SÓNG CỬA VIỆT

Một phần của tài liệu nhung-anh-hung-dac-cong-hai-quan-lu-doan-126-thuvien 2 (Trang 93 - 107)

Cách đây vừa tròn 50 năm... Ngày ấy, năm 1965, chàng thanh niên Trần Xuân Hỗ, quê ở làng Sùng Văn, xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định rời quê ra Quảng Ninh. Tại đây, anh

được nhận vào mỏ Đèo Nai, làm công nhân lái xe gạt. Đất nước có chiến tranh, năm 1968, anh nhập ngũ, được biên chế vào Đại đội 10, Tiểu đoàn 14, Trung đoàn 127, sau đó chuyển về Đoàn Đặc công hải quân 126.

Cứ tưởng cầm súng đánh giặc là lăn lộn trên mặt đất, Trần Xuân Hỗ đâu ngờ mình lại luyện tập và đánh giặc trên mặt nước. Trong thời gian huấn luyện, mỗi lần xuống nước, anh lại nhớ đến cái vực Hàn quê mình. Nơi ấy những đứa trẻ mục

đồng trong làng ngày nào cũng lặn hụp và coi đó là... bơi lội. Vào đơn vị đặc công nước thì người lính phải xác định: sống và chiến đấu trên mặt nước, trong nước như là trên cạn. Coi nước như là môi trường sống thứ hai mà con người tất yếu phải thích nghi.

Sau thời gian huấn luyện cơ bản, yêu cầu đặt ra cho mỗi chiến sĩ là phải bơi được 10 km. Đi bộ

10 km cũng đã là khó nhọc, đằng này phải bơi... Trần Xuân Hỗ rất lo lắng. Khẩu hiệu đối với mỗi tân binh thời bấy giờ là: “Thao trường đổ mồ hôi thì chiến trường đỡ đổ máu”. Tin tưởng vào sự

lãnh đạo của đơn vị và bằng quyết tâm của người lính, bước đầu Hỗ đã hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn huấn luyện.

Tiếp đến là đợt hành quân dã ngoại, đơn vị ra Phà Rừng, lấy dòng sông Giá là nơi tập luyện. Ở đây, những người lính đặc công nước được học

đánh địch bằng phương pháp hiện đại. Bắt đầu là lặn vo (lặn xuống độ sâu không có máy móc trợ

giúp), yêu cầu đặt ra là phải lặn xuống 9 m, lấy

được bùn ở đáy sông lên. Sau đó là lặn trong buồng áp suất. Áp suất trong buồng lên đến 30 kg

đồng nghĩa với việc đã lặn sâu được 30 m. Sau đó,

đơn vị được tiếp cận với các thiết bị lặn. Lần đầu tiên Trần Xuân Hỗ được trợ lực bằng các loại máy thở hiện đại nhất lúc bấy giờ. Từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao nên sau những ngày tháng luyện tập chăm chỉ, môi trường nước đối với những người lính đặc công không còn đáng sợ như

những ngày đầu.

Đợt dã ngoại tiếp theo đơn vị lấy sông Rừng làm nơi luyện tập. Sông Rừng rộng, sâu và nước chảy xiết, song đối với anh em trong đơn vị không

SÓNG CA VIT

Cách đây vừa tròn 50 năm... Ngày ấy, năm 1965, chàng thanh niên Trần Xuân Hỗ, quê ở làng Sùng Văn, xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định rời quê ra Quảng Ninh. Tại đây, anh

được nhận vào mỏ Đèo Nai, làm công nhân lái xe gạt. Đất nước có chiến tranh, năm 1968, anh nhập ngũ, được biên chế vào Đại đội 10, Tiểu đoàn 14, Trung đoàn 127, sau đó chuyển vềĐoàn Đặc công hải quân 126.

