinh trưởng và phát triển.
- Họ Vòi voi (Curculionidae): thành trùng và ấu trùng đều ăn phá là và quả non, tấn công nhiều bộ phận khác nhau như rễ, thân…
- Họ bọ Hung (Scarabaeidae): Chúng bay đi bay lại là là trên mặt đất để tìm phân tươi, khi phát hiện ra một đống phân, chúng liền hạ xuống, lấy đầu tựa như cái xẻng và chân trước xúc phân ướt và đất ướt gộp lại với nhau rồi ve thành viên bi rồi đẩy về phía trước, thường bọ hung đực ở phía trước và lấy chân sau đẩy viên phân về phía sau theo kiểu bò lùi lại còn bọ hung cái bám ở phía bên. Sau khi đã chọn được địa điểm thích hợp, chúng mới dừng lại, đào đất chỗ dưới viên phân tạo thành cái lỗ và lấp viên phân lại. Sau đó bọ hung cái đào một cái lỗ trên viên phân, đẻ trứng vào đó rồi cẩn thận lấp lớp đất dày sao cho cuối cùng bằng với mặt đất mới thôi. Tiếp đó chúng lại vội vàng làm viên phân thứ hai ở chỗ khác để đẻ trứng. Những viên phân chính là chất dinh dưỡng chuẩn bị cho con non sắp ra đời.
- Họ bọ chân chạy (Carabidae): phần lớn là nhóm côn trùng có ích, có tập tính sống trên cạn, cư trú ở mọi nơi, rất ít khi bay và hoạt động về đêm.
- Họ ánh kim (Chrysomelidae): kiếm ăn trên cây bụi nhỏ nên thường hoạt động vào ban ngày là chủ yếu, nhất là những ngày thời tiết nắng ấm.
4.3. Đặc điểm hình thái một số loài côn trùng cánh cứng tại khu vực nghiên cứu
4.3.1. Vòi voi lớn chân dài (Cyrtotrachelus longimanus)
- Đặc điểm nhận dạng: Vòi voi lớn chân dài trưởng thành là côn trùng Cánh cứng dài từ 21 đến 35 mm, màu nâu đỏ, có ánh kim. Mặt trên mảnh
lưng ngực trước có vân đen hình tứ giác. Cánh trước có hai đốm vàng ở đầu và cuối cánh. Sâu non hình chữ C không có chân, đầu mầu nâu, thân béo mập và có màu trắng.
- Đặc điểm sinh học:Chúng sợ ánh sáng, hoạt động mạnh lúc chiều tối. Mỗi năm có một thế hệ, trởng thành qua đông trong đất, xuất hiện vào tháng 5 gặp phổ biến vào tháng 7 - 8. Mới đầu trưởng thành gặm đỉnh măng để ăn, vài ngày sau đẻ trứng vào vết thương của măng, mỗi chỗ một trứng. Một con cái có thể đẻ 25 - 30 trứng, sau khoảng 3 ngày sâu non xuất hiện và đục sâu vào trong măng, ăn măng non để lớn lên. Khoảng 15 ngày sau sâu non thành thục cắn thủng đỉnh măng để chui ra ngoài, rơi xuống dưới và chui vào đất để hoá nhộng. Sau 14 ngày nhộng hoá trởng thành. Măng bị hại chết thối. Đây là loài sâu hại phổ biến nhất của các loài mọc thành bụi (khóm).
Hình 4.5.Vòi voi lớn chân dài (Cyrtotrachelus longimanus)
4.3.2. Bọ dƣa (Aulacophora similis)
- Đặc điểm nhận dạng:
+ Sâu non dạng con sùng, màu trắng ngà, đầu màu nâu, chân ngực phát triển. Nhộng nằm trong đất có màu nâu nhạt, bên ngoài có lớp kén tơ bao phủ.
