LÃO NÔNG VỚI KÝ ỨC TRẬN ĐÁNH LỊCH SỬ

Một phần của tài liệu nhung-anh-hung-dac-cong-hai-quan-lu-doan-126-thuvien 2 (Trang 77 - 93)

LCH S

Băn khoăn mãi không biết bắt đầu bài viết về

ông như thế nào, thì tình cờ, vào một buổi sáng, trên đường đến cơ quan, hai chữ “niềm tin” bỗng xuất hiện trong đầu. “Niềm tin” chính là từ chìa khóa để tôi bắt đầu với nhân vật của mình, bởi nó rất đúng với ông. Tôi tới thăm ông tại nhà ở thôn 2, xã Hoằng Trinh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa vào một ngày đầu đông nhưng lại nóng như

mùa hè. Cái nắng buổi trưa gay gắt làm cho căn nhà cấp bốn tuềnh toàng, có gắn biển nhà tình nghĩa, trở nên nóng bức. Trong ngôi nhà đó có treo ảnh Mác - Lênin, ảnh Hồ Chí Minh. Đó chính là niềm tin của ông, một niềm tin đã theo ông từ

thời trai trẻ cho đến tận hôm nay. Niềm tin đó cũng đã được thể hiện rất rõ trong cách trò chuyện của ông. Tất cả chúng ta, ai cũng có niềm tin để sống. Niềm tin đó giúp chúng ta thêm sức mạnh, thêm nghị lực để sống, để vươn lên.

Ông là Trần Quang Khải, một cựu binh hải quân chống đế quốc Mỹ, đã từng lập chiến công

hiển hách, làm chấn động dư luận lúc bấy giờ, tuy nhiên ông mới được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang trong năm 2015.

Sau một hành trình dài từ Hà Nội vào Thanh Hóa, anh em chúng tôi đã được ông và gia đình

đón tiếp rất chu đáo với biết bao tình cảm ấm áp. Ông bảo: “Mấy tuần nay bà vợ ra Hải Phòng để

trông cháu nội, vợ chồng cậu cả thì đi làm công nhân từ sáng đến tối mới về, nên phải nhờ các cô em vợ đến làm cơm đón khách”. Cô con gái út, hiện là giáo viên cấp ba, cũng tranh thủ buổi trưa về qua nhà để cùng bố tiếp khách. Một ông chú họ, chỉ hơn ông Khải mấy tuổi cũng được mời sang ăn cơm. Thấy anh em tôi tỏ ra ái ngại trước sựđón tiếp quá chu đáo của gia đình, ông chú họ

bảo: “Toàn cây nhà lá vườn cả, các chú đừng ngại, gà của nhà nuôi, rau trồng trong vườn, có gì đâu”. Tôi cũng vui vẻ: “Khi nào chú Khải chính thức nhận quyết định Anh hùng Lực lượng vũ trang, chắc gia đình phải mở tiệc thật to”. Ông chú họ lại bảo: “Tất nhiên rồi. Lúc đó ông Khải không muốn thì tôi cũng bắt phải làm”. Ông Khải chậm rãi rít điếu thuốc rồi cười khà khà: “Gà một đàn trong chuồng đó, thiếu thì mua thêm, lo gì”. Tôi đưa mắt ra ngoài sân vườn thấy

đàn gà Tam hoàng đang nhẩn nha kiếm ăn, con nào con nấy dễ chừng đến 5 kg. Ông Khải lại bảo: “Mình vẫn may vì đang còn sống để được

