Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 03_ MAI ANH DUNG (Trang 26 - 30)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp

1.3.1. Chất lượng, giá cả sản phẩm Thứ nhất, về chất lượng sản

phẩm.

Chất lượng SP là mức độ tập hợp các đặc tính của SP làm thỏa mãn những nhu cầu của xã hội và của cá nhân, trong những điều kiện xác định về sản xuất và tiêu dùng, được thể hiện thông qua các chỉ tiêu như độ tin cậy, tính cơng nghệ, tính dễ vận hành, vận chuyển, tính an tồn đối với con người và môi trường, độ bền, độ chính xác, tính thẩm mỹ… Chất lượng SP phụ thuộc vào nhiều yếu tố: khâu nghiên cứu thiết kế, khâu tạo sản phẩm và phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhân lực con người cũng như công nghệ sản xuất.

Để nâng cao NLCT của DN thì chất lượng SP là yếu tố đặc biệt quan trọng bởi mức sống của người tiêu dùng ngày một tăng, các DN không chỉ cạnh tranh bằng giá cả mà phải cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi kèm… Cung cấp hàng hóa có chất lượng cao sẽ giúp DN định giá sản phẩm cao hơn, bán được nhiều hàng hơn so với ĐTCT qua đó tăng doanh thu.

Mặt khác, sản xuất được sản phẩm có chất lượng cao đồng nghĩa với DN đó có được đội ngũ cán bộ cơng nhân viên sáng tạo, lành nghề, áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất. Chất lượng SP là một tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật rất quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất và có ý nghĩa kinh tế to lớn (mở rộng quy mơ sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, nhất là thị trường quốc tế). Tất cả những yếu tố đó đều làm tăng năng lực cạnh tranh cho DN.

Thứ hai, về giá cả sản phẩm

Bên cạnh chất lượng sản phẩm thì giá cả sản phẩm cũng là công cụ cạnh tranh chủ yếu của các DN, là nội dung quan trọng trong nâng cao năng lực cạnh tranh của DN. Các chiến lược về giá thường được sử dụng khi DN mới ra thị trường, khi DN muốn thâm nhập vào một thị trường mục tiêu mới hoặc muốn tiêu diệt một đối thủ cạnh tranh khác. Cạnh tranh về giá sẽ có ưu thế hơn đối với các doanh nghiệp có vốn và sản lượng lớn hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Giá cả được sử dụng làm công cụ cạnh tranh thể hiện thơng

qua chính sách định giá bán mà doanh nghiệp áp dụng đối với các đoạn thị trường của mình trên cơ sở kết hợp với một số chính sách, điều kiện khác. Do vậy, ngồi việc nâng cao chất lượng thì doanh nghiệp cần tìm mọi biện pháp để giảm thiểu chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.

Các SP của các DN trên thị trường đều có xu hướng tương tự nhau, không tạo được sự khác biệt để KH có thể nhớ, ghi dấu ấn và lựa chọn. Vì vậy, giá vẫn là cơng cụ phù hợp nhất để cạnh tranh. Tuy nhiên, với sự thay đổi nhanh chóng của nhu cầu KH, sự phát triển gia tốc của khoa học cơng nghệ, KH khơng cịn mua những SP giá rẻ nữa vì khơng tin vào chất lượng, uy tín SP. Bia cũng là SP khơng nằm ngồi quy luật này. Giá cả phù hợp với chất lượng, KH sẽ cảm thấy hợp lí và thậm chí KH sẵn sàng trả một số tiền cao hơn để được thỏa mãn nhu cầu.

1.3.2. Danh tiếng và thương hiệu

Uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp được phản ánh chủ yếu ở văn hóa DN, bao gồm: sản phẩm, văn hóa ứng xử, hồn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước, hoạt động từ thiện, kinh doanh minh bạch…Đối với những nhãn hiệu lâu đời, có uy tín cao thì DN phải thường xun chăm lo cho chất lượng, đổi mới, tạo sự khác biệt về chất lượng và phong cách cung cấp sản phẩm.

Danh tiếng và thương hiệu chính là những giá trị vơ hình của DN, có được là do q trình phấn đấu bền bỉ theo định hướng và chiến lược phát triển của doanh nghiệp được xã hội, cộng đồng trong và ngoài nước biết đến.

Một vấn đề quan trọng liên quan đến nâng cao danh tiếng của DN là khả năng phát triển thành công các thương hiệu mạnh. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp có thương hiệu mạnh sẽ kích thích người mua nhanh chóng đi đến quyết định mua, nhờ đó mà thị phần của doanh nghiệp tăng lên đáng kể.

Nhưng đánh giá thương hiệu không chỉ ở số lượng các thương hiệu mạnh hiện có mà quan trọng phải đánh giá được khả năng phát triển thương hiệu. Khả năng đó cho thấy sự thành cơng tiềm tàng của DN trong tương lai.

Nếu DN có khả năng phát triển thương hiệu thành cơng thì các sản phẩm mới trong tương lai sẽ có khả năng thành cơng lớn hơn trên thương trường.

Danh tiếng và thương hiệu là tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh hàng đầu, đặc biệt đối với phần lớn khách hàng không hiểu nhiều về thành phần hay thông số kỹ thuật của sản phẩm.