+ Bọ trưởng thành có cánh cứngmàu vàng cam, hình bầu dục, dài khoảng 6 - 7 mm, mắt đen, râu dài rất linh động. Đời sống của Bọ dưa rất dài,khoảng 100 - 200 ngày.
- Đặc điểm sinh học: Một cá thể Bọ dưa cái trưởng thành đẻ khoảng
200 trứng.Trứng rất nhỏ, dài khoảng 0,8 mm và rộng 0,3 mm, màu vàng xanh khi mới đẻ và màu vàng nâu khi sắp nở. Thời gian ủ trứng từ 8 - 15 ngày.
Ấu trùng mới nở màu trắng sữa, sau thành màu vàng nâu, đầu màu nâu, điểm đặc biệt là có 1 đôi chân giả. Ấu trùng có 3 tuổi với thời gian phát triển từ 18 đến 35 ngày. Nhộng màu nâu nhạt, thời gian nhộng từ 5 - 14 ngày. Nhộng được hình thành trong đất, bên ngoài bao phủ bằng một kén tơ rất dày và phát triển trong thời gian từ 4 - 14 ngày
Bọ dưa phát triển gây hại nhiều vào mùa khô. Chúng phá hại vào sáng sớm và chiều tối, ban ngày trời nắng ẩn dưới tán lá hoặc trong đất. Trứng đẻ rải rác trên mặt đất quanh gốc cây. Bọ trưởng thành hại mạnh khi cây dưa có 4-5 lá, mật độ bọ cao có thể làm trụi hết lá, cây phát triển kém hoặc chết. Khi cây dưa lớn, bọ dưa không phá hoại nữa. Bọ non sống trong đất ăn rễ và cắn gốc cây kể cả khi cây đã lớn, làm cây sinh trưởng kém có thể làm cây héo chết.
4.3.3. Synonycha grandis
- Đặc điểm nhận dạng
Dài từ 10,5 đến 13 mm, kích thước chiều rộng 9 - 11,5 mm. Cơ thể có hình tròn, rất to; màu đỏ tươi, cam và vàng.
- Đặc điểm sinh học
Mỗi lần đẻ trứng, bọ rùa cái đẻ từ 15 - 20 trứng và chúng có thể đẻ hàng ngàn trứng trong suốt quá trình sống của mình. Trứng có hình khối bầu dục màu vàng, dài từ 1 - 1.5 mm và bám chặt vào dưới lá cây. Sau từ 1 - 2 tuần trứng nở thành ấu trùng, ấu trùng tìm các loại rệp và côn trùng khác để ăn thịt. Càng lớn chúng ăn càng nhiều và được xem là loài thiên địch cho các loài gây hại khác
Hình 4.7. Bọ rùa (Synonycha Grandis)
4.3.4. Kiến vƣơng hai sừng (Xylotrupes gideon)
- Đặc điểm nhận dạng
Con trưởng thành có chiều dài lên đến 6 cm. Người ta thường dùng màu sắc để phân biệt giới tính. Con đực có thân màu nâu đỏ còn con cái có thân màu sẫm đen. Loài bọ này có hai sừng dài, cong và cứng như sừng tê giác, đầu mỗi sừng có rẽ nhánh hình chữ Y. Trong đó, chiếc sừng lớn nhô ra phía trước
ngực và một chiếc sừng dưới nhô ra từ phía đầu. Đây là vũ khí sắc bén vừa dùng để tự vệ, tấn công kẻ thù vừa là vật trang trí để hấp dẫn bạn tình.
- Đặc điểm sinh học
Chúng xuất hiện vào tháng 6 đến tháng 10 ở những vùng rừng núi có khí hậu ôn hòa. Kiến vương hai sừng có thể sống tới từ 6 đến 9 tháng và con cái đẻ khoảng 80 - 130 trứng.