LÃO NÔNG VI KÝ C TRN ĐÁNH LCH S LCH S

Băn khoăn mãi không biết bắt đầu bài viết về

ông như thế nào, thì tình cờ, vào một buổi sáng, trên đường đến cơ quan, hai chữ “niềm tin” bỗng xuất hiện trong đầu. “Niềm tin” chính là từ chìa khóa để tôi bắt đầu với nhân vật của mình, bởi nó rất đúng với ông. Tôi tới thăm ông tại nhà ở thôn 2, xã Hoằng Trinh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa vào một ngày đầu đông nhưng lại nóng như

mùa hè. Cái nắng buổi trưa gay gắt làm cho căn nhà cấp bốn tuềnh toàng, có gắn biển nhà tình nghĩa, trở nên nóng bức. Trong ngôi nhà đó có treo ảnh Mác - Lênin, ảnh Hồ Chí Minh. Đó chính là niềm tin của ông, một niềm tin đã theo ông từ

thời trai trẻ cho đến tận hôm nay. Niềm tin đó cũng đã được thể hiện rất rõ trong cách trò chuyện của ông. Tất cả chúng ta, ai cũng có niềm tin để sống. Niềm tin đó giúp chúng ta thêm sức mạnh, thêm nghị lực để sống, để vươn lên.

Ông là Trần Quang Khải, một cựu binh hải quân chống đế quốc Mỹ, đã từng lập chiến công

hiển hách, làm chấn động dư luận lúc bấy giờ, tuy nhiên ông mới được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang trong năm 2015.

Sau một hành trình dài từ Hà Nội vào Thanh Hóa, anh em chúng tôi đã được ông và gia đình

đón tiếp rất chu đáo với biết bao tình cảm ấm áp. Ông bảo: “Mấy tuần nay bà vợ ra Hải Phòng để

trông cháu nội, vợ chồng cậu cả thì đi làm công nhân từ sáng đến tối mới về, nên phải nhờ các cô em vợ đến làm cơm đón khách”. Cô con gái út, hiện là giáo viên cấp ba, cũng tranh thủ buổi trưa về qua nhà để cùng bố tiếp khách. Một ông chú họ, chỉ hơn ông Khải mấy tuổi cũng được mời sang ăn cơm. Thấy anh em tôi tỏ ra ái ngại trước sự đón tiếp quá chu đáo của gia đình, ông chú họ

bảo: “Toàn cây nhà lá vườn cả, các chú đừng ngại, gà của nhà nuôi, rau trồng trong vườn, có gì đâu”. Tôi cũng vui vẻ: “Khi nào chú Khải chính thức nhận quyết định Anh hùng Lực lượng vũ trang, chắc gia đình phải mở tiệc thật to”. Ông chú họ lại bảo: “Tất nhiên rồi. Lúc đó ông Khải không muốn thì tôi cũng bắt phải làm”. Ông Khải chậm rãi rít điếu thuốc rồi cười khà khà: “Gà một đàn trong chuồng đó, thiếu thì mua thêm, lo gì”. Tôi đưa mắt ra ngoài sân vườn thấy

đàn gà Tam hoàng đang nhẩn nha kiếm ăn, con nào con nấy dễ chừng đến 5 kg. Ông Khải lại bảo: “Mình vẫn may vì đang còn sống để được

nhận danh hiệu này chứ nhiều người chết rồi mới được truy tặng. Dẫu rằng kể từ chiến công năm ấy đến nay đã hơn 45 năm nhưng vẫn chưa muộn, vì mình vẫn chưa già lắm. Các chú không biết chứ có cụ ông gần 90 tuổi mới được nhận danh hiệu anh hùng”. Nói rồi ông lại cười, vẻ hồn nhiên, chất phác của một lão nông. Chúng tôi hiểu danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang của ông không chỉ là vinh dự của riêng cá nhân, gia đình ông, mà là vinh dự của cả họ, cả làng, cả

xã. Điều làm chúng tôi ngạc nhiên là trong suốt bữa cơm, ông không nói nhiều chuyện về mình. Biết anh em chúng tôi là dân viết văn, viết báo, nên ông say sưa nói chuyện văn chương, thỉnh thoảng lại đọc một đoạn Truyện Kiều của Nguyễn Du. Ông bảo năm nay kỷ niệm 250 năm ngày sinh cụ Nguyễn Du, thấy tổ chức nhiều hội thảo về cụ quá, nên làm gì đó thiết thực hơn để

