Hiện trạng sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng và khả năng phát triển cây thuốc tại xã trung thành, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình​ (Trang 32)

a. Sản xuất nông nghiệp: hoạt động trồng trọt trong xã chủ yếu là cây

lương thực, cây màu các loại và một số ít diện tích cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày. Diện tích trồng lúa nước trên địa bàn xã là 64 ha. năng xuất

đạt 60 tạ/ha; Diện tích ngô vụ xuân đã trồng được 100 ha; Sắn, dong giềng,

đậu tương, rau các loại bà con nhân dân đã trồng được 100 ha; Diện tích đã

gieo trồng, được chăm sóc và bảo vệ, thực hiện phòng trừ bệnh hại cây sinh

trưởng và phát triển tốt. Sản lượng lương thực cây có hạt: 1.250 tấn

b. Chăn nuôi: là hoạt động mang lại thu nhập quan trọng cho cộng đồng

địa phương, đồng thời cung cấp hàng hóa tại chỗ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thị trường và cải thiện cuộc sống. Cộng đồng chủ yếu nuôi trâu, bò, lợn, gà,

ngan, vịt, ngỗng, dê, v.v. Các năm qua số lượng đàn gia súc gia cầm trong xã

tăng tương đối nhanh nhất là đàn bò, trâu do nhu cầu tiêu thụ thịt bò trên thị trường ngày càng nhiều. Theo thống kê năm 2020 như sau, đàn trâu có 400 con, đàn bò 410 con, đàn lợn 650 con. Đàn gia cầm 13.000 con Chủ yếu chăn

thả trên đất trồng đồi trọc và rừng tự nhiên.

c. Hoạt động sản xuất và khai thác lâm sản: Bằng nguồn vốn dự án 661 và nguồn vốn khác trong các năm qua nhân dân trong xã đã tích cực phát triển sản xuất lâm nghiệp. Đã nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng hiện có (rừng phòng hộ xung yếu và rất xung yếu) của xã là 1.723,39 ha. Thực tế tại địa bàn vẫn xảy ra tình trạng khai thác rừng phòng hộ, đặc dụng và săn bắt động vật

trái phép, đốt nương làm rẫy ở quy mô nhỏ. Do phong tục tập quán, do đời sống của người dân còn khó khăn, đặc biệt là thiếu đất sản xuất nên một số hộ dân đã lén lút phát nương lấn vào rừng trồng và rừng đặc dụng. Tình trạng

khai thác cây dược liệu, củi, lâm sản phụsong, mây, măng tre và săn bắt động vật vẫn còn xảy ra. Những lâm sản ngoài gỗ này được các hộ sử dụng cho nhu cầu gia đình và một sốcũng được đem đi bán.

d. Thu nhập của nhân dân: Sinh kế chính của nhân dân trong xã là sản xuất nông lâm nghiệp. Tuy nhiên, do đất nông nghiệp rất ít, năng suất không

cao, bình quân lương thực chỉ đạt 67,2 kg/người/năm. Rừng tự nhiên còn lại phần lớn là rừng gỗđược quy hoạch là rừng phòng hộ xung yếu và không được khai thác. Các ngành nghề khác phát triển chậm nên đời sống nhân dân ở đây

còn rất khó khăn, thu nhập bình quân đạt khoảng 18,0 triệu đồng/người/ năm

3.2.4. Cơ sở h tng

Giao thông vn ti: Xã Trung Thành đã có đường ôtô đến trung tâm xã. Hiên nay dự án của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang mở thêm tuyến đường từ Tỉnh lộ433 đi qua xã Cao Sơn đến xã Trung Thành.

Điện: Tất cả các xóm trong xã đều có điện lưới quốc gia. Tuy nhiên,

Nước sinh hot: được dự án 472 và dự án WB đầu tư xây dựng đường

ống dẫn nước và các bể chứa nước công cộng, đảm bảo 100% số hộ dân trong

xã có đủnước sinh hoạt.

Thu li: Hiện tại, các xóm đều có kênh mương dẫn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.

3.2.5. Văn hóa - xã hi

V giáo dc: Xã Trung Thành đều có đủ 2 cấp học Mầm non, Tiểu học và trung học cơ sở, với các phòng học kiên cố được xây dựng từ nguồn vốn của Chương trình 135 của Chính phủ và dự án giảm nghèo của ngân hàng thế

giới WB. Tổng số trẻ em trong độ tuổi đi học là 645 em. Đội ngũ giáo viên thường là các thầy cô giáo ở tỉnh, huyện và một số huyện miền xuôi lên công

tác. Nhưng do còn thiếu thốn về chỗở, thiếu tình cảm và ít được sinh hoạt văn hoá văn nghệ, do đó các thầy cô giáo chưa thật sự yên tâm công tác và hạn chế khảnăng phấn đấu chuyên môn của các thầy cô giáo.