1.3.3. Thị phần và khả năng chiếm lĩnh thị trường

Tăng trưởng và mở rộng thị phần là một trong những chiến lược mà các doanh nghiệp thường theo đuổi. Đa số các doanh nghiệp đều biết đến bốn chiến lược phổ biến để tăng trưởng. Đó là: tăng thị phần trong các thị trường mà doanh nghiệp đang có một vị thế mạnh; phát triển sản phẩm mới cho các thị trường này; mở rộng thị trường cho các nhãn hiệu hiện tại; phát triển sản phẩm cho các thị trường mới. Tuy nhiên, việc áp dụng các chiến lược này có đem lại thành cơng hay khơng phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của doanh nghiệp trong việc tạo ra nhu cầu và đáp ứng nhu cầu.

Chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực Marketing đó là tỉ lệ thị phần tăng theo từng năm. Thị phần cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá NLCT. Thị phần được hiểu là phần thị trường mà doanh nghiệp đang nắm giữ trong tổng dung lượng toàn bộ thị trường. Thị phần doanh nghiệp chiếm lĩnh càng lớn chứng tỏ mức phủ rộng của doanh nghiệp rất cao, đi kèm với hiệu quả kinh doanh đang rất tốt và có cơ hội phát triển. Sự tăng, giảm của thị phần cũng phản ánh được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Nếu thị phần tăng và DN chiếm lĩnh được thị phần của ĐTCT chứng tỏ NLCT của DN khá mạnh, ngược lại thị phần DN ngày càng giảm, thị trường bị mất là một tổn thất cho DN cả về hiệu quả kinh doanh và uy tín.

1.3.4. Hiệu quả sản xuất kinh doanh

1.3.4.1. Doanh thu

Doanh thu là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng cạnh tranh của DN. Doanh thu để đảm bảo cho việc trang trải các chi phí bỏ ra, mặt khác thu được một phần lợi nhuận và có tích lũy để tái mở rộng hoạt động sản xuất

kinh doanh. Doanh thu càng lớn thì tốc độ chu chuyển hàng hóa và vốn càng nhanh, đẩy nhanh q trình tái sản xuất của DN. Đồng thời nó phản ánh quy mơ sản xuất kinh doanh của DN được mở rộng hay thu hẹp lại.

1.3.4.2. Chi phí và tỷ suất chi phí

Chi phí là tất cả các khoản tiền mà DN phải bỏ ra để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của mình như chi phí ngun vật liệu, nhân cơng, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng... Nếu DN tối ưu hóa được các khoản chi phí này sẽ tạo được lợi thế là chi phí sản xuất thấp, giá thành sản phẩm sẽ thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh. Tỷ suất chi phí sẽ cho biết một đồng doanh thu sẽ tạo ra sẽ tiêu phí bao nhiêu đồng chi phí. Đây là chỉ tiêu tương đối nói lên trình độ quản lý, hoạt động SXKD, hiệu quả quản lý chi phí. Tỷ suất chi phí thấp sẽ đưa lại tỷ suất lợi nhuận cao và từ đó lợi nhuận ngày càng nhiều.

Tỷ suất chi phí của Chi phí của doanh nghiệp

doanh nghiệp = x 100

Doanh thu của doanh nghiệp

1.3.4.3. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí của DN hay là phần vượt trội giữa giá bán của sản phẩm so với chi phí tạo ra sản phẩm đó. Lợi nhuận được sử dụng để chia cho các chủ sở hữu và được trích để lập quỹ đầu tư và phát triển. Đồng thời giúp cho việc phân bổ các nguồn lực của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế hiệu quả hơn. Tỷ suất lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và thể hiện trình độ năng lực cán bộ quản trị, chất lượng lao động của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận cao chứng tỏ doanh nghiệp đã biết quản lý kinh doanh tốt cũng như chất lượng nhân sự trong doanh nghiệp. Điều đó cũng giúp DN có thể giảm chi phí tới mức thấp nhất và có lợi nhuận cao nhất.

Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận của doanh nghiệp

của doanh nghiệp = x 100

Doanh thu của doanh nghiệp

1.3.5. Trình độ cơng nghệ sản xuất

dụng cơng nghệ có hiệu quả DN cần lựa chọn cơng nghệ thích hợp để tạo ra các sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường; phải đào tạo công nhân có đủ trình độ để điều khiển và kiểm sốt cơng nghệ, nếu khơng nghệ hiện đại mà sử dụng không hiệu quả.

Để đánh giá về công nghệ của DN ta cần đánh giá nội dung sau:

Thứ nhất, chi phí cho nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ mới.

Sức cạnh tranh hàng hóa của DN sẽ tăng lên khi giá cả hàng hóa của họ thấp hơn giá cả trung bình trên thị trường. Để có lợi nhuận địi hỏi các DN phải tăng năng suất lao động, hạ thấp chi phí đầu vào, nâng cao chất lượng hàng hóa. Do đó, DN càng quan tâm, đầu tư nhiều cho nghiên cứu ứng dụng cơng nghệ mới vào sản xuất thì năng lực cạnh tranh của DN càng tăng.

Thứ hai, mức độ hiện đại của cơng nghệ.

Để có năng lực cạnh tranh, DN phải trang bị những cơng nghệ hiện đại. Đó là những cơng nghệ sử dụng ít nhân lực, thời gian tạo ra sản phẩm ngắn, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu thấp, năng suất cao, tính linh hoạt cao, chất lượng sản phẩm tốt, không gây ô nhiễm môi trường. Công nghệ của DN càng hiện đại sẽ giúp cho DN tăng năng suất lao động, giảm giá thành, chất lượng sản phẩm tốt do đó làm cho năng lực cạnh tranh của sản phẩm tăng và qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN.

Một phần của tài liệu 03_ MAI ANH DUNG (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w