Nghiên cứu đặc điểm phân bốc ủa cây thuốc tại khu xã Trung Thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng và khả năng phát triển cây thuốc tại xã trung thành, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình​ (Trang 47 - 51)

Để nghiên cứu đặc điểm phân bố của các loài cây thuốc trong khu vực nghiên cứu, chúng tôi tiến hành sử dụng phương pháp điều tra chuyên ngành: sử dụng các tuyến điều tra để lập các OTC, trên các OTC tiến hành đo đếm các chỉ tiêu của tầng cây gỗ, tầng cây tái sinh, tầng cây khbụi thảm tươi.

Phân chia khu vực nghiên cứu làm 2 đai cao khác nhau: Đai 1: Từ 200m - 700m

Đai 2: Từ 700m - 1200m

Tại các đainghiên cứu lập các ô tiêu chuẩn đại diện cho các kiểu trạng thái rừng khác nhau. Tiến hành lập OTC trên 2 đai cao đối với từng trạng thái rừng.

Dựa vào cấu trúc đai cao ta có kết quả trong bảng sau:

Bảng 4.10. Thành phần loài và cấu trúc tầng thứ theo đai cao

Đai cao (m) Sinh cảnh Số loài Tỷ lệ %

Trên 700

Rừng già núi cao 127 14,51

Rừng phục hồi 117 13,37

Ven khe 56 6,40

200 - 700

Rừng trung bình 112 12,80

Rừng phục hồi 81 9,26

Rừng tre nứa xen gỗ 72 8,23

Trảng cây bụi 46 5,26 Trảng cỏ 15 1,71 Rừng trồng 22 2,51 Vường nhà 18 2,06 Nương rẫy 31 3,54 Ruộng 16 1,83 Ven suối 32 3,66 Tổng số 875 100,00

Ghi chú: Bảng này có số loài lớn hơn 476 loài do một số loài có thể sống ở các đai cao khác nhau.

Nhận xét: Bảng 4.10 ta thấy được các cây thuốc phân bố chủ yếu ở đai

cao 200-700m trong đó rừng trrung bình có số lượng cây thuốc phân bố nhiều nhất, ở ruộng có số lượng cây thuốc phân bố ít nhất.

Đai trên 700m số lượng cây thuốc tập trung chủ yếu ở rừng già trên núi cao, ở ven khe số lượng loài phân bố ít nhất

Hiện nay có những loài chỉ gặp ở đai cao như Biến hóa núi cao, Lan

Một số loài cây gỗ cho bộ phận làm thuốc có phân bố ở hai đai như sến mật,nhội, trám, cẩu tích, tắc kè đá, bổ béo đen, bình vôi, hoàng đằng

Qua quá trình đánh giá sự đa dạng về dạng sống và căn cứ vào hiện trạng của khu vực nghiên cứu và sự tập trung phân bố tự nhiên của cây thuốc

ở các dạng sinh cảnh khác nhau cho thấy các loài cây thuốc có đặc điểm phân bố theo môi trường sống rất phong phú và phức tạp. Có những cây sống ở

những vùng đồi núi cao, hay vùng đồi núi thấp, rừng thưa hay trong khu rừng thứ sinh phục hồi sau cháy... lại có những cây sống ở gần nước khe suối, ven các bờ nước; ven đồng ruộng, ruộng ẩm; và cũng có thể ở ven đường đi, chỗ

trống và nương rẫy...Căn cứ vào hiện trạng của khu vực nghiên cứu và sự tập trung phân bố tự nhiên của cây thuốc ở các dạng sinh cảnh khác nhau đó; với

môi trường sống hết sức đa dạng của cây thuốc, tôi chia sinh cảnh phân bố

của cây thuốc thành 9 nhóm sinh cảnh chính và kết quả tổng hợp được thể

hiện ở bảng 4.11 dưới đây:

Bảng 4.11. Phân bố cây thuốc trong các sinh cảnh sống

STT Sinh cảnh Kí hiệu Số loài Tỷ lệ % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Rừng nguyên sinh 1 177 17,54

2 Rừng thứ sinh 2 348 34,49

3 Trảng cây bụi 3 218 21,61

4 Khe suối, ven ruộng 4 68 6,74

5 Môi trường dưới nước 5 3 0,30

6 ven đường 6 145 14,37

7 Vườn nhà 7 50 4,96

Kết quả bảng 4.9 cho thấy, số lượng loài cây thuốc phân bố trên các sinh cảnh là không đều, có sự chênh lệch về sự phân bố của cây thuốc đó có

thể do thời điểm điều tra không đúng mùa các cây cỏ thuốc sinh trưởng tốt hoặc có thể do các hoạt động khai thác của con người.

Các loài cây thuốc tại khu vực nghiên cứu chủ yếu tập trung phân bố ở

đó đến sinh cảnh trảng cỏ cây bụi với 218 loài chiếm 21,61%. Sinh cảnh có số

loài chiếm tỉ lệ ít nhất là sinh cảnh môi trường nước chỉ chiếm 0.3 % với số

loài là 3 loài. Đối với những loài cây thuốc sống ở môi trường rừng này có ý

nghĩa rất quan trọng trong việc chữa trị bệnh cũng như việc thúc đẩy quá trình tái sinh rừng và phục hồi rừng.

Sinh cảnh rừng nguyên sinh chỉ còn ở đai cao trên 700 m và xa khu dân cư nhưng còn xuất hiện nhiều loài có giá trị sử dụng cao, quý hiếm như Lan

lim tuyến, Thanh thiên quỳ.... cần được bảo tồn

Sinh cảnh rừng thứ sinh đã qua tác động của khai thác gỗ liên tục nhiều

năm, kết cấu của rừng vẫn còn tầng tán chính gồm các loài cây gỗ, tầng cây tái sinh, tầng cây bụi thảm tươi và thực vật ngoại tầng

Diện tích rừng thứ sinh phục hồi đã được giao khoán cho các hộ bảo vệ

với mục đích phòng hộ. Người dân được phép tận thu lâm sản ngoài gỗ trong

đó có cây thuốc nhưng cần theo hướng dẫn của cơ quan chức năng

Các loài cây thuốc ở vườn nhà đa số là các cây có nguồn gốc trồng hoặc mọc tự nhiên. Đây là các loài dùng để chữa bệnh thông thường như cảm cúm, nhức đầu, đau bụng... hoặc vừa làm thuốc với làm gia vị như gừng, tía tô, lá lốt, lá khôi, nhội, sung, rau sắng.

Một số loài có phạm vi phân bố ở nhiều sinh cảnh như nhội, sung, sến mật, trám

Qua đó cũng có thể thấy rằng các cây thuốc phân bố ở trong rừng tại khu vực điều tra đã và đang bị khai thác nghiêm trọng; theo kết quả của quá trình phỏng vấn và điều tra tại khu vực nghiên cứu cho thầy hầu như năm nào cũng có các nhà buôn nhà thương lái đến thu mua và bà con lên rừng lấy các loài cây cỏ củ về để bán mà người dân không biết mục đích họ mua làm gì và

cây đó có tác dụng gì. Vì vậy vấn đề bảo vệ rừng ở đây cũng chính là bảo vệ được nguồn tài nguyên cây thuốc trong khu vực.

Do đó nghiên cứu về môi trường sống của từng loài là một việc rất quan trọng, nó giúp chúng ta có thể bảo tồn được sự đa dạng cây thuốc kết hợp với việc tạo ra nguồn nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh hữu ích.

4.3. Thực trạng khai thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng và khả năng phát triển cây thuốc tại xã trung thành, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình​ (Trang 47 - 51)