Cứ tưởng cầm súng đánh giặc là lăn lộn trên mặt đất, Trần Xuân Hỗ đâu ngờ mình lại luyện tập và đánh giặc trên mặt nước. Trong thời gian huấn luyện, mỗi lần xuống nước, anh lại nhớ đến cái vực Hàn quê mình. Nơi ấy những đứa trẻ mục

đồng trong làng ngày nào cũng lặn hụp và coi đó là... bơi lội. Vào đơn vị đặc công nước thì người lính phải xác định: sống và chiến đấu trên mặt nước, trong nước như là trên cạn. Coi nước như là môi trường sống thứ hai mà con người tất yếu phải thích nghi.

Sau thời gian huấn luyện cơ bản, yêu cầu đặt ra cho mỗi chiến sĩ là phải bơi được 10 km. Đi bộ

10 km cũng đã là khó nhọc, đằng này phải bơi... Trần Xuân Hỗ rất lo lắng. Khẩu hiệu đối với mỗi tân binh thời bấy giờ là: “Thao trường đổ mồ hôi thì chiến trường đỡ đổ máu”. Tin tưởng vào sự

lãnh đạo của đơn vị và bằng quyết tâm của người lính, bước đầu Hỗ đã hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn huấn luyện.

Tiếp đến là đợt hành quân dã ngoại, đơn vị ra Phà Rừng, lấy dòng sông Giá là nơi tập luyện. Ở đây, những người lính đặc công nước được học

đánh địch bằng phương pháp hiện đại. Bắt đầu là lặn vo (lặn xuống độ sâu không có máy móc trợ

giúp), yêu cầu đặt ra là phải lặn xuống 9 m, lấy

được bùn ở đáy sông lên. Sau đó là lặn trong buồng áp suất. Áp suất trong buồng lên đến 30 kg

đồng nghĩa với việc đã lặn sâu được 30 m. Sau đó,

đơn vị được tiếp cận với các thiết bị lặn. Lần đầu tiên Trần Xuân Hỗđược trợ lực bằng các loại máy thở hiện đại nhất lúc bấy giờ. Từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao nên sau những ngày tháng luyện tập chăm chỉ, môi trường nước đối với những người lính đặc công không còn đáng sợ như

những ngày đầu.

Đợt dã ngoại tiếp theo đơn vị lấy sông Rừng làm nơi luyện tập. Sông Rừng rộng, sâu và nước chảy xiết, song đối với anh em trong đơn vị không

có gì là khó khăn. Trong một lần lặn, anh em đùa nhau, Trần Xuân Hỗ bị tuột mất một bên chân nhái (mất chân nhái không thể bơi nhanh được, mất một bên bị lệch càng khó bơi hơn). Đối với người lính, đánh mất vũ khí, khí tài là một sai phạm nghiêm trọng, nhất là trong lúc đang luyện tập. Chỉ huy đơn vị ra lệnh cho các anh phải lặn tìm. Trần Xuân Hỗ tâm sự: sông sâu, càng lặn xuống càng tối nhưng không còn cách nào khác, cứ mò mẫm như người đi trong đêm... Bất ngờ

Trần Xuân Hỗ chạm tay vào vách của một con thuyền đắm. Đó là một con thuyền bằng gỗ, không biết đã nằm ở đây từ bao giờ. Anh lặn dọc theo chiều dài con thuyền. Thân thuyền vẫn còn tương đối chắc nhưng rêu đã phủ lên một lớp trơn tuột. Sau một hồi thăm dò, Trần Xuân Hỗ đoán

đây có lẽ là thuyền của một nước láng giềng bởi kích thước rất lớn và hình thù không giống với các tàu, thuyền của nước mình. Một chiếc thuyền chiến chứ không phải thuyền đánh cá của ngư

dân... Sau một hồi tìm kiếm mà vẫn không thấy chiếc chân nhái, anh em chiến sĩ đều nghiêm túc nhận khuyết điểm. Đó là bài học đầu tiên trong