V y tế: Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được tăng lên, đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu kịp thời cho nhân dân. Mạng lưới y tế từ xã

đến thôn bản hoạt động đồng đều và thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, thiếu thốn về thuốc men, thiếu trang thiết bị khám chữa bệnh, thiếu đội ngũ cán bộ y tế có năng lực chuyên môn cao, nên hiệu quả khám chữa bệnh chưa cao. Các hoạt động dân số - kế hoạch hóa gia đình được quan tâm chỉ đạo, việc đổi mới công tác tuyên truyền đã tiếp cận tốt hơn đến từng đối tượng. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế được thực hiện đầy đủ và có hiệu quả, v.v.

V văn hoá: Vì các xóm bản trong xã ởcách xa nhau, đi lại không thuận tiện, và do điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn lại cách xa trung tâm huyện (30-50 km), nên sinh hoạt văn hoá còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, hầu

như mọi hộgia đình đều có tivi.

(Nguồn tài liệu điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội do Ủy ban nhân dân xã Trung Thành cung cấp)

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Hiện trạng tài nguyên cây thuốc tại khu vực nghiên cứu

4.1.1. Đa dạng v bc ngành

Qua quá trình điều tra cây thuốc ở các tuyến và kế thừa số liệu tại xã Trung Thành, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình ta đã xác định được 476 loài, 336 chi thuộc 125 họ nằm trong 5 ngành: Ngành Quyết trần

(Psilotophyta), Ngành Thông đất (Lycopodiophyta), Ngành Dương xỉ

(Polypodiophyta), Ngành Thông (Pinophyta) và Ngành Mộc lan

(Magnoliophyta).Trong đó Ngành mộc lan chiếm số lượng họ lớn nhất là: 106

họ, 309 chi và 441 loài.

cụ thể thể hiện kết quả ở bảng 4.1 như sau:

Bảng 4.1. Thành phần các loài cây thuốc ở khu vực

STT Ngành Họ Chi Loài Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Ngành Quyết trần(Psilotophyta) 1 0,8 1 0,30 1 0,21 2 Ngành Thông đất(Lycopodiophyta) 1 0,8 1 0,30 2 0,42 3 Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 14 11,2 21 6,25 28 5,88 4 Ngành Thông (Pinophyta) 3 2,4 4 1,19 4 0,84 5 Ngành Mộc lan (Magnoliophyta) 106 84,8 309 91,96 441 92,65 Tổng 125 100 336 100 476 100

Kết quả từ bảng 4.1 cho thấy: Các loài cây thuốc ở xã Trung Thành chủ

yếu thuộc ngành Mộc lan (Magnoliophyta).Tuy nhiên, sự phân bố cây thuốc ở các ngành không đồng đều, ngành Ngọc lan có 106 họ chiếm 84,8%, 309 chi chiếm 91,96% , có 441 loài chiếm 92,65% . Ngành Dương xỉ gồm có 14 họ

chiếm 11,2%, 21 chi chiếm 6,25% và 28 loài chiếm 5,88% . Ngành có sốlượng họ, chi và loài ít nhất là ngành Quyết trần chỉ có 01 họ,01 chi và 01 loài

Để thấy được sự đa dạng của các taxon thực vật làm thuốc, cho thấy ngành Mộc lan và thấy các loài cây thuốc phân bố trong 2 lớp: Lớp Ngọc lan (Magnoliosida) và lớp Hành (Liliopsida). Kết quả phân bố thể hiện ở bảng 4.2

như sau:

Bảng 4.2. Sốlượng họ, chi và loài cây thuốc trong ngành Ngọc lan

STT Lớp Họ Chi Loài Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Lớp Ngọc lan (Magnolyopsida) 87 82,08 262 84,79 382 86,62 2 Lớp Hành (Liliopsida) 19 17,92 47 15,21 59 13,38 Tổng 106 100 309 100 441 100 Kết quả bảng 4.2 cho thấy:

Các loài cây thuốc trong ngành Mộc lan thuộc 2 lớp Ngọc lan và lớp

Hành. Trong đó số lượng cây thuốc thuộc lớp Ngọc lan hiếm ưu thế hơn cả, chiếm 87 % số họ, 84,79% số chi và 86,62 % số loài. Các loài trong lớp Ngọc lan chủ yếu là những loài thực vật thường gặp, là những loài cây có sự

phân bố rộng trong rừng với sốlượng lớn. Vậy nên những hộgia đình sống ở đây thường phụ thuộc vào rừng để khai thác cây thuốc. Nếu với tần suất khai thác nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thực vật trong rừng.

Như vậy sự phong phú về loài, chi, họ của cây thuốc trong khu vực vao gồm cả rừng tự nhiên phòng hộ, rừng khoán cho các hộgia đình quản lý,... là tiềm năng để phát triển nghề cây thuốc cho người dân địa phương. Đồng thời

là nơi có thể bảo tồn nguồn gen cấc loài quý hiếm trong khu vực.

