nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1.Vị trí địa lý:
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí các xã huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội
Mỹ Đức là huyện nằm phía tây nam Thành phố Hà Nội, gồm 22 xã và thị trấn, trong đó có 12 xã đồng bằng dọc sông Đáy, 9 xã trung du và 1 xã miền núi. Trung tâm huyện cách Hà Đông 38 km, cách trung tâm thành phố Hà Nội 54 km về phía Tây Nam và cách Thành phố Phủ Lý (Hà Nam) 37 km. Huyện Mỹ Đức có toạ độ địa lý từ: 20o35’40” đến 20o43’40” vĩ độ bắc và 105o38’44” đến 105o49’33” kinh độ đông. Tứ cận của huyện Mỹ Đức được thể hiện trên hình 3.1 cụ thể như sau:
+ Phía Bắc giáp huyện Chương Mỹ;
+ Phía Đông có sông Đáy là ranh giới tự nhiên với huyện Ứng Hoà; + Phía Tây giáp huyện Lương Sơn, huyện Lạc Thủy (tỉnh Hoà Bình); + Phía Nam giáp huyện Kim Bảng (tỉnh Hà Nam).
3.1.1.2. Đặc điểm địa ìn , địa mạo:
Huyện Mỹ Đức nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa đồng bằng với miền núi, nên huyện có hai dạng địa hình chính:
+ Địa hình núi đá xen kẽ với các khu vực úng trũng bao gồm 10 xã phía Tây huyện. Độ cao trung bình so với mặt biển của dãy núi đá từ 150m đến 300m. Do phần lớn là núi đá vôi, qua quá trình bị nước xâm thực, nên khu vực này hình thành nhiều hang động thiên nhiên đẹp, giá trị du lịch và lịch sử lớn. Điển hình là các động Hương Tích, Đại Binh, Người Xưa, Hang Luồn ...
+ Địa hình đồng bằng gồm 12 xã, thị trấn ven sông Đáy. Địa hình khá bằng phẳng và hơi dốc theo hướng từ Đông sang Tây, rất thuận lợi cho việc xây dựng công trình thuỷ lợi tự chảy dùng nguồn nước sông Đáy tưới cho các cánh đồng lúa thâm canh. Độ cao địa hình trung bình dao động trong khoảng từ 3,8 đến 7 m so với mặt biển. Trong khu vực cũng có nhiều điểm trũng tạo thành các hồ đầm nhỏ, tiêu biểu là Đầm Lai, Thài Lài.
Phần tiếp giáp giữa các dãy núi phía Tây và đồng bằng phía Đông là vùng úng trũng: vùng này có nhiều khu vực địa hình thấp tạo thành các hồ chứa nước khá lớn như hồ Quan Sơn, hồ Tuy Lai , hồ Cầu Giậm, Bán Nguyệt, Ngái Lạng, Đồng Suối , Thung Cấm ... với diện tích hàng ngàn ha. Khu vực này có nhiều lợi thế phát triển du lịch, nuôi thả thuỷ sản kết hợp trồng một số loại cây ăn quả ...
3.1.1.3. K í ậu, t ời tiết, t ủ v n:
Mỹ Đức nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, được chia thành 4 mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 230C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 6, tháng 7 là 29,40C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 là 100C thuận
lợi cho cây trồng sinh trưởng. Bình quân số giờ nắng trong năm là 1400-1600 giờ/năm. Lượng mưa trung bình hàng năm 1400-1500 mm, phân bố không đều, tập trung vào tháng 6, 7, 8 và 9.
Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm là 85%, giữa các tháng trong năm biến thiên từ 80 - 89%, tuy nhiên chênh lệch về độ ẩm không khí giữa các tháng trong năm không lớn (UBND huyện Mỹ Đức, 2018).
Sương muối hầu như không có; mưa đá rất ít khi xảy ra. Thông thường cứ 10 năm mới quan sát thấy mưa đá 1 lần (UBND huyện Mỹ Đức, 2018).