Hình 4.8: Kiến vƣơng hai sừng cái (Xylotrupes gideon)
4.3.5. Xén tóc gỗ khô (Stromatium longicorrne)
- Đặc điểm nhận dạng
Toàn thân màu đen hoặc nâu tối, bao phủ bởi lớp lông tơ mày vàng nâu, đỉnh phủ nhiều lông tơ màu vàng xám, chính giữa có một gờ dọc mảnh nhỏ. Con đực có lông tơ bao phủ nên khó thấy gờ; cánh cứng tròn ở góc cuối, trên bề mặt cánh phủ kín lông tơ xám. Bề mặt mỗi cánh có 2 - 3 hàng gân chạy dọc hơi chéo từ vai xuống góc trong cuối cánh. Ở con cái có thể thấy rõ hơn gân chìm.
Xén tóc gỗ khô (Stromatium longicorrne) trưởng thành có thể dài tới 27 mm, ngang đến 8mm. Râu con đực dài gần gấp đôi cơ thể; đốt thứ nhất to, trên phủ đầy lông tơ màu xám vàng, dưới là phần kitin có nhiều nốt chấm lồi lõm nhỏ mịn. Các đốt râu còn lại phía dưới phình to, từ đốt thứ 2 đến đốt thứ 8 trên phủ nhiều lông tơ xám dày, phía quay vào cơ thể của mỗi đốt có từ 2 - 3 hàng lông dài và cứng. Đốt thứ 8 và thứ 9 cho đến những đốt cuối có ít lông tơ hơn.
- Đặc điểm sinh học
Chúng đẻ trứng vào gỗ khô dùng trong xây dựng và đồ gỗ có độ ẩm 12 - 20%, ở những chỗ nứt hoặc khe mộng, dùng gỗ làm nơi cư trú và thức ăn cho sâu non đến lúc trưởng thành. Trứng thường được tập trung nhiều tại một chỗ, 2 - 3 năm hoàn thành một thế hệ. Loài xén tóc này rất nguy hại đối với công trình xây dựng bằng gỗ, giai đoạn sâu non chúng gặm gỗ tạo thành đường hang ngoằn ngoèo làm mất sức chịu lực của gỗ, làm mất giá trị sử dụng của gỗ.
Hình4.9.Xén tóc gỗ khô (Stromatium longicorrne)
4.3.6. Xén tóc tám chấm trắng (Batocera rubus)
- Đặc điểm nhận dạng
Cơ thể có màu đỏ; đầu, ngực trước, đốt đùi chân trước có màu hơi thẫm, có lúc gần như màu đen. Toàn thân phủ một lớp lông tơ ngắn; ở mặt lưng những lông tơ màu xám trắng, nâu xám; ở mặt bụng hơi dài, dày, màu xám nâu hoặc nâu, có ánh kim; bên thân mỗi bên có một đường vân dọc màu trắng tương đối rộng chạy dài xuất phát từ sau mắt kép và chạy đến tận đốt bụng cuối cùng.
Tấm lưng ngực trước có một đôi chấm trắng hình quả thận đối xứng với nhau. Hai bên ngực trước mỗi bên có 1 gai nhọn đỉnh hướng về phía sau. Trên mỗi cánh cứng có 4 chấm tròn màu trắng (2 cánh có 8 chấm). Râu đầu
con đực vượt quá thân khoảng 1/3 đến 2/3 thân, gồm 11 đốt, mép trong râu có những gai nhỏ, đốt cuối thứ 10 rất dài và có hình 3 cạnh. Râu đầu con cái hơi dài hơn thân, những gai ở mép trong râu đầu mảnh hơn, đốt thứ 10 của râu đầu con cái không phình ra thành hình 3 cạnh như ở con đực.
Về phía gốc cánh cứng, trên bề mặt có những hạt xù xì nổi lên riêng biệt. Cuối cánh bằng, góc ngoài có dạng góc nhọn, còn góc trong thành gai nhọn rõ, hướng về phía sau.