đời lính mà anh không thể nào quên. Song, vẫn còn một điều ám ảnh anh, đó là chiếc thuyền đắm trong lòng sông Rừng. Chiếc thuyền đó bị đắm trong hoàn cảnh nào và cuộc chiến tranh ấy đã xảy ra ở giai đoạn nào của lịch sử. Rõ ràng, trong

suốt chiều dài lịch sử, chiếc thuyền đã phải đối

đầu với rất nhiều cuộc chiến đấu sinh tử để dựng nước, giữ nước. Giờ đây, dưới chân mình, các anh

đang ngày ngày phải lặn ngụp giữa sông ngòi chằng chịt của vùng cửa biển phía đông bắc Tổ

quốc, nơi xưa kia đã ghi dấu bao chiến công vang dội bằng những trận thủy chiến đầy mưu trí của cha ông ta. Những xác tàu thuyền kia chính là bằng chứng đanh thép cho lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Tất cả những điều đó hun đúc cho ý chí và phẩm chất của những người lính như

các anh hôm nay.

*

Hết thời gian huấn luyện, năm 1969 đơn vị

Trần Xuân Hỗ hành quân vào Vĩnh Linh để bổ

sung cho chiến trường. Vĩnh Linh - mảnh đất bên bờ bắc “giới tuyến” thật vô cùng khắc nghiệt. Khí hậu đặc trưng mang tính tiểu vùng khiến dải đất này được mệnh danh “đất lửa”. Và trong thời kỳ đó, ý nghĩa “đất lửa” còn có nghĩa là nơi khốc liệt của chiến tranh. Ở đây, bất cứ lúc nào, không kể

ngày đêm, máy bay Mỹ cũng có thể oanh tạc. Rồi ngoài khơi, pháo tầm xa của Hạm đội 7 trên biển Thái Bình Dương bắn vào... Mọi hoạt động của bà con nhân dân cũng như bộ đội đều diễn ra dưới hầm. Trong những khoảnh khắc hiếm hoi được

có gì là khó khăn. Trong một lần lặn, anh em đùa nhau, Trần Xuân Hỗ bị tuột mất một bên chân nhái (mất chân nhái không thể bơi nhanh được, mất một bên bị lệch càng khó bơi hơn). Đối với người lính, đánh mất vũ khí, khí tài là một sai phạm nghiêm trọng, nhất là trong lúc đang luyện tập. Chỉ huy đơn vị ra lệnh cho các anh phải lặn tìm. Trần Xuân Hỗ tâm sự: sông sâu, càng lặn xuống càng tối nhưng không còn cách nào khác, cứ mò mẫm như người đi trong đêm... Bất ngờ

Trần Xuân Hỗ chạm tay vào vách của một con thuyền đắm. Đó là một con thuyền bằng gỗ, không biết đã nằm ở đây từ bao giờ. Anh lặn dọc theo chiều dài con thuyền. Thân thuyền vẫn còn tương đối chắc nhưng rêu đã phủ lên một lớp trơn tuột. Sau một hồi thăm dò, Trần Xuân Hỗ đoán

đây có lẽ là thuyền của một nước láng giềng bởi kích thước rất lớn và hình thù không giống với các tàu, thuyền của nước mình. Một chiếc thuyền chiến chứ không phải thuyền đánh cá của ngư

dân... Sau một hồi tìm kiếm mà vẫn không thấy chiếc chân nhái, anh em chiến sĩ đều nghiêm túc nhận khuyết điểm. Đó là bài học đầu tiên trong

đời lính mà anh không thể nào quên. Song, vẫn còn một điều ám ảnh anh, đó là chiếc thuyền đắm trong lòng sông Rừng. Chiếc thuyền đó bị đắm trong hoàn cảnh nào và cuộc chiến tranh ấy đã xảy ra ở giai đoạn nào của lịch sử. Rõ ràng, trong

suốt chiều dài lịch sử, chiếc thuyền đã phải đối

đầu với rất nhiều cuộc chiến đấu sinh tửđể dựng nước, giữ nước. Giờ đây, dưới chân mình, các anh

đang ngày ngày phải lặn ngụp giữa sông ngòi chằng chịt của vùng cửa biển phía đông bắc Tổ

quốc, nơi xưa kia đã ghi dấu bao chiến công vang dội bằng những trận thủy chiến đầy mưu trí của cha ông ta. Những xác tàu thuyền kia chính là bằng chứng đanh thép cho lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Tất cả những điều đó hun đúc cho ý chí và phẩm chất của những người lính như

các anh hôm nay.