3.1.1.4. Đặc điểm t uỷ v n
Trên địa bàn huyện có 2 sông chính chảy qua:
Hệ thống sông Đáy: là một phân lưu của sông Hồng, đoạn sông chảy qua địa phận huyện Mỹ Đức dài khoảng 42km. Độ uốn khúc của sông lớn, sông bị bồi lấp mạnh. Về mùa khô, nhiều đoạn sông chỉ như một lạch nhỏ. Tuy nhiên, lưu lượng đủ cung cấp nước cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt (UBND huyện Mỹ Đức, 2018).
Sông Thanh Hà bắt nguồn từ vùng núi đá huyện Lương Sơn, Kim Bôi (Hoà Bình) và chảy vào sông Đáy tại cửa cầu Hội Xá xã Hương Sơn. Sông có chiều dài 28 km và diện tích lưu vực 390 km2. Do không có đê nên sông thường gây ngập úng cho các khu vực 2 bên bờ trong mùa mưa. Ngoài ra trên địa bàn của huyện còn có sông Mỹ Hà và các kênh lớn như Kênh tiêu 7 xã, kênh Phù Đổng dọc trục huyện … (UBND huyện Mỹ Đức, 2018).
So với một số huyện ngoại thành khác của Hà Nội, Mỹ Đức không có nhiều ưu thế về hệ thống giao thông: đường bộ chỉ có 3 tuyến tỉnh lộ đã được nâng cấp nhưng vẫn còn nhỏ, các tuyến liên huyện, xã còn nhiều hạn chế đặc biệt với các phương tiện có trọng tải lớn; đường thủy chủ yếu có sông Đáy, Thanh Hà nhưng ít được nạo vét luồng lạch, cảng nhỏ, mực nước hạn chế. Huyện Mỹ Đức có ưu thế về du lịch tâm linh, du lịch sinh thái và nằm trong vùng quy hoạch phát triển vành đai thực phẩm và vành đai xanh của thành phố Hà Nội.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu, thủy văn của huyện thuận lợi cho sự phát triển hệ sinh thái động, thực vật đa dạng cũng như các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên khí hậu thủy văn ở Mỹ Đức thường xảy ra mưa nhiều, thỉnh thoảng có gió xoáy, tạo lốc, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống dân sinh.
3.1.2. Dân số và lao động
Bảng 3.1. Dân số và lao động huyện Mỹ Đức Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Dân số (n ười) 182.491 186.823 190.398 Tỷ lệ tăng dân số (%) 2,37 1,91 1,81 Mật độ dân số (n ười/km2 ) 903 929 933 Tổng số hộ ( ộ) 40.740 41.707 42.505
Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động (%) 63,12 63,74 63,69 Tỷ lệ lao động không có việc làm (%) 2,14 2,24 2,41
Nguồn: UBND huyện Mỹ Đức (2018)
Bảng 3.1 cho thấy số lượng dân số ở huyện Mỹ Đức liên tục được tăng qua các năm qua. Năm 2016, dân số toàn huyện là 186.491 người, đến năm 2018 dân số toàn huyện đạt mức 190.398 người. Các tỷ lệ tăng dân số tương ứng qua các năm lần lượt là 2,37%, 1,91% và 1,81%. Điều này cũng làm cho tỷ lệ lao động của huyện cũng tăng lên đồng thời tỷ lệ lao động có việc làm của huyện cũng có xu hướng tăng lên qua các năm. Nếu như năm 2016, tỷ lệ lao động có việc làm của huyện là 2,14% thì tỷ lệ này tăng lên đến 2,24% vào năm 2017 và 2,41% vào năm 2018. Với tốc độ tăng trưởng dân số đang tăng lên, nhu cầu về nhà ở cho nhân dân cũng tăng chính vậy huyện Mỹ Đức cần quản lý về đất ở phù hợp với pháp luật và cũng đồng thời đáp ứng được nhu cầu thiết yếu cho người dân.Tuy nhiên với tốc độ phát triển công nghiệp, đô thị và gia tăng dân số nhanh, đang gây những biến đổi xấu đến môi trường.
3.1.3. Tình hình phát triển kinh tế
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế chung của tỉnh trong thời kỳ mới, kinh tế Huyện Mỹ Đức cũng phát triển với nhịp độ cao, hiệu quả, bền vững. Trong kinh tế đã có sự đầu tư đúng hướng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển nhanh trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện đời sống cho nhân dân.