4.1.2. Đa dng v slượng loài trong các h

Tại Trung Thành, qua số liệu điều tra thống kê được họ thực vật bậc cao có mạch được sử dụng làm thuốc. Sự phân bố số lượng loài cây thuốc trong các họđược thể hiện qua bảng 4.3 như sau:

Bảng 4.3. Sự phân bố sốlượng loài cây thuốc trong các họ

Số họ ngành/lớp

Số Họ

Trên 10 loài

Từ

5-10 loài 4 loài 3 loài 2 loài 1 loài Ngành quyết trần (Psilotophyta) 1 Ngành thông đất (Lycopodiophyta) 1 Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 1 4 10 Ngành thông (Pinophyta) 1 2 Ngành Mộc Lan (Magnolyophyta) 10 17 7 11 15 38 Tổng số họ 10 18 11 11 17 51 Tổng số loài 100 214 44 33 34 51 Tỷ lệ % 21,01 44,96 9,24 6,93 7,14 10,71

Kết quả bảng 4.3 cho thấy, ngành Quyết trần không có họ nào trên 1 loài, chỉ có 1 họ và 1 loài. Ngành Thông đất cũng không có họ nào trên 3 loài chỉ có 1 họ và mỗi họ chỉ có 2 loài. Ngành Dương xỉ không có họ nào có số

loài lớn hơn loài. Ngành Thông cũng không có học nào lớn hơn 3 loài. Trong khi đó ngành Mộc lan có tới 10 họ có số loài lớn hơn 11 loài chiếm 21.01%,, có 17 họ là có số loài từ 5 đến 10 loài chiếm 44,96 %, 7 họ có 4 loài chiếm 9.24 %, 11họ có 3 loài chiếm 6,93% và có 17 họ có 2 loài chiếm 7.14%, 51 họ có 1 loài chiếm 10,71%.

Đa dạng thành phần loài của cây thuốc trong mỗi khu vực nghiên cứu hoặc vùng lãnh thổ là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá tiềm

năng nguồn tài nguyên cây thuốc.

Ngành Mộc lan, số họ có sốloài tương đối lớn từ loài trở lên có họ và loài chiếm % tổng số loài ở cả 2 lớp Hành và Mộc lan. Các họ có số loài lớn nhất được thể hiện trong bảng 4.4 như sau:

Bảng 4.4. Các họ có số loài nhiều nhất TT Họ Số lượng Tỷ lệ % 1 Họ Thầu dầu 37 7,77 2 Họ Cúc 29 6,09 3 Họ Đậu 16 3,36 4 Họ Vang 16 3,36 5 Họ Trúc đào 14 2,94 6 Họ Dâu tằm 14 2,94 7 Họ Cà phê 12 2,52 8 Họ Bạc Hà 11 2,31 9 Họ Ô rô 11 2,31 10 Họ Ngũ gia bì 11 2,31 11 Họ Re 11 2,31

Kết quả bảng 4.4 cho thấy: Trong tổng số 125 họ thì chỉ có 10 họ chiếm số loài nhiều nhất chiếm 8 %. Trong đó, họ có số loài lớn nhất là họ thầu dầu

37 loài chiếm 7.77 % tổng số loài. Thứ 2 là họ cúc có 29 loài chiếm 6,09 % tổng số loài. Thấp nhất là họ bạc hà,họ ô rô, họ ngũ gia bì, họ re có 11 loài chiếm 2.31% tổng số loài.

Khu vực nghiên cứu có sự đa dạng về các loài cây thuốc và phân bố ở

các trạng thái rừng khác nhau và phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở họ

là các loài cây bụi và cây gỗ nhỏ.

4.1.3. Đa dạng v bc chi

Tại Trung Thành sự đa dạng về các bậc chi. Kết quả được thể hiện trong bảng 4.5. như sau:

Bảng 4.5. Các chi có loài cây thuốc nhiều nhất

TT Chi Họ Loài Tỷ lệ (%) 1 Ficus Moraceae 10 2,10 2 Poligonum Polygonaceae 6 1,26 3 Desmodium Fabaceae 5 1,05 4 Lygodium Schiaeceae 5 1,05 5 begonia Begnoniacceae 4 0,84 6 Caesalpinia Caesalpiniaceae 4 0,84 7 Canarium Burseraceae 4 0,84 8 Cinnamomum Lauraceae 4 0,84 9 Phyllanthus Euphobiaceae 4 0,84 Tổng 46 9,66

Kết quả bảng 4.5 cho thấy các chi có số loài nhiều nhất. Có 6 chi có số

loài nhiều nhất, chi có số loài nhiều nhất là chi Ficus có tới 10 loài nằm trong họ dâu tằm chiếm 2.1%. Điều này cho thấy tại khu vực điều tra số lượng chi rất đa dạng.