*

Hết thời gian huấn luyện, năm 1969 đơn vị

Trần Xuân Hỗ hành quân vào Vĩnh Linh để bổ

sung cho chiến trường. Vĩnh Linh - mảnh đất bên bờ bắc “giới tuyến” thật vô cùng khắc nghiệt. Khí hậu đặc trưng mang tính tiểu vùng khiến dải đất này được mệnh danh “đất lửa”. Và trong thời kỳ đó, ý nghĩa “đất lửa” còn có nghĩa là nơi khốc liệt của chiến tranh. Ở đây, bất cứ lúc nào, không kể

ngày đêm, máy bay Mỹ cũng có thể oanh tạc. Rồi ngoài khơi, pháo tầm xa của Hạm đội 7 trên biển Thái Bình Dương bắn vào... Mọi hoạt động của bà con nhân dân cũng như bộ đội đều diễn ra dưới hầm. Trong những khoảnh khắc hiếm hoi được

ngoi lên mặt đất, Trần Xuân Hỗ dõi mắt ra biển khơi, mênh mang ngàn đời, âm vang sóng vỗ,... khát khao bơi ra tiếp cận cái hạm đội kia,... dù biết là không thể. Hạm đội 7 thả neo cách bờ 80 hải lý (khoảng 150 km). Sức người như các anh, trong đợt huấn luyện cuối cùng mới chỉ bơi được 25 km trong

điều kiện tự nhiên, vậy mà lần đơn vị huấn luyện chở các anh ra phao “Số 0”, sau đó các anh phải tự

bơi vào biển Đồ Sơn - Hải Phòng. Giữa cái nóng nực và chật chội của nhà hầm Vĩnh Linh, những người lính đặc công nước thầm mơ ước đánh một trận ra trò ở cửa biển này.

Ngày nhận tin Bác Hồ mất, trời đất Vĩnh Linh mù mịt trong mưa gió. Ngày hôm sau, đơn vị làm lễ truy điệu Bác. Ngày 6 tháng 9 năm 1969, tổ công tác của Trần Xuân Hỗ nhận nhiệm vụ chiến đấu. Tổ có ba người: Hỗ, Hy, Khải. Tham mưu trưởng Mai Năng trực tiếp giao nhiệm vụ chiến đấu: “Biến đau thương thành hành động cách mạng, đánh địch lập công đền ơn Bác Hồ”.

16 giờ 30 phút ngày 6 tháng 9 năm 1969, Hỗ, Khải mỗi người nhận một quả mìn hẹn giờ nặng gần 7 kg. Hy dùng dao găm và thủ pháo. Tối hôm

đó, các anh xuống đò và được trinh sát đưa qua sông Bến Hải. Lần đầu tiên kể từ ngày nhập ngũ, hôm nay Trần Xuân Hỗ chính thức đặt chân lên “đất địch”. Di chuyển dọc theo mép nước, gió biển

lồng lộng thổi vào mát rượi, đất cát mát lịm dưới chân, cảnh vật gợi bao tình cảm thân thuộc với làng mạc, đồng ruộng, bãi bờ... Vậy mà cái bóng xám của chiến tranh đã chia cắt đất nước thành hai miền. Trong sâu thẳm mỗi người lính, nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng đang thôi thúc các anh từng giờ, từng ngày đem máu xương để gìn giữ sự

toàn vẹn của non sông đất nước.