- Đặc điểm sinh học
Mỗi năm có 1 thế hệ. Xén tóc tám chấm trắng (Batocera rubus Linne) trưởng thành hoạt động từ tháng 4 đến tháng 8, sang tháng 9 hoạt động yếu dần. Chúng hoạt động vào ban đêm, ít khi hoạt động vào ban ngày và ở ngoài bãi trống có ánh nắng trực xạ. Sau khi giao phối, chúng tìm đến cây gỗ mới chặt hạ dùng hàm trên cắt ngang lớp vỏ sâu đến tận gỗ tạo thành một vết như móng tay bấm, đồng thời dùng hàm trên nạy vỏ cây lên để luồn máng đẻ trứng và đẻ trứng vào đó. Trứng nở ra sâu non, lúc đầu sâu non ăn lớp vỏ bên trong tiếp giáp với gỗ, về sau khi sâu non lớn dần thì chúng lại ăn sâu vào trong gỗ.
4.3.7. Bổ củi xanh
- Đặc điểm nhận dạng
Cơ thể dài 35 mm rộng 10 mm, màu xanh. Mảnh bụng ngực trước có một kim dài, nhọn và nằm lọt vào khe lỏm của ngực giữa. Râu đầu thường có hình răng cưa và dạng sợi chỉ, có kích thước từ 12 - 30 mm, đa số màu nâu hoặc màu đen.
- Đặc điểm sinh học
Loài trưởng thành có đặc tính chỉ hoạt động vào ban đêm. Ấu trùng của chúng thường gây hại cho thực vật (cây con, rễ, củ, hat giống).
- Đặc điểm phân bố
Con bổ củi có ở khắp các vùng miền trên cả nước, nhiều nhất ở các tỉnh có nhiều đồi núi, nhất là ở những nơi có nhiều cây gỗ lớn
Hình 4.11. Bổ củi xanh
4.3.8. Ban miêu đen (Epicauta gorhami)
- Đặc điểm nhận dạng
Ban miêu đen là loài côn trùng thuộc bộ Cánh cứng, họ Ban miêu
(Meloidae) với cơ thể màu đen chỉ trừ phần đầu màu đỏ. Chúng thường sống
+ Phần đầu: Có màu đỏ, tròn. Cấu tạo bên ngoài vỏ đầu có nhiều lỗ chân lông cứng, tạo thành những lỗ lõm. Khu trán chứa một đôi râu, chân râu nằm ngay sát với đôi mắt kép màu đen, vùng trán ở giữa hai râu không có lông cứng. Râu đầu của ban miêu mình đen đầu đỏ có hình sợi chỉ và có 11 đốt. Đốt chân râu có kích thước lớn nhất, đốt cuống râu có kích thước nhỏ nhất, các đốt roi râu hình ống dài gần bằng nhau và càng về cuối râu càng nhỏ dần. Các đốt gốc râu, cuống râu và đốt roi râu thứ nhất có lông bao phủ, các đốt roi râu còn lại trên bề mặt ko có lông bao phủ.
+ Miệng: Ban miêu đen có kiểu miệng nhai nghiền với phần phụ miệng của gồm có môi trên và môi dưới. Hàm dưới có 1 đôixúc biện gồm 3 đốt. Dưới hàm ban miêu mình đen đầu đỏ có nhiều lông cứng.
+ Phần ngực: Nhìn từ mặt lưng, tấm lưng ngực trước có hình quả lê. Phần thót lại nối với đầu tạo thành khấc cổ rõ rệt, phần phình to sát với gốc cánh. Hai đốt ngực sau được che bởi đôi cánh cứng dài đến hết cơ thể. Trên chân có rất nhiều lông cứng, bàn chân có lông nhỏ phủ kín.
+ Phần cánh: Đôi cánh cứng có màu đen tuyền cả mặt trong và mặt ngoài, ngoài tác dụng bảo vệ cho cơ thể thì còn giúp cho ban miêu có thể dễ dàng lẩn trốn kẻ thù. Mặt trong của cánh có màu đen. Trên đôi cánh cứng có nhiều gân, đặc biệt nhìn mặt trong của cánh có thể thấy rõ hơn những gân cánh đó. Bề mặt của cánh có lớp lông mịn khá dày.