con cháu đời này, đời sau biết yêu văn chương, yêu Truyện Kiều của Nguyễn Du. Mấy anh em chúng tôi nhìn nhau ngỡ ngàng trước những lời chí lý của ông Khải. Ông nói, vì yêu văn chương nên cũng chịu khó đọc các tác phẩm văn học, theo dõi rất kỹ các nhà văn. Ông nhà văn A, nhà văn B, nhà văn C, ngày xưa chiến đấu ở chiến trường này, chiến trường kia, ông đều biết, ông nào đang làm Chủ tịch Hội Nhà văn, tái đắc cử

lần thứ mấy ông cũng biết. Rồi ông lại bảo thích

thơ Chế Lan Viên vì thơ Chế Lan Viên buồn nhưng sâu sắc.

Ông Trần Quang Khải sinh năm 1952, trong một gia đình thuần nông đông con. Anh trai cả

của ông là liệt sĩ, đã hy sinh trong chiến trường miền Nam. Năm 1968, khi cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta đang trong giai

đoạn cực kỳ ác liệt thì việc được cầm súng xông pha ra chiến trận đã trở thành mơ ước của các chàng trai. Khi đó, trong họ đều rực cháy một tình yêu cao cả dành cho nhân dân, cho non sông gấm vóc, để rồi tình yêu đó thắp sáng lên niềm tin chiến thắng. Cũng như bao thanh niên thời đó, học hết lớp 9, Trần Quang Khải xung phong nhập ngũ. Nhà đã có anh con cả nhập ngũ, giờ lại thêm cậu em xung phong ra trận, cha mẹ, người thân của ông không khỏi lo lắng. Nhưng vào thời chiến tranh loạn lạc thì đó không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân mà còn là khao khát tuổi trẻ của những thanh niên yêu nước. Làm sao có thể ngăn cản! Ngày ông nhập ngũ mẹ ông đã khóc ròng vì thương và lo lắng cho con trai. Do thể lực tốt, bơi giỏi, chiến sĩ trẻ Trần Quang Khải đã được tuyển chọn để huấn luyện trở thành đặc công nước. Sau sáu tháng huấn luyện tại Quảng Ninh, chiến sĩ trẻđã có thể bơi được hơn 20 km, rồi được

điều về Đội 1 của Đoàn 126. Sau một thời gian ngắn, Trần Quang Khải được điều động vào mặt

nhận danh hiệu này chứ nhiều người chết rồi mới được truy tặng. Dẫu rằng kể từ chiến công năm ấy đến nay đã hơn 45 năm nhưng vẫn chưa muộn, vì mình vẫn chưa già lắm. Các chú không biết chứ có cụ ông gần 90 tuổi mới được nhận danh hiệu anh hùng”. Nói rồi ông lại cười, vẻ hồn nhiên, chất phác của một lão nông. Chúng tôi hiểu danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang của ông không chỉ là vinh dự của riêng cá nhân, gia đình ông, mà là vinh dự của cả họ, cả làng, cả

xã. Điều làm chúng tôi ngạc nhiên là trong suốt bữa cơm, ông không nói nhiều chuyện về mình. Biết anh em chúng tôi là dân viết văn, viết báo, nên ông say sưa nói chuyện văn chương, thỉnh thoảng lại đọc một đoạn Truyện Kiều của Nguyễn Du. Ông bảo năm nay kỷ niệm 250 năm ngày sinh cụ Nguyễn Du, thấy tổ chức nhiều hội thảo về cụ quá, nên làm gì đó thiết thực hơn để

con cháu đời này, đời sau biết yêu văn chương, yêu Truyện Kiều của Nguyễn Du. Mấy anh em chúng tôi nhìn nhau ngỡ ngàng trước những lời chí lý của ông Khải. Ông nói, vì yêu văn chương nên cũng chịu khó đọc các tác phẩm văn học, theo dõi rất kỹ các nhà văn. Ông nhà văn A, nhà văn B, nhà văn C, ngày xưa chiến đấu ở chiến trường này, chiến trường kia, ông đều biết, ông nào đang làm Chủ tịch Hội Nhà văn, tái đắc cử

lần thứ mấy ông cũng biết. Rồi ông lại bảo thích

thơ Chế Lan Viên vì thơ Chế Lan Viên buồn nhưng sâu sắc.