Để tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân nhưng năm qua trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về đất đai, lao động, khoa học, Huyện đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Sự chuyển dịch như trên là phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và tạo tiền đề cho sự phát triển các năm tiếp theo.
Bảng 3.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Mỹ Đức
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu 2016 2017 2018
Kinh tế nông nghiệp 2.175 2.251 2.340
Công nghiệp 1.713 1.888 2.096
Thương mại dịch vụ 1.858 2.123 2.446
Tổng số 5.745 6.263 6.882
Nguồn: UBND huyện Mỹ Đức (2018)
Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy tình hình kinh tế xã hội của huyện Mỹ Đức có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2016, tổng thu nhập của toàn huyện là 5.745 tỷ đồng và năm 2018, tổng thu nhập của huyện là 6.882 tỷ đồng.
3.1.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội
Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông đáp ứng tốt nhu cầu về thông tin liên lạc; 100% số hộ dân trên địa bàn được sử dụng điện lưới quốc gia. Với phương châm gắn phát triển kinh tế với phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo cuộc sống của nhân dân; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; hệ thống giáo dục - đào tạo, y tế từ huyện đến cơ sở từng bước được hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu học tập, khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Hiện nay, các tuyến đường tỉnh lộ 419, đường 424, đường 425, đường 429 đã được mở rộng, gia đất ở ven trục đường này tăng cao; các tuyến đường liên huyện, các tuyến đường liên xã được nhựa hóa, bê tông và gạch hoá 100% ; Cụ thể:
- Đường bộ
Mạng lưới đường bộ phát triển đồng đều tới các xã, các thôn trong toàn huyện, với tổng chiều dài 781,93km, trong đó:
+ Quốc lộ: đường Hồ Chí Minh chạy qua trên địa bàn miền núi của huyện (xã An Phú) có chiều dài 1,4km.
+ Tỉnh lộ: trên địa bàn có 4 tuyến tỉnh lộ chạy qua, tổng chiều dài 46,7km. Các tuyến đã được rải nhựa với bề rộng mặt đường 5,5 - 9m. cụ thể: TL429 có chiều dài 6,5km, đi Ba Thá - Miếu Môn; TL 419 có chiều dài 33km (trục huyện cũ) đi Phúc Lâm - Hương Sơn; TL 424 có chiều dài 6km (TL 431 cũ) đi Tế Tiêu - Cầu Dậm; TL 425 có chiều dài 1,5km qua Đục Khê - Yến Vĩ
+ Đường huyện: Có 11 tuyến huyện lộ trên địa bàn huyện với tổng chiều dài 108km. Trong đó có 12,5 km rải nhựa với bề rộng mặt đường 3,5 – 5,5m, 59,8 km mặt đường bê tông và 47,9 km đường cấp phối. Đây là hệ
thống giao thông nối liền các tuyến QL, tỉnh lộ tới các điểm dân cư, trung tâm các xã, các điểm du lịch thắng cảnh trên địa bàn huyện.
+ Giao thông nông thôn: gồm 625,83km đường liên xã, thôn, ngõ nối liền các điểm dân cư trên địa bàn huyện.
Toàn huyện hiện có 3 bến xe động ở thị trấn Đại Nghĩa (3000m2
), Kênh đào (3000m2) và xã Hương sơn 1 (15000m2) và 7 bến xe tĩnh ở Hương Sơn, Hội xá, Tiên Mai, Hợp Tiến, Chợ vài, Phúc Lâm, An Phú.
- Đường thuỷ
Mỹ Đức có trên 40 km sông Đáy chảy qua là điều kiện tốt để cho các phương tiện thuỷ hoạt động. Ngoài ra còn có các sông Thanh Hà, Mỹ Hà và hệ thống kênh 7 xã tạo thành mạng lưới giao thông thuỷ khá dày và thuận lợi cho phát triển kinh tế trong huyện.
3.1.5. Đánh giá đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội
* T uận lợi
• Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn và cảnh quan môi trường với nhiều thắng cảnh tự nhiên đẹp nổi tiếng (trong đó có khu danh thắng chùa Hương), nhiều hồ tự nhiên có diện tích lớn, các di tích đền chùa có lịch sử lâu đời ... là điều kiện thuận lợi và lợi thế cho huyện phát triển du lịch, dịch vụ - thương mại.
• Điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, đất đai, ...) phù hợp với nhiều loại cây trồng, cho phép phát triển một nền sản xuất nông nghiệp đa dạng; nhiều hồ đầm tự nhiên và diện tích mặt nước lớn đem lại nhiều lợi thế cho huyện phát triển thủy sản với nhiều loại thủy sản nước ngọt khác nhau.
• Có nguồn lạo động dồi dào, giàu kinh nghiệm.
• Nền kinh tế của huyện đã liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; đảm bảo an ninh lương thực
trên địa bàn huyện. Nguồn thu từ du lịch dịch vụ khá là những thuận lợi cơ bản để huyện tái đầu tư phát triển.
* K k n
• Về vị trí địa lý: Mỹ Đức là huyện không có lợi thế so với nhiều huyện ngoại thành khác; hệ thống giao thông đối ngoại còn nhiều hạn chế.
• Khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện; khu vực dịch vụ, du lịch tuy đã phát triển, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của huyện.
• Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn tới.
• Trình độ dân trí không đồng đều, đội ngũ quản lý vẫn còn thiếu về số lượng, trình độ chưa bắt kịp với việc chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
• Số người còn thiếu việc làm ở khu vực đô thị và nông thôn còn khá lớn; tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp; tỷ lệ hộ nghèo còn cao.
3.2. Kết quả tìm hiểu tình hình quản lý và SDĐ trên huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội Thành phố Hà Nội
3.2.1. Thực trạng quản lý đất đai tại huyện Mỹ Đức
3.2.1.1. Tình hình ban hàn c c v n bản và tổ c ức t ực iện c c v n bản liên quan đến đất ở
*Ban àn v n bản để t ực iện c c c ín s c về đất đai và tổ c ức t ực iện c c v n bản đ :
Với mục tiêu cụ thể hóa và tổ chức thực hiện tốt các chính sách và pháp luật về đất đai từ trung ương đến cơ sở, từ khi được thành lập đến nay UBND Huyện đó ban hành các văn bản nhằm thực hiện tốt các chính sách của nhà nước về đất đai đồng thời tổ chức thực hiện các văn bản của nhà nước và của
Thành phố Hà Nội về công tác quản lý đất đai. Khi có các văn bản, Nghị định, Quyết định, Thông tư, chỉ thị mới. Huyện Mỹ Đức đã tổ chức các buổi tập huấn cho đối tượng là cán bộ chủ chốt của phòng, ban, ngành, UBND các xã và Thị Trấn, các đơn vị thuộc Huyện, tổ chức quán triệt thực hiện nghiêm túc. Bên cạnh đó, Huyện Mỹ Đức chỉ đạo phòng Tư pháp phối hợp với phòng Tài Nguyên và Môi Trường lập kế hoạch triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến sâu rộng pháp luật các phương tiện thông tin đại chúng tới mọi tầng lớp nhân dân, nâng cao kiến thức pháp luật và ý thức chấp hành của các tổ chức công dân trong quản lý sử dụng đất đai, xây dựng đô thị.
Thực hiện luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013, Huyện Mỹ Đức đã chú ý đến việc tuyên truyền sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân và các ngành, các cấp; các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật Đất đai của Trung ương, Chính phủ ban hành, Huyện Mỹ Đức tổ chức tập huấn cho cán bộ chủ chốt ở cơ sở và các ngành liên quan. Ngoài ra, Huyện cũng chú ý tới việc tuyên truyền Luật Đất đai trên các phương tiện thông tin đại chúng như trên đài, báo, truyền thanh, truyền hình.
Các tồn đọng trong quan hệ đất đai do quá trình lịch sử để lại có nhiều vướng mắc, nhưng sau khi có Nghị định, Thông tư và một số văn bản khác ban hành, phần lớn các vướng mắc khó khăn về mặt pháp lý cũng được tháo gỡ.
3.2.1.2. Côn t c lập QHSDĐ:
Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của Huyện và tất cả các xã, Thị trấn đã được triển khai đã được triển khai từ năm 2018 và được phê duyệt đầu năm 2019.
Các xã trên cơ sở kết quả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Mỹ Đức thời kỳ 2015-2020 đã được phê duyệt, tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.