4.1.4. Đa dạng v b phn s dng

Khi nghiên cứu về các bộ phận sử dụng của cây thuốc, chúng ta có thể

thấy rằng mỗi loài cây thuốc có giá trị sử dụng nhất định và ngay trong mỗi cây thuốc thì các bộ phận khác nhau sẽ được sử dụng vào những mục đích

khác nhau. Vì vậy khi sử dụng cây thuốc để chữa bệnh cần quan tâm đến việc sử dụng bộ phận nào của cây thuốc để đạt được hiệu quả cao nhất và đảm bảo an toàn cho con người khi dùng thuốc. Nghiên cứu vấn đề này không những thấy được tính chất phong phú và đa dạng trong khả năng chữa bệnh của các bộ phận khác nhau, mà nó còn là nguồn tư liệu giúp chúng ta đánh giá được phần nào thực trạng khai thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc trong cộng

đồng các dân tộc thiểu số. Kết quả phân tích về các bộ phận của cây sử dụng

để làm thuốc được trình bày trong bảng 4.6 như sau:

Bảng 4.6. Đa dạng về bộ phận sử dụng của cây thuốc

STT Bộ phận sử dụng Số loài Tỷ lệ (%) 1 Lá 208 26,36 2 Thân 180 22,81 3 Toàn thân 99 12,55 5 Rễ, vỏ rễ 68 8,62 6 Hoa, nụ hoa 61 7,73 7 Vỏ cây 59 7,48 8 Qủa, vỏ quả 44 5,58 9 Hạt, nhân hạt 34 4,31 10 Củ 13 1,65 11 Nhựa cây 10 1,27 12 Cành 8 1,01 13 Ngọn 5 0,63 Tổngsố 789 100

Ghi chú: Bảng này có số loài lớn hơn 476 loài do một số loài có thể có nhiều bộ phận được sử dụng.

Bảng kết quả 4.6 cho thấy, người dân quanh khu vực Trung Thành sử

dụng các bộ phận của cây làm thuốc khá phong phú và đa dạng. Có thể thấy họ sử dụng tất cả các phần trên cây từ lá, thân, rễ, củ cho đến hoa, quả thậm chí cả mủ, nhựa cây và vỏ cây. Điều này chứng minh rằng tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc của người dân tại vùng Trung Thành khá phát triển.

Từ kết quả tính được trong bảng 4.6 ta thấy lá cây là bộ phận được sử

dụng nhiều nhất, tỷ lệ sử dụng lên tới 26.36 %, tiếp đến là thân có 180 loài và chiếm 22.81%. Sử dụng bộ phận ít nhất là ngọn với 5 loài chiếm 0,63%

Để làm rõ hơn về sự đa dạng của số bộ phận được sử dụng của loài, tiến hành thống kê, phân loại các bộ phận sử dụng trong bảng 4.7 như sau:

Bảng 4.7. Tỷ lệ các loài với bộ phận được sử dụng TT Số bộ phận sử dụng Số loài Tỉ lệ (%) 1 4 bộ phận 1 0,13 2 3 bộ phận 18 2,28 3 2 bộ phận 129 16,35 4 1 bộ phận 229 68,69 5 Toàn bộ 99 12,55 Tổngsố 476 100,00

Kết quả bảng 4.7 cho thấy, tỷ lệ người dân sử dụng bộ phận của cây làm thuốc 1 bộ phận là cao nhất lên đến 68,69%, thấp nhất là sử dụng toàn bộ cây làm thuốc (Rễ, vỏ cây, lá, nhân hạt, quả; Vỏ, lá, quả, hạt, nhựa;…)

chỉ có 12.55%. Số bộ phận được sử dụng làm thuốc nhiều hay ít phải tùy thuộc vào loài cây, kinh nghiệm của các thầy lang, bà mế và người dân nơi đây. Từng loài cây khác nhau, từng bộ phận khác nhau sẽ có công dụng chữa bệnh khác nhau.

Việc khai thác và thu hái các bộ phận của cây làm thuốc sẽ ảnh hưởng

đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây, có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh tồn gây nên tình trạng khan hiếm hay mất đi một số loài. Vì vậy, khi tiến hành khai thác chúng ta cần phải có những biện pháp hợp lý để đảm bảo cho sự sinh tồn của loài và cho lần khai thác sau.

4.1.5. Đa dạng v công dng cha bnh ca cây thuc

Bảng 4.8. Công dụng chữa bệnh của cây thuốc tại Trung Thành

STT Nhóm thuốc chữa bệnh Số loài Tỷ lệ (%)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng và khả năng phát triển cây thuốc tại xã trung thành, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình​ (Trang 32)