Ông Trần Quang Khải sinh năm 1952, trong một gia đình thuần nông đông con. Anh trai cả

của ông là liệt sĩ, đã hy sinh trong chiến trường miền Nam. Năm 1968, khi cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta đang trong giai

đoạn cực kỳ ác liệt thì việc được cầm súng xông pha ra chiến trận đã trở thành mơ ước của các chàng trai. Khi đó, trong họ đều rực cháy một tình yêu cao cả dành cho nhân dân, cho non sông gấm vóc, để rồi tình yêu đó thắp sáng lên niềm tin chiến thắng. Cũng như bao thanh niên thời đó, học hết lớp 9, Trần Quang Khải xung phong nhập ngũ. Nhà đã có anh con cả nhập ngũ, giờ lại thêm cậu em xung phong ra trận, cha mẹ, người thân của ông không khỏi lo lắng. Nhưng vào thời chiến tranh loạn lạc thì đó không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân mà còn là khao khát tuổi trẻ của những thanh niên yêu nước. Làm sao có thể ngăn cản! Ngày ông nhập ngũ mẹ ông đã khóc ròng vì thương và lo lắng cho con trai. Do thể lực tốt, bơi giỏi, chiến sĩ trẻ Trần Quang Khải đã được tuyển chọn để huấn luyện trở thành đặc công nước. Sau sáu tháng huấn luyện tại Quảng Ninh, chiến sĩ trẻđã có thể bơi được hơn 20 km, rồi được

điều về Đội 1 của Đoàn 126. Sau một thời gian ngắn, Trần Quang Khải được điều động vào mặt

trận Cửa Việt - Quảng Trị. Tại đây, các chiến sĩ đặc công nước tuổi đời 18, 20 có nhiệm vụ do thám và đánh tàu địch trên các cửa sông. Trần Quang Khải đã nhiều lần do thám để hỗ trợ đồng đội

đánh tàu. Có lần đi trinh sát, ông bị lạc vào hướng lô cốt địch, bị chúng phát hiện và bắn đạn như

mưa, nhưng ông may mắn thoát chết.

Do bị quân ta đánh chìm nhiều tàu vận tải trên khúc sông Cửa Việt, Đông Hà, quân địch buộc phải thay đổi phương thức vận tải. Để tránh thiệt hại, Bộ Chỉ huy Hải quân Mỹ - ngụy đã lệnh cho các đơn vị vận tải chỉ được sử dụng tàu dưới 4.000 tấn vào cảng. Các tàu có trọng tải lớn hơn phải neo đậu ngoài biển, cách bờ từ 1 đến 5 hải lý, chờ xà lan và tàu nhỏ ra lấy hàng, tuyệt đối không được vào cảng.

Sự thay đổi phương thức vận tải của Mỹ - ngụy khiến cán bộ, chiến sĩ Đoàn 126 đứng trước thử thách mới. Nếu ta muốn tiêu diệt tàu địch đạt hiệu suất cao nhất, cắt đứt nguồn tiếp tế bằng phương tiện đường thủy của Mỹ - ngụy lên mặt trận Đường 9, ngoài nhiệm vụ đánh tàu trong cảng thì phải tìm cách đánh địch ở ngoài biển.

Đây là nhiệm vụ mới mẻ và khó khăn trong khi các chiến sĩ của ta chưa thểđáp ứng ngay được.