+ Phần bụng: Mặt bụng có thể thấy được 6 đốt rõ rệt, thuôn nhỏ từ đốt đầu đến đốt cuối. Đốt cuối tạo thành mảnh trên và mảnh dưới che đi cơ quan sinh sản. Mặt lưng bụng bóng mịn và có màu đen. Các tấm bụng màu đen được kitin hóa tạo nên các tấm cứng. Giữa các tấm đốt bụng có nối ngăn cách, theo các gờ nối là các riềm lông đen mảnh. Các tấm bụng hơi gồ lên tạo thành gờ nổi cao chạy dọc cơ thể, gờ này giúp cho phần bụng có thể căng phồng lên hay xẹp xuống khi hô hấp. Hai bên bụng có 2 hàng lỗ thở dọc theo bụng.
- Đặc điểm sinh học
Ban miêu đen thường gây hại rất lớn đến các loại cây trồng như lúa, khoai lang, bầu bí, sắn, đậu và cây rừng từ tháng 5 đến tháng 11. Ngoài ra chúng có rất ít thiên địch vì cơ thể có chứa độc tố và thường gây hại vào ban đêm.
Hình 4.12. Ban miêu đen (Epicauta gorhami)
4.3.9. Ban miêu khoang vàng(Mylabris cichorii)
- Đặc điểm nhận dạng
Ban miêu khoang vàng nhỏ dài từ 10 - 25 mm, thân hơi khum màu đen với các điểm hay dải ngang màu vàng hay đỏ nhạt, có khi thân màu vàng với các điểm hay dải ngang màu đen, Đầu hình tròn tam giác. Râu đen hình sợi gồm 11 đốt, đốt cuối phình lớn lên, có đốt nền và đốt trước giống nhau.
- Đặc điểm sinh học
Loài này thường gây hại trên lúa, khoai, sắn, đậu, lạc, mía, cam, cà phê, bông, thầu dầu, bầu bí, mướp và cây rừng từ tháng 5 đến tháng 11.
4.4. Giải pháp quản lý côn trùng bộ Cánh cứng (Coleoptera) tại VQG Vũ Quang Quang
Để quản lý tốt côn trùng nói chung cũng như côn trùng Cánh cứng nói riêng, trước hết cần phải nắm rõ được thành phần loài, hình thái, tình hình phân bố, tập tính của chúng. Đồng thời phải nắm bắt được điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, về tập tục của con người tại khu vực nghiên cứu, sau đó đưa ra các biện pháp cụ thể.
Sau thời gian nghiên cứu khóa luận, thu thập thông tin và kế thừa tài liệu, tôi xin đề xuất một số biện pháp quản lý côn trùng cánh cứng tại khu vực VQG Vũ Qaung như sau:
4.4.1. Các giải pháp chung
- Giải pháp về pháp lý:
+Xây dựng các khung pháp lý, các quy trình, quy chế quy phạm cần thiết để buộc chủ rừng thực hiện;
+Xây dựng các quy định bảo vệ và sử dụng hợp lý côn trùng có ích, có thể sử dụng biện pháp hành chính;
+ Ban hành các quy định về quản lý và thuốc trừ sâu...;
-Giải pháp về tổ chức quản lý: Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có kỹ thuật, chuyên môn, trực tiếp phụ trách công tác quản lý và bảo tồn những loài côn trùng có ích. Đồng thời có những chính sách khuyến khích đông viên kịp thời và thường xuyên được đào tạo, nâng cao trình độ;
- Giải pháp tuyên truyền:
Nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng của người dân hay khách du lịch. Nội dung tuyên truyền có thể được thể hiện qua những biển báo tại khu vực dễ nhìn thấy. Cũng có thể tuyên truyền trực tiếp về lợi ích, vai