Thời cơ đã đến! Trinh sát mặt trận thông tin báo về: Một chiếc tàu chở dầu 15.000 tấn di chuyển từ Hạm đội 7 vào. Lúc bấy giờ Hạm đội 7 trên Thái Bình Dương có hai chiếc tàu chở dầu, nay một chiếc di chuyển vào phía nam cảng Cửa Việt, chuẩn bị cho những trận càn vào khu vực này. Trong đêm, chiếc tàu sơn trắng, xanh lộng lẫy như một tòa nhà cao tầng lừng lững xuất hiện. Trong đời mình Trần Xuân Hỗ chưa bao giờ thấy một con tàu như thế.

Đội hình chiến đấu là tổ ba người hành quân dọc triền sông. Trong đêm, tiếng đại bác của địch ở

“Đỉnh 31” bắn cầm canh, trên trời pháo sáng cùng với địch tuần tiễu dưới sông bảo vệ chiếc tàu chở

dầu. Nhiều lúc các anh phải giấu mình dưới cát. Quãng nửa đêm, tổ các anh tiếp cận được một con tàu Nam Triều Tiên đã bị ta đánh hỏng. Đây là trận đánh đầu tiên của Đoàn Đặc công hải quân 126. Trần Xuân Hỗ lặng lẽ ngắm con tàu đang bị

ngoi lên mặt đất, Trần Xuân Hỗ dõi mắt ra biển khơi, mênh mang ngàn đời, âm vang sóng vỗ,... khát khao bơi ra tiếp cận cái hạm đội kia,... dù biết là không thể. Hạm đội 7 thả neo cách bờ 80 hải lý (khoảng 150 km). Sức người như các anh, trong đợt huấn luyện cuối cùng mới chỉ bơi được 25 km trong

điều kiện tự nhiên, vậy mà lần đơn vị huấn luyện chở các anh ra phao “Số 0”, sau đó các anh phải tự

bơi vào biển Đồ Sơn - Hải Phòng. Giữa cái nóng nực và chật chội của nhà hầm Vĩnh Linh, những người lính đặc công nước thầm mơ ước đánh một trận ra trò ở cửa biển này.

Ngày nhận tin Bác Hồ mất, trời đất Vĩnh Linh mù mịt trong mưa gió. Ngày hôm sau, đơn vị làm lễ truy điệu Bác. Ngày 6 tháng 9 năm 1969, tổ công tác của Trần Xuân Hỗ nhận nhiệm vụ chiến đấu. Tổ có ba người: Hỗ, Hy, Khải. Tham mưu trưởng Mai Năng trực tiếp giao nhiệm vụ chiến đấu: “Biến đau thương thành hành động cách mạng, đánh địch lập công đền ơn Bác Hồ”.

16 giờ 30 phút ngày 6 tháng 9 năm 1969, Hỗ, Khải mỗi người nhận một quả mìn hẹn giờ nặng gần 7 kg. Hy dùng dao găm và thủ pháo. Tối hôm

đó, các anh xuống đò và được trinh sát đưa qua sông Bến Hải. Lần đầu tiên kể từ ngày nhập ngũ, hôm nay Trần Xuân Hỗ chính thức đặt chân lên “đất địch”. Di chuyển dọc theo mép nước, gió biển

lồng lộng thổi vào mát rượi, đất cát mát lịm dưới chân, cảnh vật gợi bao tình cảm thân thuộc với làng mạc, đồng ruộng, bãi bờ... Vậy mà cái bóng xám của chiến tranh đã chia cắt đất nước thành hai miền. Trong sâu thẳm mỗi người lính, nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng đang thôi thúc các anh từng giờ, từng ngày đem máu xương để gìn giữ sự

toàn vẹn của non sông đất nước.

Thời cơ đã đến! Trinh sát mặt trận thông tin báo về: Một chiếc tàu chở dầu 15.000 tấn di chuyển từ Hạm đội 7 vào. Lúc bấy giờ Hạm đội 7 trên Thái Bình Dương có hai chiếc tàu chở dầu, nay một chiếc di chuyển vào phía nam cảng Cửa Việt, chuẩn bị cho những trận càn vào khu vực

Một phần của tài liệu nhung-anh-hung-dac-cong-hai-quan-lu-doan-126-thuvien 2 (Trang 93 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)