Ban Chỉ huy Đoàn 126 nhận định, đã đánh

được tàu địch trong cảng thì nhất quyết phải

đánh được tàu địch ngoài biển. Để làm được việc

đó phải có những lực lượng nhỏ, tinh nhuệ, kiên trì, dũng cảm, thọc sâu tiếp cận với tàu. Chính vì vậy, chỉ huy Đoàn 126 xây dựng kế hoạch huấn luyện bổ sung. Muốn làm vậy phải tuyển chọn các chiến sĩ trẻ, sức khỏe tốt, bơi giỏi hiện đang chiến

đấu trên các mặt trận của Quảng Trị để huấn luyện. Vị trí được chọn làm nơi huấn luyện là vùng biển Nhật Lệ - Quảng Bình.

Sau thời gian ngắn huấn luyện, các chiến sĩ đã có thể vừa mang khí tài vừa bơi 20 km trên biển trong mọi thời tiết, kể cả khi sóng to, gió lớn cấp 2, cấp 3 vẫn có thể hoạt động dưới nước liên tục từ 8 đến 10 tiếng.

Kết thúc đợt huấn luyện, 100% chiến sĩ đạt yêu cầu và có thể hoàn thành nhiệm vụ đánh tàu ngoài biển. Trần Quang Khải và một số ít đồng đội

đã đạt thành tích huấn luyện vào loại xuất sắc.

Đầu tháng 9 năm 1969, theo nguồn tin trinh sát, có một tàu địch chở dầu 15.000 tấn đang đỗ

ngoài khơi, cách Cửa Việt 3 km về hướng đông nam, đang chờ xà lan và tàu nhỏ ra để lấy hàng. Lãnh đạo Đoàn 126 đã lên kế hoạch để đánh tàu này. Đây cũng là trận đánh tàu ngoài biển đầu tiên của đơn vị nên mọi sự tính toán, chuẩn bị

phải thật chính xác, kỹ lưỡng. Từ lãnh đạo đến các chiến sĩ đều xác định trận này phải đánh thắng để lấy tinh thần khích lệ toàn đơn vị. Sau nhiều bàn bạc, tính toán, chỉ huy Đoàn 126 xác

trận Cửa Việt - Quảng Trị. Tại đây, các chiến sĩ đặc công nước tuổi đời 18, 20 có nhiệm vụ do thám và đánh tàu địch trên các cửa sông. Trần Quang Khải đã nhiều lần do thám để hỗ trợ đồng đội

đánh tàu. Có lần đi trinh sát, ông bị lạc vào hướng lô cốt địch, bị chúng phát hiện và bắn đạn như

mưa, nhưng ông may mắn thoát chết.

Do bị quân ta đánh chìm nhiều tàu vận tải trên khúc sông Cửa Việt, Đông Hà, quân địch buộc phải thay đổi phương thức vận tải. Để tránh thiệt hại, Bộ Chỉ huy Hải quân Mỹ - ngụy đã lệnh cho các đơn vị vận tải chỉ được sử dụng tàu dưới 4.000 tấn vào cảng. Các tàu có trọng tải lớn hơn phải neo đậu ngoài biển, cách bờ từ 1 đến 5 hải lý, chờ xà lan và tàu nhỏ ra lấy hàng, tuyệt đối không được vào cảng.

Sự thay đổi phương thức vận tải của Mỹ - ngụy khiến cán bộ, chiến sĩ Đoàn 126 đứng trước thử thách mới. Nếu ta muốn tiêu diệt tàu địch đạt hiệu suất cao nhất, cắt đứt nguồn tiếp tế bằng phương tiện đường thủy của Mỹ - ngụy lên mặt trận Đường 9, ngoài nhiệm vụ đánh tàu trong cảng thì phải tìm cách đánh địch ở ngoài biển.

Đây là nhiệm vụ mới mẻ và khó khăn trong khi các chiến sĩ của ta chưa thểđáp ứng ngay được.

Ban Chỉ huy Đoàn 126 nhận định, đã đánh

Một phần của tài liệu nhung-anh-hung-dac-cong-hai-quan-lu-doan-126-thuvien 2 (Trang 77 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)